ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc

Những kỷ niệm cùng nhạc sĩ Thăng Long – Saigon năm 1995

2019/03/30
in Bàn Tròn Âm Nhạc
Những kỷ niệm cùng nhạc sĩ Thăng Long – Saigon năm 1995

Dưới đây là bài viết của nhà báo Trần Quốc Bảo đăng trên tuần báo Thế Giới Nghệ Sĩ số 164 phát hành ngày 30 tháng 3 năm 2018, viết về những kỷ niệm cùng với nhạc sĩ Thăng Long vào những năm thập niên 1990. Nhạc sĩ Thăng Long là tác giả của những bài hát nổi tiếng: Nói Với Người Tình, Quen Nhau Trên Đường Về…

Tháng 11 năm 1993, lần đầu tiên tôi về thăm lại Saigon. Những ngày đầu đó, bao nhiêu thì giờ, tôi dành hết cho gia đình và bè bạn. Mãi đến tháng 3 năm 1995, tôi mới có dịp hội ngộ những khuôn mặt nhạc sĩ Saigon trước 75 tại quán nhà số 26 đường Đồn Đất. Kể từ đó, địa điểm này là nơi gặp gỡ thường xuyên mọi người mỗi khi tôi về thăm quê nhà.

Buổi tiệc nào cũng có đầy đủ mọi người với Thanh Sơn, Châu Kỳ, Mặc Thế Nhân, Hoàng Trang, Ngọc Sơn, Khánh Băng, Đynh Trầm Ca, Hoài Nam, Hàn Châu, Quốc Dũng, Lê Hựu Hà, Dzoãn Bình, Tô Thanh Tùng, Bảo Thu, Y Vũ, Hồng Vân (Trần Quý), Đài Phương Trang, Vinh Sử… Lâu lâu có thêm danh hài Phi Thoàn, Tâm Anh, Lê Duyên, Nguyễn Hữu Thiết, Nguyễn Ánh 9, Phùng Trọng…

Tổ chức họp mặt ở trên lầu, tuy kín đáo, nhưng thương nhất là hình ảnh nhạc sĩ Trúc Phương. Ông bị bịnh suyễn, ra vô nhà thương triền miên. Mỗi khi có tiệc, ông phải đi lên một cầu thang cao và hẹp, mặt tái xanh không còn chút máu. Nhạc sĩ Khánh Băng mắt bị lòa, đi đâu cũng có một người em tên Thịnh giúp chở, đôi khi ông đi cùng với Tám Bến Tre – một nhạc sĩ trẻ tài hoa và có lòng. Riêng có một người lúc nào cũng mồ hôi mồ kê đến trễ, đó là nhạc sĩ Thăng Long, nhân vật chính của bài viết kỳ này.

Mỗi khi ông Thăng Long đến, người ông mồ hôi luôn đổ ra như tắm. Mười lần, ông đến trễ đủ mười. Hỏi ra, mới biết ông có hẹn đi sửa dù (cây dù che nắng, mưa) dạo cho khách quen ở một nơi rất xa, phương tiện duy nhất là xe đạp. Nhiều buổi đạp xe ì ạch trên nửa tiếng đồng hồ mới tới nơi họ cần. Có ngày trời mưa nằm nhà, thế là đói. Vì thế dù có tiệc, ông cũng phải lo kiếm cơm trước, không đi đúng hẹn là kể như mất mối lần sau. Người viết hỏi ông nghề này bây giờ còn nhiều khách không? Nhạc sĩ Thăng Long than thở: bây giờ kinh tế có vẻ khá hơn xưa, nhiều người hư dù mua ngay dù mới, khách càng ngày càng cạn. Nghề đánh giầy thì còn gặp dân sang, thỉnh thoảng được “bo”, chứ còn sửa dù cho dân nghèo, hôm nào không kỳ kèo giá là ngày ấy phước lớn.

Tôi luôn nhớ hình ảnh ông ngồi trong bàn tiệc khác hẳn nhiều người. Các nhạc sĩ mỗi người mỗi nét. Nhạc sĩ Châu Kỳ có rượu vào là lớn tiếng. Các anh Thanh Sơn, Mặc Thế Nhân, Bảo Thu ra ngoài nhiều, biết rõ nhiều điều, nên kể bất cứ chuyện gì, người ngồi nghe say sưa thưởng thức. Ngọc Sơn, tác giả của Hoang Vu, 100 Phần Trăm… thì nói chuyện luôn từ tốn nhẹ nhàng. Quốc Dũng, Hoàng Trang… ít nói mà đôi mắt luôn cười. Chỉ có nhạc sĩ Thăng Long, ngồi thật yên lặng, đôi mắt buồn xa xăm vương đầy u uẩn. Hình như đã lâu lắm rồi, Ông mới có dịp gặp lại những người đồng nghiệp cũ, những người đã sinh hoạt cùng với ông những ngày một thời vang bóng…

