ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc

Bài báo viết năm 1965, giới thiệu nhạc sĩ Thăng Long và ca khúc “Rượu hồng chị bước sang ngang”

2019/01/29
in Bàn Tròn Âm Nhạc
Bài báo viết năm 1965, giới thiệu nhạc sĩ Thăng Long và ca khúc “Rượu hồng chị bước sang ngang”

Nếu giá trị của sự thành công là do sự cố gắng thì nhạc sĩ Thăng Long là người xứng đáng để nhận sự giá trị này.

Những người từng theo dõi sự sinh hoạt của nền tân nhạc, hẳn thừa rõ hai năm trước đây, Thăng long còn là cát bụi của đô thành, không một ai biết tới. Nhưng sau một vài bản nhạc của anh được tung ra và xuất bản, cái tên Thăng Long đã được nhiều người chú ý và chấp nhận anh là một nhạc sĩ có thực tài. Tuy nhiên, cái tài ấy cũng đóng trong một khuôn khổ của một hướng đi, và nhạc của Thăng Long đã đi trên con đường tình yêu trọn vẹn, mà ở đó, có những tâm hồn cô đơn, có những giọt nước mắt sầu hận cũng như hoa bướm cuộc đời dệt gấm thuê hoa.

Nếu hỏi rằng nhạc của Thăng Long được giới nào hâm mộ nhất thì chúng tôi không ngần ngại có thể thẳng thắn trả lời: “giới bạn trẻ có tâm hồn giản dị, giới bình dân là những người yêu nhạc Thăng Long nhiều nhất”.

Nhận thức như thế, không có nghĩa là đánh giá trị nhạc của anh thấp, chỉ dành cho những tình cảm dễ dãi và sự kết cấu âm thanh đơn sơ. Thật ra mỗi người nghệ sĩ đều chỉ có thể chọn một hướng đi và phụng sự một tầng lớp, dân chúng.

Đạt được cảm tình, một trong những tầng lớp đó đã phải công nhận là người có khả năng, cũng như giữa Thanh Tâm Tuyền làm thơ siêu thực và Nguyễn Bính làm thơ tình yêu, có ai dám quả quyết là ai có tài hơn ai?

Nói thế để nhận thật chân giá trị của Thăng Long. Anh đã thành công trong việc ghép âm thanh phụng sự một tầng lớp thính giả. Và sau mấy nhạc phẩm ăn khách như: Gió khuya, Kiếp giang hồ… bản nhạc mới nhất Thăng Long bắt đầu cho phổ biến và đã được Minh Hiếu ca trên đài phát thanh Saigon là “Rượu hồng chị bước sang ngang” với ý thơ Nguyễn Bính.

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Điệu Tango Habanera, dài 32 trường canh, tận Mi Mineur. Cung nhạc đi mềm mại tha thiết, những âm thanh chấm phá nối tiếp nhau một cách tài tình tự nhiên, sự chuyển âm cũng nhẹ nhàng khéo léo đã gây cho người nghe sự dễ dàng cảm động; đã tác động vào hồn họ những mảnh chân tình ngang tráim những giọt nước mắt tủi đau, những nụ cười trên môi cố che giấu niềm riêng nhưng đầy héo hắt…

Một điều đáng chú ý là tuy mượn ý bài thơ của Nguyễn Bính, nhưng cung điệu gán ghép âm thanh của nhạc phẩm “Rượu hồng chị bước sang ngang” đã thoát ra được khỏi ảnh hưởng cung điệu của thơ. Và khi lắng nghe anh trình bày, tôi đã thầm nghĩa:

– Cũng vẫn na ná cung điệu ăn khách của những bài trước. Riêng về mặt tài chính, hẳn là Thăng Long sẽ gặt hái được nhiều kết quả.

