ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Khánh Băng – Người nhạc sĩ sáng tác nhiều thể loại nhất trước 1975

2019/08/12
in Bàn Tròn Âm Nhạc
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Khánh Băng – Người nhạc sĩ sáng tác nhiều thể loại nhất trước 1975

Nhạc sĩ Khánh Băng là một trong những nhạc sĩ nổi tiếng của dòng nhạc vàng, tác giả của những bài hát nổi tiếng như Vườn Tao Ngộ, Sầu Đông, Nếu Một Ngày, Sáu Tháng Quân Trường, Giờ Này Anh Ở Đâu…

Ông tên thật Phạm Văn Minh, sinh năm 1935 tại Thắng Tam, Vũng Tàu. Nghệ danh Khánh Băng là được ông ghép từ tên 2 cô bạn thân, một tên Khanh, một tên Băng, thêm dấu sắc tên đầu, từ đó có tên Khánh Băng. Ngoài ra ông còn sử dụng tên con trai của mình là Nhật Hà để làm bút danh trong bài Vườn Tao Ngộ, và bút danh Anh Minh trong bài Nỗi Buồn Đêm Đông.

Khánh Băng được xem như là một trong những nhạc sĩ chơi guitar điện đầu tiên trên những sân khấu Sài Gòn vào thập niên 60. Ông cũng là một trong những nhạc sĩ sáng tác nhiều thể loại nhạc nhất, và ở thể loại nào cũng để lại dấu ấn tiêu biểu.

Nhạc sĩ Khánh Băng và danh ca Bạch Yến trên bìa nhạc bài Sầu Đông


Click để nghe Hùng Cường hát Sầu Đông trước 1975

“Chiều nay gió đông về
dừng chân trên bến xưa…”

Ca khúc được nhiều người biết đến nhất của nhạc sĩ Khánh Băng có lẽ là Sầu Đông, được viết theo điệu Twist rất thịnh hành ở Mỹ vào thập niên 1960. Thể loại này được du nhập và phổ biến ở Sài Gòn với cái tên là “nhạc kích động”. Một ca khúc nhạc sôi động nổi tiếng khác của ông là “Có Nhớ Đêm Nào”, có thể được hát theo điệu Swing hoặc Twist nổi tiếng với tiếng hát gằn giọng đặc biệt của “nữ hoàng kích động nhạc” Mai Lệ Huyền:

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

“Có nhớ đêm nào?
Về chung với nhau nơi này
Tìm đến hòa khúc sum vầy
Tình xuân ngất ngây ta cùng say…”


Click để nghe Mai Lệ Huyền hát Có Nhớ Đêm Nào trước 1975

Mặc dù nổi tiếng với những ca khúc theo “phong cách Mỹ” như vậy, nhưng trước đó, vào năm 1956, bài hát đã làm nên tên tuổi của Khánh Băng lại mang phong cách êm đềm trữ tình của dòng nhạc tiền chiến, đó là Vọng Ngày Xanh. Bài hát này được nhà văn nữ nổi tiếng Françoise Sagan viết lời Pháp, và nhờ vậy Khánh Băng được Hội Tác quyền Thế giới mời gia nhập. Ca khúc bất hủ này có giai điệu day dứt chậm buồn, với âm vực trầm bổng, là một bài dành cho những giọng ca điêu luyện, điển hình là tiếng hát Thái Thanh hoặc Lệ Thu:

“Trời mưa gió lá cây tơi bời khắp nơi,
Tan nát bao cánh hoa tươi bên thềm gió chiều thét gào não nề
Ôi trời mưa gió điêu tàn gieo bao đau thương…”


Click để nghe Lệ Thu hát Vọng Ngày Xanh trước 1975

Ngoài nhạc kích động, nhạc phong cách tiền chiến, nhạc sĩ Khánh Băng còn sáng tác nhạc tình với lời ca đẹp như thơ trong ca khúc Nếu Một Ngày, với một phong cách quen thuộc của dòng nhạc tình ca thập niên 1960-1970:

“Nếu một ngày không có em
Thì niềm cô đơn dài như năm tháng…”


Click để nghe Thái Châu hát Nếu Một Ngày trước 1975

Ngoài ra, không thể không nhắc đến một dòng nhạc khác mà Khánh Băng đóng góp 2 ca khúc rất tiêu biểu là Giờ Này Anh Ở Đâu và Vườn Tao Ngộ, đó là dòng nhạc vàng viết về người lính. Chỉ trong đoạn mở đầu này của Giờ Này Anh Ở Đâu, nhạc sĩ đã nhắc đến đầy đủ những quân trường khắc nghiệt nhất của một thời.

