ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Nghệ sĩ

Hoàng Thi Thơ

2013/02/22
in Nghệ sĩ, Tiểu sử nhạc sĩ
Hoàng Thi Thơ

Hoàng Thi Thơ (sinh 1 tháng 7 năm 1929 – mất 23 tháng 9 năm 2001) là một nhạc sĩ Việt Nam. Ông nổi tiếng tại miền Nam trước 1975 với những bài hát ca ngợi quê hương, đất nước, con người Việt.

Sau năm 1975, tại Việt Nam, ông cùng với nhạc sĩ Phạm Duy là 2 người bị cấm về nhân thân, đến đầu năm 2009, một số bài hát của ông mới được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phép phổ biến trở lại.

Hoàng Thi Thơ sinh ngày 1 tháng 7 năm 1929 (Kỷ Tỵ) tại làng Bích Khê ở xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Ông hoạt động nghệ thuật từ năm 1945, khi còn học trung học tại Huế rồi Hà Tĩnh. Dòng họ Hoàng còn có nhà biên kịch Hoàng Phủ Ngọc Tường
Sau khi học xong Tú tài, tháng 10 năm 1950, ông vào đại học tại trường Dự bị đại học Liên khu 3 và 4 tại Thanh Hóa, theo khoa Văn-Triết. Sau Cách mạng tháng Tám, Hoàng Thi Thơ gia nhập Đoàn Văn nghệ Quảng Trị như một diễn viên ca kịch nhạc do nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ban làm trưởng đoàn. Đến tháng 8 năm 1946, ông trở lại Huế để tiếp tục những năm cuối trung học.

Tháng 12 năm 1946, Hoàng Thi Thơ khi đang tham gia tuyên truyền cùng nhạc sĩ Trần Hoàn ở Huế thì kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Sau khi Huế thất thủ, ông trở ra Vinh theo đề nghị của nhà thơ Lưu Trọng Lư. Tháng 5 năm đó, ông bắt đầu làm báo, viết văn, trở thành phóng viên và biên tập viên cho tờ nhật báo Cứu quốc của Việt Minh. Tháng 9 năm 1948, ông trở lại Huế, tiếp tục hoàn thành trung học ở Trường Khải Định (về sau rời ra Hà Tĩnh và đổi tên thành Trường Huỳnh Thúc Kháng)

Năm 1951, ông vào Sài Gòn dạy tiếng Anh và theo nghề viết nhạc, hoạt động văn nghệ. Năm 1957, ông bắt đầu tổ chức những kỳ Đại nhạc hội tại rạp Thống Nhất Sài Gòn; 4 năm sau ông thành lập Đoàn Văn nghệ Việt Nam và lưu diễn qua nhiều nước Á Châu

Từ 1967 ông là giám đốc tổ chức những chương trình ca vũ nhạc kịch, đặc biệt tại nhà hàng Maxim’s, Sài Gòn. Ông cũng từng lưu diễn tại nhiều thành phố trên thế giới: Vạn Tượng, Hồng Kông, Ðài Bắc, Tokyo, Bangkok, Singapore, Sénégal, Paris, London… và nhiều nơi ở Hoa Kỳ.

Xem bài khác

Trịnh Công Sơn

Tuấn Ngọc

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ là người duy nhất đã được Bộ Thông tin Việt Nam Cộng hòa và Tổng cục Chiến tranh Chính trị nhiều lần cử thành lập và dẫn các đoàn văn nghệ Việt Nam đến Châu Âu trình diễn…
Sau 1975, ông sang Hoa Kỳ. Ông có về Việt Nam 2 lần kể từ năm 1993.

Sáng ngày chủ nhật 23 tháng 9 năm 2001 tại nhà riêng ở Glendale, Hoàng Thi Thơ đã qua đời một cách thanh bình trong khi chờ vợ làm một món cá mà ông thích.
Mộ của ông nằm ở nhà quàn Heritage Memorial Services, 17712 Beach Boulevard, Huntington Beach, Hoa Kỳ

Thời kỳ đi kháng chiến, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đã có quan hệ tình cảm với Trương Tân Nhân, một người bạn học cùng trường. Về sau khi ông bỏ kháng chiến về thành; bà Tân Nhân lúc đó đã có thai, sau hiệp định Genève, bà ở lại miền Bắc và tiếp tục sự nghiệp ca hát. Người con trai của hai người, mang tên Lê Khánh Hoài (lấy theo họ người chồng sau của bà), hiện đang hoạt động trong lĩnh vực kịch nghệ và điện ảnh tại Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 9 năm 1957, ông lập gia đình với ca sĩ Thúy Nga và có 4 người con: 3 trai, gái. Trong đó, người con trưởng là Hoàng Thi Thi, vừa là nhạc sĩ vừa là kỹ sư. Ngoài ra ông còn một dưỡng tử là Hoàng Thi Thao, người cháu gọi ông bằng chú và cũng là người theo sát chân ông trong nhiều năm hoạt động văn nghệ

Ông có trên 500 ca khúc từ tình ca đến nhạc quê hương, dân ca đến nhạc thời trang, đoản khúc đến trường ca, nhạc cảnh đến nhạc kịch.