ĐIỀM THANH

Trích trong báo DÂN CHỦ

Ngày 22-5-1965

Tags: thăng long
Share569TweetPin

Xem bài khác

Chuyện tình nhạc sĩ Thăng Long và hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Nói Với Người Tình”: Qua lối nhỏ vào nhà em…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Chuyện tình nhạc sĩ Thăng Long và hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Nói Với Người Tình”: Qua lối nhỏ vào nhà em…

Nhạc sĩ Thăng Long là tác giả của nhiều bài hát đại chúng được yêu thích từ cuối thập niên...

by admin
March 30, 2021
Nhạc sĩ Thăng Long và hoàn cảnh sáng tác Quen Nhau Trên Đường Về – “Chiều nay có phải anh ra miền Trung…”
Xuất xứ bài hát

Nhạc sĩ Thăng Long và hoàn cảnh sáng tác Quen Nhau Trên Đường Về – “Chiều nay có phải anh ra miền Trung…”

Nhắc đến ca sĩ Minh Hiếu, khán giả yêu nhạc vàng nhớ về một nhan sắc kiêu sa cùng giọng...

by admin
March 30, 2021
Những kỷ niệm cùng nhạc sĩ Thăng Long – Saigon năm 1995
Bàn Tròn Âm Nhạc

Những kỷ niệm cùng nhạc sĩ Thăng Long – Saigon năm 1995

Dưới đây là bài viết của nhà báo Trần Quốc Bảo đăng trên tuần báo Thế Giới Nghệ Sĩ số...

by admin
March 30, 2019
Cuộc đời lận đận của nhạc sĩ Thăng Long – Tác giả bài Nói Với Người Tình, Quen Nhau Trên Đường Về
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời lận đận của nhạc sĩ Thăng Long – Tác giả bài Nói Với Người Tình, Quen Nhau Trên Đường Về

Nhạc sĩ Thăng Long là tác giả của những ca khúc nhạc vàng nổi tiếng, trong đó có 2 bài...

by admin
March 29, 2019
Nhạc Tờ

Mưa Khuya – Thăng Long

 Mưa khuya - Nhật Thiên Lan Mưa Khuya - Phương Hồng Quế Nguồn: Bạn Dakto Đêm đã khya rồi sao...

by phuongbuon
April 3, 2013
Nhạc Tờ

Quen Nhau Trên Đường Về – Thăng Long

      Quen Nhau Trên Đường Về - Giao Linh   Quen Nhau Trên Đường Về - Phương Dung...

by phuongbuon
March 4, 2013
Next Post
Trời sắp Tết hay lòng mình đang Tết?

Trời sắp Tết hay lòng mình đang Tết?

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Nghe lại những bản thu thanh hiếm từ hơn 70 năm trước của “ca sĩ Mạnh Phát”

Tâm sự một người học trò không thành danh của lớp nhạc Lê Minh Bằng

Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên và câu chuyện tình đẹp đầy trắc trở

Đôi nét về nhạc sĩ Nguyễn Hữu Sáng và ca khúc “Sao Em Vô Tình”: Đã biết em vô tình mà lòng anh vẫn yêu…

Nguồn gốc của danh xưng “tài tử” trong “tài tử điện ảnh” và “đờn ca tài tử”

Ca sĩ Thanh Tuyền và những câu chuyện “bây giờ mới kể”

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Phân tích ý nghĩa trường ca Hòn Vọng Phu (Lê Thương) – Phần 2: Ai Xuôi Vạn Lý – Sự tích của núi sông

Nhạc sĩ Giao Tiên và cảm hứng sáng tác trong bài “Vó Ngựa Trên Đồi Cỏ Non”

Nhạc sĩ Vũ Thành An và chuyện tình “Em Đến Thăm Anh Đêm 30” – Trời sắp Tết hay lòng mình đang Tết?

Nhạc sĩ Huỳnh Anh và 2 cảnh đời trái ngược trong ca khúc Thuở Ấy Có Em: “Thuở ấy có em anh yêu cuộc đời…”

Hoàn cảnh sáng tác “Mưa Rừng”, “Lạnh Trọn Đêm Mưa” và câu chuyện tình buồn của người nghệ sĩ

Hoàn cảnh sáng tác “Con Đường Xưa Em Đi” (Châu Kỳ – Hồ Đình Phương) – Một trong những bài nhạc vàng nổi tiếng nhất

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.