“Giờ này anh ở đâu?
Quang Trung nắng cháy da người

Giờ này anh ở đâu?
Dục Mỹ hay Lam Sơn?

Giờ này anh ở đâu?
Đồng Đế nắng mưa thao trường…”


Click để nghe Thanh Tuyền hát Giờ Này Anh Ở Đâu trước 1975

Ngoài ra, ở thể loại nhạc quê hương, âm hưởng dân ca Nam Bộ, nhạc sĩ Khánh Băng còn đóng góp các bài hát hát nổi tiếng như Trên Nhịp Cầu Tre, Chiều Đồng Quê, và đặc biệt là Chờ Người (sáng tác sau năm 75):

“Một người con gái đứng nghiêng nghiêng vành nón lá
Đường chiều bờ đê lối xưa kỷ niệm thiết tha…”


Click để nghe Như Quỳnh hát Chờ Người

Trong số những nhạc sĩ nổi tiếng của miền Nam, có rất ít nhạc sĩ viết nhạc với đề tài phong phú đến như vậy. Nói về sự nghiệp sáng tác của mình, nhạc sĩ Khánh Băng lúc sinh thời đã ước lượng rằng: “…500 thì quá ít mà 1000 lại hơi nhiều…”. Đó quả là một gia tài âm nhạc đồ sộ.

Từ thuở nhỏ nhạc sĩ Khánh Băng đã yêu thích âm nhạc và tự luyện đàn Mandolin. Năm 1948, khi được 14 tuổi, ông bắt đầu tập sáng tác. Ông quen biết với nhạc sĩ Võ Đức Hảo (tác giả ca khúc Có Những Người Anh), vì vậy được giới thiệu với người anh là nhạc sĩ Võ Đức Thu – trưởng ban nhạc nổi tiếng ở Sài Gòn. Khi sáng tác xong bài hát nào, ông đều gửi cho Võ Đức Thu để được góp ý, sửa chữa những chỗ sai sót, từ đó dần dần ông được tiến bộ hơn qua cách học hàm thụ này.

Học hết trung học đệ nhất cấp, mùa hè năm 1949, Khánh Băng lên Sài Gòn để học trường Huỳnh Khương Ninh ở Dakao, vì lúc đó ở Vũng Tàu không có bậc trung học đệ nhị cấp. Năm 1954, vì bạn bè khuyến khích, ông tham gia cuộc thi tuyển lựa tài tử (là cuộc thi trình diễn văn nghệ, đàn và hát) của Đài Pháp Á tổ chức ở Sài Gòn. Từ cuộc thi này, Khánh Băng được tuyển làm nhạc công ở đài phát thanh Pháp Á, sau đó trở thành đài phát thanh Sài Gòn, với sở trường là chơi đàn mandoline.

Sau đó, vì nhận thấy đàn mandoline không thể phát huy tối đa bằng cây đàn guitar nên tôi bắt đầu tập khổ luyện thêm đàn guitar từ năm 1953-1954.

Ngày 15 tháng 3 năm 1955 trở thành ngày đáng nhớ nhất trong sự nghiệp của nhạc sĩ Khánh Băng mà ông không bao giờ quên. Đó là ngày mà lần đầu tiên đài phát thanh thủ đô Sài Gòn phát một ca khúc của ông sáng tác, 2 danh ca Minh Trang và Anh Ngọc đã hát Nụ Cười Ngây Thơ trên đài phát thanh.

Ban nhạc Khánh Băng với Lê Duyên, Phùng Trọng, Khánh Băng, Duy Mỹ

Cùng trong năm 1955, Khánh Băng gia nhập ban Sầm Giang của nghệ sĩ Trần Văn Trạch và ban kịch Dân Nam của Anh Lân và Túy Hoa với sự giới thiệu của Tùng Lâm.

