ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Nghệ sĩ

Khánh Băng

2013/02/22
in Nghệ sĩ, Tiểu sử nhạc sĩ
Khánh Băng

Khánh Băng (1935 – 2005) là một nhạc sĩ Việt Nam, tác giả của hai nhạc phẩm nổi tiếng Sầu đông và Vọng ngày xanh.

Nhạc sĩ Khánh Băng tên thật là Phạm Văn Minh, sinh năm 1935 tại Thắng Tam, Vũng Tàu. Nghệ danh Khánh Băng được ông ghép từ tên của hai cô bạn học từ thời tiểu học, một người là Khanh còn người kia tên Băng, ông thêm dấu “sắc” thành Khánh Băng.

Năm 1949, Khánh Băng lên Sài Gòn học trung học ở trường Huỳnh Khương Ninh – Đa Kao. Cùng một vài người bạn Vân Hùng, Tùng Lâm… ông lập một ban nhạc cùng nhau thường xuyên tập dượt và chơi miễn phí cho các đám cưới.

Khánh Băng thực sự khởi đầu sự nghiệp ca nhạc năm 1954, được sự hướng dẫn và giúp đỡ của nhạc sĩ Võ Đức Thu, với cây đàn mandoline Khánh Băng thi đậu vào làm nhạc công ở Đài Phát thanh Sài Gòn. Sau đó, được Tùng Lâm tiến cử với nghệ sĩ Trần Văn Trạch, ông chơi đàn ở đoàn Sầm Giang và rồi ở Đài phát thanh Pháp Á. Khánh Băng được coi là người Việt Nam đầu tiên sử dụng đàn guitar điện trên sân khấu, trong thập niên 1960.

Kháng Băng viết nhạc rất sớm, từ những năm học tiểu học, bản thân ông cũng không nhớ bản nhạc đầu tay của mình. Bài hát đầu tiên của ông được phát thanh là Nụ cười thơ ngây, do Minh Trang và Anh Ngọc song ca trên Đài Phát thanh Sài Gòn ngày 15 tháng 3 1955. Khánh Băng bắt đầu thành danh với Vọng ngày xanh được viết năm 1956. Nhạc phẩm đó được nhà văn nữ nổi tiếng Françoise Sagan viết lời Pháp và cũng nhờ Vọng ngày xanh, ông được Hội Tác quyền Thế giới mời gia nhập. Vọng ngày xanh được nhiều ca sĩ như Minh Trang, Lệ Thu, Hùng Cường… trình bày, trong đó thành công hơn cả phải kể đến danh ca Thái Thanh.
Khánh Băng viết rất nhiều ca khúc có tiết tấu nhanh, sôi động, thường được gọi là thể loại nhạc kích động. Những bài hát Sầu đông, Có nhớ đêm nào, Tiếng mưa rơi… do ông sáng tác vào khoảng năm 1962 được coi là những bài nhạc trẻ đầu tiên ở Việt Nam. Sầu đông, một trong hai nhạc phẩm nổi tiếng nhất của Khánh Băng cùng Vọng ngày xanh, còn được ông viết thêm lời Pháp. Nó cũng có thêm lời tiếng Anh do một người khác viết.

Khánh Băng cũng viết nhiều ca khúc trữ tình với các bút danh Anh Minh, Nhật Hà… Trong khoảng thời gian từ 1991 đến 1996, trước khi bị mù do ảnh hưởng của bệnh tiểu đường, ông vẫn còn sáng tác được hơn 100 bài, trong đó có những bài hát phổ biến như Trên nhịp cầu tre, Chờ người, Chiều đồng quê… mang phong cách Nam Bộ. Về số lượng ca khúc ông đã viết, theo lời Khánh Băng: “500 thì quá ít mà 1.000 lại hơi nhiều”.

Xem bài khác

Trịnh Công Sơn

Tuấn Ngọc

Ông mất ngày 9 tháng 2 2005, mùng một Tết Ất Dậu tại nhà riêng, đường Chu Văn An thành phố Hồ Chí Minh. Nhạc sĩ Khánh Băng được an táng tại quê nhà Vũng Tàu.
Tác phẩm