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Có lẽ trong phút giây đó, biết bao kỷ niệm xưa ùa về như giông bão, và vì thế chăng, đôi mắt ông cả buổi rưng rưng giữa lúc tiệc vui đang ồn ào náo nhiệt. Tháng 9 năm 1995, ca sĩ Bích Ly của ban CBC và Diamond Bích Ngọc nhờ người viết chuyển giao mỗi người 50 đô biếu nhạc sĩ Thăng Long. Nhân dịp tôi có chuyến về thăm quê hương, nhủ thầm trong lòng sẽ tự tìm đến nhà ông để thăm. Loay hoay công việc ở Saigon, quay đi quay lại đã đến ngày về lại Mỹ. Ngày lên xe tìm nhà nhạc sĩ Thăng Long cũng là lúc chỉ còn vài tiếng nữa là phải ra phi trường Tân Sơn Nhất về lại Hoa Kỳ. Cầm trên tay địa chỉ 91/33 Đinh Tiên Hoàng, phường 3, Quận Bình Thạnh, tôi và nhạc sĩ Trần Thái Học không nghĩ là mình sẽ qua mấy chục cái “sẹt” (sur) để vào được tới cửa nhà ông.

Đi tìm nhà, nhằm mùa mưa, nên khi đến cái hẻm thứ ba thì nước đã ngập lên hơn mắt cá chân. Nhờ những người hàng xóm tốt bụng chỉ dẫn, chúng tôi rồi cũng tìm ra được nơi ông cư ngụ. Lách vào cái ngõ hẹp cuối cùng chỉ vừa vặn cho một người đi, chúng tôi nhìn thấy được nơi ông ở. Đó là một gian phòng ọp ẹp chật chội, còn đúng vài bước chân nữa là tới một rạch nước dơ đầy bùn hôi đen ngòm. Hôm đó là 11 giờ sáng, hàng xóm bảo ông đi sửa dù dạo ngoài đường chưa về. Tôi nói với Trần Thái Học ráng chờ ông thêm 1 tiếng nữa xem sao. Từ ngoài nhìn vào cửa sổ nhà, gian phòng nghèo nàn chỉ có vỏn vẹn một tủ thờ, một tủ đứng, một giường ngủ, một bàn ăn và vài cái ghế, một đồng hồ treo tường, một cây guitar máng trên vách. Hình như tất cả những món đó cùng với chiếc xe đạp ông đi là toàn bộ gia tài có được của một nhạc sĩ nổi tiếng Việt Nam.

May sao, chờ khoảng 45 phút, ông từ đâu đạp xe về nhà. Nhìn thấy hai chúng tôi, Thăng Long tỏ vẻ rất ngạc nhiên vì từ lâu chỗ ở của ông nào có ai bước đến. Bình thường ông đi đến tối mới về, nhưng hôm nay đem đồ nghề bị thiếu phải quay về nhà rồi lại đạp xe đi tiếp kẻo khách chờ. Tôi và Học chỉ kịp chụp cho ông vài bức ảnh sau khi giao lại $100, tổng cộng số tiền của ca sĩ Bích Ly và Diamond Bích Ngọc gửi biếu ông.

Nhạc sĩ Thăng Long năm 60 tuổi, ảnh Trần Quốc Bảo chụp ở Saigon – 1995

Và tấm hình bìa số này là bức ảnh chúng tôi đã chụp nhạc sĩ Thăng Long trong ngày hôm đó, ngày 30 tháng 9 năm 1995. Khi về lại Mỹ, tôi có tường thuật chuyện này trên tạp chí Thế Giới Nghệ Sĩ, ở đoạn kết, tôi nhớ mình đã viết: “Xin một mơ ước nhỏ, mọi người hãy cho nhau sự công bình. Sự công bình hoàn toàn khác với sự xin xỏ phiền hà. Nếu Trung Tâm băng nhạc, Video nào đã ít nhất có một lần sử dụng nhạc của họ, xin hãy tôn trọng công lao của người sáng tạo ra những ca khúc đó. Đoạn này có thể làm buồn lòng một số những thân hữu, ca nhạc sĩ, chủ trung tâm… những người đã và đang đăng quảng cáo trong tờ báo này, xin quý vị cảm thông cho tôi. Một lần nào đó, nếu bạn đích thân đối diện trước những đời sống khó khăn của các nhạc sĩ Thăng Long, Hoài Nam, Lê Thương, Dzoãn Bình, Khánh Băng… và mới nhất là Trúc Phương, Văn Cao, Hoài Linh… những nhạc sĩ đã nằm xuống trong tận cùng khốn khó thì các bạn sẽ thấy mình đã xử sự bất công với những người vừa nêu như thế nào? Một lá thư thăm hỏi. Một chút quà tình nghĩa. Có thể không là gì lớn lao về ý nghĩa vật chất nhưng chắc chắn nó sẽ là những mặt trời ấm áp vô cùng cần thiết cho tinh thần và cho cả vườn hoa âm nhạc Việt Nam hiện nay”.