Năm 1956, ông bắt đầu nổi tiếng và được công chúng yêu nhạc biết đến nhiều với bài Vọng Ngày Xanh. Bài hát này được nhà văn nữ nổi tiếng Françoise Sagan viết lời Pháp và nhờ vậy, ông được Hội Tác quyền âm nhạc Pháp mời gia nhập.

Ban nhạc Khánh Băng – Phùng Trọng

Từ năm 1955-1959 ông thường xuất hiện trên các sân khấu Đại Nhạc Hội và phụ diễn ca nhạc với tiết mục độc tấu guitar thùng. Năm 1960 Khánh Băng chuyển sang chơi guitar điện và biểu diễn hàng đêm tại các phòng trà ca nhạc do chính ông làm chủ trong khu giải trường Thị Nghè.

Khoảng cuối thập niên 1950, Khánh Băng gia nhập lực lượng công binh và gặp tay trống Phùng Trọng cùng đơn vị. Cả hai bàn bạc cùng nhau lập ban nhạc Khánh Băng – Phùng Trọng lấy tên là ban Thời Đại.

Buổi sáng họ vẫn làm việc trong văn phòng, buổi tối cùng biểu diễn ở các phòng trà Olympia, Văn Cảnh… Tiếng trống Phùng Trọng, tiếng guitar Khánh Băng, tiếng bass Duy Khiêm, tiếng mandolin Lê Duyên, tiếng dương cầm Nguyễn Ánh 9, tiếng harmonica Tòng Sơn phối hợp với các giọng ca Kiều Loan, Ngọc Mỹ, Mary Linh, Kiều Oanh, Ngọc Vân, Hoàng Hạc, Duy Mỹ… đã tạo thành một sắc thái rất đặc biệt của ban Khánh Băng – Phùng Trọng, đặc biệt là dòng nhạc kích động với các điệu Swing, Agogo, Twist, Cha cha cha…

Khánh Băng và Ban Thời Đại cũng có vinh dự được trình diễn đầu tiên trong dịp khai trương đài truyền hình năm 1965. Từ sau đó, ban Khánh Băng – Phùng Trọng trở thành ban nhạc thường trực của đài truyền hình với nhiều lần thay đổi thành viên, nhưng luôn luôn có 2 thành viên trụ cột là Khánh Băng và Phùng Trọng.

Năm 1966, ban nhạc với những thành viên là Khánh Băng, Phùng Trọng, Nguyễn Ánh 9, Duy Khiêm cùng với 2 nữ ca sĩ Mary Linh và Phước Vân được trao tặng Huy Chương Vàng do Hội ký giả tổ chức tạp rạp Quốc Thanh.

Thời gian này ban nhạc Khánh Băng – Phùng Trọng cũng chơi nhạc rất nhiều lần trong các club Mỹ, chính tại đây Khánh Băng gặp ca sĩ Mai Lệ Huyền lúc này chủ yếu hát nhạc ngoại, ông đề nghị Mai Lệ Huyền chuyển sang hát nhạc Việt tại đại nhạc hội Việt Nam, và kết hợp Mai Lệ Huyền với Hùng Cường để để hát kích động nhạc, từ đó hình thành nên một đôi song ca huyền thoại.

Từ tháng 3 năm 1973, nhạc sĩ Khánh Băng nhận lại mặt bằng nhà hàng kiêm vũ trường Hawaii lầu 4 số 6 đường Bùi Viện để tự khai thác biểu diễn hàng đêm cho đến ngày 20 tháng 3 năm 1975 thì bị đình chỉ hoạt động vì tình hình an ninh ở Sài Gòn.

Sau 1975, nhạc sĩ Khánh Băng ở lại Việt Nam và sống tại quận Bình Thạnh.

Trong khoảng thời gian từ 1991 đến 1996, trước khi bị mù do ảnh hưởng của bệnh tiểu đường, ông vẫn còn sáng tác được hơn 100 bài, trong đó có những bài hát phổ biến như Chờ Người, Chiều Đồng Quê, Trên Nhịp Cầu Tre,… mang phong cách dân ca Nam Bộ.

Ông mất ngày 9 tháng 2 năm 2005 (mùng một Tết Ất Dậu) tại nhà riêng quận Bình Thạnh, Sài Gòn, được gia đinh an táng ở quê nhà Vũng Tàu.