Bên Ánh Đèn Đêm
Bốn Mùa Thương Nhớ
Chiều Thủ Đô
Chờ Người
Chuyện Đôi Ta
Có Nhớ Đêm Nào
Cuộc Tình Nuối Tiếc
Đôi Cánh Thiên Thần
Đôi Ngả Chia Ly
Giờ Này Anh Ở Đâu
Hoàng Tử Trong Mơ
Khi Đã Yêu Nhau
Mối Duyên Quê
Mộng Chiều
Một Cuộc Tình Sầu
Nếu
Nếu Có Nhớ Đến
Nếu Một Ngày
Ngày Về Quê Cũ
Người Lính Chung Tình
Nhắn Nhủ
Sầu Đông
Sương Rơi
Thà Đừng Yêu Nhau
Tiếng Mưa Rơi
Tình Cho Không
Tình Đầu Hạ
Tình Yêu Là Thế
Tôi Muốn Quên Người
Trả Lại Cho Tôi
Trăng Thề
Trên Nhịp Cầu Tre
Tủi Phận
Vọng Ngày Xanh
Xin Nhớ Tìm Nhau
Xuân Cố Hương

Tags: khánh băngtiểu sử nhạc sĩ
Share31TweetPin

Xem bài khác

Nghe lại 10 ca khúc nổi tiếng nhất trong sự nghiệp của nhạc sĩ Khánh Băng
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nghe lại 10 ca khúc nổi tiếng nhất trong sự nghiệp của nhạc sĩ Khánh Băng

Nhạc sĩ Khánh Băng là một trong những nhạc sĩ nổi tiếng của dòng nhạc vàng, tác giả của nhiều...

by admin
February 9, 2021
Hoàn cảnh sáng tác “Chờ Người” của nhạc sĩ Khánh Băng – Một người con gái đứng nghiêng nghiêng vành nón lá…
Cảm xúc âm nhạc

Hoàn cảnh sáng tác “Chờ Người” của nhạc sĩ Khánh Băng – Một người con gái đứng nghiêng nghiêng vành nón lá…

Thập niên 1990, trước khi bị mù vì ảnh hưởng của bệnh tiểu đường, nhạc sĩ Khánh Băng vẫn sáng...

by admin
December 8, 2020
Chiều nay gió đông về, nhớ tác giả “Sầu Đông” – nhạc sĩ Khánh Băng
Cảm xúc âm nhạc

Chiều nay gió đông về, nhớ tác giả “Sầu Đông” – nhạc sĩ Khánh Băng

Thập niên 60, nhạc sĩ Khánh Băng nổi tiếng với ca khúc Sầu Đông, điệu Twist tuy giật gân, sôi...

by admin
November 8, 2019
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Khánh Băng – Người nhạc sĩ sáng tác nhiều thể loại nhất trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Khánh Băng – Người nhạc sĩ sáng tác nhiều thể loại nhất trước 1975

Nhạc sĩ Khánh Băng là một trong những nhạc sĩ nổi tiếng của dòng nhạc vàng, tác giả của những...

by admin
August 12, 2019
Phạm Duy
Nghệ sĩ

Phạm Duy

Phạm Duy sinh tại Hà Nội năm 1921, theo học các Trường Trung Học Thăng Long, Cao Ðẳng Mỹ Thuật,...

by Đông Kha
March 10, 2018
Y Vân
Nghệ sĩ

Y Vân

Y Vân (1933 – 1992) là một nhạc sĩ tiêu biểu của nền Tân nhạc Việt Nam từ cuối thập...

by Đông Kha
March 10, 2018
Next Post
Song Ngọc

Song Ngọc

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Nhạc sĩ Phạm Duy và ca khúc “Tóc Mai Sợi Vắn Sợi Dài” – Lấy nhau chẳng đặng thương hoài ngàn năm…

Những dòng xe nổi tiếng thế giới trên đường phố Sài Gòn trước 1975 qua loạt ảnh xưa (Phần 2)

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Hà Thanh – Giọng oanh vàng xứ Huế

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Xuân Thu qua hình ảnh – Một thời tiếng hát đằm thắm thuở học trò

Câu chuyện về bài hát ‘Không’ của Nguyễn Ánh 9 và diva người Đài Loan – Đặng Lệ Quân

Cuộc đời và sự nghiệp của Phạm Duy (1921-2013) – Nhạc sĩ lớn nhất của Tân nhạc Việt Nam

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Người Ngoài Phố (Anh Việt Thu) – Nước mắt đêm tạ từ

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Tà Áo Xanh” và huyền thoại về một mối tình của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn

Ca khúc Kiếp Dã Tràng của nhạc sĩ Từ Công Phụng – Khi chuyện tình giống như loài dã tràng xe cát

Hoàn cảnh sáng tác bài hát Một Lần Hiện Diện (Nụ Cười Chua Cay) của nhạc sĩ Tú Nhi (Chế Linh)

Chuyện tình buồn trong “Bài Không Tên Cuối Cùng” và lý do nhạc sĩ Vũ Thành An viết thêm lời mới cho bài hát

Nhạc sĩ Trường Sa và “Rồi Mai Tôi Đưa Em”

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.