Nhân ngày giỗ năm thứ mười (30/3/2008), xin viết bài này để tưởng nhớ đến nhạc sĩ Thăng Long, tác giả của nhiều bài hát quen thuộc như Quen nhau trên đường về, Mưa khuya, Nói với người tình… Tuần qua, bầu trời Cali cả năm không mưa bỗng đâu đổ cơn giông bão mây đen xám xịt mấy ngày. Trong lúc tiếng mưa buồn tênh nhỏ giọt, người viết chợt nghe đâu đó vọng lại những lời nhạc mà ông đã viết trong ca khúc Mưa Khuya:

Mưa ơi! này mưa có phải mưa thương nhớ ai?
Có phải mưa than khóc ai?
Mang kiếp tha hương bao năm giang hồ.
Không biết bây giờ anh ở nơi đâu…

Nhớ về ông, người nhạc sĩ với đôi mắt thật buồn. Đôi mắt rưng rưng thật nhiều u uẩn giữa buổi tiệc vui ồn ào 23 năm trước.

Trần Quốc Bảo

(trích bài viết trong tuần báo Thế Giới Nghệ Sĩ số 164 phát hành ngày 30 tháng 3 năm 2018)

Tags: thăng long
Share797TweetPin

Xem bài khác

Chuyện tình nhạc sĩ Thăng Long và hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Nói Với Người Tình”: Qua lối nhỏ vào nhà em…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Chuyện tình nhạc sĩ Thăng Long và hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Nói Với Người Tình”: Qua lối nhỏ vào nhà em…

Nhạc sĩ Thăng Long là tác giả của nhiều bài hát đại chúng được yêu thích từ cuối thập niên...

by admin
March 30, 2021
Nhạc sĩ Thăng Long và hoàn cảnh sáng tác Quen Nhau Trên Đường Về – “Chiều nay có phải anh ra miền Trung…”
Xuất xứ bài hát

Nhạc sĩ Thăng Long và hoàn cảnh sáng tác Quen Nhau Trên Đường Về – “Chiều nay có phải anh ra miền Trung…”

Nhắc đến ca sĩ Minh Hiếu, khán giả yêu nhạc vàng nhớ về một nhan sắc kiêu sa cùng giọng...

by admin
March 30, 2021
Cuộc đời lận đận của nhạc sĩ Thăng Long – Tác giả bài Nói Với Người Tình, Quen Nhau Trên Đường Về
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời lận đận của nhạc sĩ Thăng Long – Tác giả bài Nói Với Người Tình, Quen Nhau Trên Đường Về

Nhạc sĩ Thăng Long là tác giả của những ca khúc nhạc vàng nổi tiếng, trong đó có 2 bài...

by admin
March 29, 2019
Bài báo viết năm 1965, giới thiệu nhạc sĩ Thăng Long và ca khúc “Rượu hồng chị bước sang ngang”
Bàn Tròn Âm Nhạc

Bài báo viết năm 1965, giới thiệu nhạc sĩ Thăng Long và ca khúc “Rượu hồng chị bước sang ngang”

Nếu giá trị của sự thành công là do sự cố gắng thì nhạc sĩ Thăng Long là người xứng...

by admin
January 29, 2019
Nhạc Tờ

Mưa Khuya – Thăng Long

 Mưa khuya - Nhật Thiên Lan Mưa Khuya - Phương Hồng Quế Nguồn: Bạn Dakto Đêm đã khya rồi sao...

by phuongbuon
April 3, 2013
Nhạc Tờ

Quen Nhau Trên Đường Về – Thăng Long

      Quen Nhau Trên Đường Về - Giao Linh   Quen Nhau Trên Đường Về - Phương Dung...

by phuongbuon
March 4, 2013
Next Post
Đi tìm tác giả bí ẩn TTKh của Hai Sắc Hoa Ti Gôn

Đi tìm tác giả bí ẩn TTKh của Hai Sắc Hoa Ti Gôn

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Nghe lại những ca khúc gắn liền với sự nghiệp của ca sĩ Phi Nhung

Đôi nét về ca khúc “Xa Lộ Không Đèn” (nhạc sĩ Y Vân) và cuốn phim nhựa “Xa Lộ Không Đèn” năm 1972

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ – Thế hệ nhạc sĩ tiên phong của dòng nhạc vàng

Những chuyện tình buồn trong lạnh giá trong 2 ca khúc “Mùa Đông Của Anh” và “Mùa Xuân Không Còn Nữa”

Chuyện tình nhạc sĩ Văn Cao – “Người tình duy nhất” trong đời của nhạc sĩ tài hoa

Cuộc đời và sự nghiệp của Hùng Lân – Nhạc sĩ của những bài hùng ca Việt Nam

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Phân tích ý nghĩa trường ca Hòn Vọng Phu (Lê Thương) – Phần 2: Ai Xuôi Vạn Lý – Sự tích của núi sông

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc “Lời Gọi Chân Mây” (Lê Uyên Phương) – Khi chim trời mỏi cánh nhung, muốn tìm về chiếc lồng êm thân ái

Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên kể về hoàn cảnh sáng tác những bài tình ca bất tử

Lam Phương & Những chuyện tình trong các bài hát nổi tiếng

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Chỉ Chừng Đó Thôi” (Phạm Duy) – Cả triệu người yêu nhau, còn ai là không thấu?

Những ca khúc bất hủ của nhạc sĩ Lam Phương viết cho danh ca Bạch Yến: Tình Bơ Vơ, Chờ Người, Thu Sầu…

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.