Bài: Đông Kha
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

Tags: khánh băng
Share3441TweetPin

Xem bài khác

Nghe lại 10 ca khúc nổi tiếng nhất trong sự nghiệp của nhạc sĩ Khánh Băng
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nghe lại 10 ca khúc nổi tiếng nhất trong sự nghiệp của nhạc sĩ Khánh Băng

Nhạc sĩ Khánh Băng là một trong những nhạc sĩ nổi tiếng của dòng nhạc vàng, tác giả của nhiều...

by admin
February 9, 2021
Hoàn cảnh sáng tác “Chờ Người” của nhạc sĩ Khánh Băng – Một người con gái đứng nghiêng nghiêng vành nón lá…
Cảm xúc âm nhạc

Hoàn cảnh sáng tác “Chờ Người” của nhạc sĩ Khánh Băng – Một người con gái đứng nghiêng nghiêng vành nón lá…

Thập niên 1990, trước khi bị mù vì ảnh hưởng của bệnh tiểu đường, nhạc sĩ Khánh Băng vẫn sáng...

by admin
December 8, 2020
Chiều nay gió đông về, nhớ tác giả “Sầu Đông” – nhạc sĩ Khánh Băng
Cảm xúc âm nhạc

Chiều nay gió đông về, nhớ tác giả “Sầu Đông” – nhạc sĩ Khánh Băng

Thập niên 60, nhạc sĩ Khánh Băng nổi tiếng với ca khúc Sầu Đông, điệu Twist tuy giật gân, sôi...

by admin
November 8, 2019
Nhạc Tờ

Đôi Ngả Chia Ly – Anh Bằng

Đôi Ngã Chia Ly - Thanh Tuyền Em ơi nép vào lòng anh, má kề bên nhau ta nhắc chuyện...

by phuongbuon
March 11, 2013
Nhạc Tờ

Em Ơi! Đừng Đến Nữa – Khánh Băng

  Em Ơi  Đừng Đến Nữa - Thanh Thúy Em Ơi Đừng Đến Nữa - Chế Linh Anh ơi, đừng...

by phuongbuon
March 8, 2013
Khánh Băng
Nghệ sĩ

Khánh Băng

Khánh Băng (1935 - 2005) là một nhạc sĩ Việt Nam, tác giả của hai nhạc phẩm nổi tiếng Sầu...

by admin
February 22, 2013
Next Post
Chuyện tình trong bài hát “Thu, Hát Cho Người” của Vũ Đức Sao Biển: “Ta vẫn chờ em dưới gốc sim già đó…”

Chuyện tình trong bài hát "Thu, Hát Cho Người" của Vũ Đức Sao Biển: "Ta vẫn chờ em dưới gốc sim già đó..."

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Đôi nét về ca sĩ Kim Chi của những năm thập niên 1950 qua một bài báo xưa

Nhạc sĩ Ngọc Chánh – Người có đôi tai thẩm âm đặc biệt nhất của giới âm nhạc Sài Gòn trước 1975

Nguyễn Ngọc Ngạn kể về kỷ niệm với nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Y Vân – “60 năm cuộc đời”

Nghe lại những ca khúc được yêu thích nhất của Sơn Tuyền 30 năm trước

Ca sĩ Hoàng Oanh và “một ngày về thăm (gần) đất mẹ” tại Paris By Night 130 ở Singapore

TIỂU SỬ BÀI HÁT

“Còn Chút Gì Để Nhớ” và vùng đất cao nguyên Pleiku trong thơ, nhạc: Ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông…

Hoàn cảnh sáng tác “Thương Hoài Ngàn Năm” (nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương) – Tình đầu cũng là tình cuối

“Bâng Khuâng Chiều Nội Trú” (Nguyễn Trung Cang) – Ca khúc nói thay nỗi lòng của sinh viên nội trú gần 30 năm trước

Nhạc sĩ Thanh Trang và “Tình Khúc Mùa Đông”

Hoàn cảnh sáng tác “Nếu Xuân Này Vắng Anh” (Bảo Thu) – Ca khúc nhạc xuân bất tử

Ý nghĩa và hoàn cảnh sáng tác của bài hát Mèo Hoang (Hàn Châu): ‘Có phải em về trong đêm nay…’

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.