Khoảng năm 1972-1973, Hoàng Thi Thơ sử dụng thêm bút danh mới là Tôn Nữ Trà Mi và sáng tác một loạt ca khúc mà báo chí thời đó gọi là “đem lại cho làng tân nhạc Việt Nam luồng sinh khí mới và cảm hứng tân kỳ” như Rước tình về với quê hương, Việt Nam ơi ngày vui đã tới, Ô kìa đời bỗng dưng vui, Xây nhà bên suối, Ngày vui lý tưởng..
.
Nhiều bài hát của Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đã quen thuộc với người Việt Nam từ những năm 1950 cho đến sau năm 1975, nhất là những bản nhạc có tính chất dân gian, mộc mạc có âm hưởng quê hương đã đi vào lòng dân mà lại lãng mạn như “Rước tình về với quê hương”, “Rong chơi cuối trời quên lãng”, “Đường xưa lối cũ”, “Tà áo cưới”, “Trăng rụng xuống cầu”, “Gạo trắng trăng thanh”, “Đám cưới trên đường quê”, “Duyên quê”, “Tình ta với mình” …

Hoàng Thi Thơ cũng có những bản nhạc kể lại những mối tình đau khổ của những người con gái: “Chuyện tình cô lái đò Bến Hạ”, “Chuyện tình La Lan”, “Chuyện tình người trinh nữ tên Thi”…

Trong thời gian cộng tác với nhà hàng Maxim’s (Sài Gòn), ông đã thực hiện những tiết mục ca nhạc kịch dã sử và sáng tác những ca khúc hào hùng như “Quang Trung đại phá quân Thanh” hoặc “Trưng Vương đại phá quân Đông Hán”.
Ông cũng là người đã nâng đỡ Sơn Ca và Họa Mi, làm cho 2 người này trở thành 2 nữ ca sĩ nổi tiếng.

Trước năm 1975, ông có thực hiện 3 cuốn băng nhạc mang tên ông, với những giọng ca thượng thặng thời đó.
Hoàng Thi Thơ 1: Rước tình về với quê hương
Hoàng Thi Thơ 2: Việt Nam như đóa hoa xinh
Hoàng Thi Thơ 3: Đưa em qua cánh đồng vàng
Hoàng Thi Thơ 4: Vết chân đà điểu (sau 1975)

Hoàng Thi Thơ cũng nổi tiếng trong việc nghiên cứu các điệu múa. Ông được cho là người tiên phong xây dựng những điệu vũ vừa hiện đại vừa đậm chất dân tộc[8]. Ông cùng với vũ sư Trinh Toàn và vũ sư Lưu Hồng đã có nhiều công trình hợp tác nghiên cứu và sáng tạo các điệu múa dân tộc: Vũ múa trống, Vũ lên đồng, Vũ múa nón, Múa xòe, Múa Koho…

Hoàng Thi Thơ đạo diễn sáng tác vở nhạc kịch đầu tiên năm 1963, mang tên “Từ Thức lạc lối bích đào”, năm 1964, vở nhạc kịch thứ nhì “Dương Quí Phi”, năm 1966 vở “Cô gái điên”, năm 1968 vở “Ả Đào say”

Năm 1965, Hoàng Thi Thơ trở thành đạo diễn điện ảnh với cuốn phim đầu tiên là “Cô Gái Điên” quay thành phim từ nhạc kịch cùng tên của ông, do Trung tâm Điện ảnh Quốc gia sản xuất.

Năm 1969, ông đạo diễn cho phim “Người cô đơn” do chính ông sản xuất. Sau khi ra đến hải ngoại, Hoàng Thi Thơ vẫn tiếp tục làm đạo diễn cho một số phim video như “Chuyện Tình Buồn,” “Tiếng Hát Trong Trăng,” “Người Đẹp Bạch Hoa Thôn” và “Chiêu Quân Cống Hồ”

Đây là danh mục một phần trong số những tác phẩm của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ:
Ai buồn hơn ai
Ai nhớ chăng ai
Bài thơ cuối cùng
Bao giờ trở lại
Biết đâu tìm
Biết thuở nào nguôi
Bóng hồng Việt Nam
Các anh về
Cái trâm em cài
Chiều cố đô
Chiến sĩ hành
Chim vàng trên nón sắt
Chuyện tình cô lái đò bến Hạ
Chuyện tình La Lan
Chuyện tình Lộng Ngọc
Chuyện tình người trinh nữ tên Thi
Chúng mình
Chủ nhật xám
Con tim và nước mắt
Dậy thì
Diễm tình
Duyên quê
(Trưng Vuơng) Đại phá quân Đông Hán
(Quang Trung) Đại phá quân Thanh
Đám cưới trên đường quê
Đành quên sao
Đêm buồn
Đêm cuối cùng
Điệu buồn dang dở
Đời sầu của ve
Đưa em qua cánh đồng vàng
Đưa em xuống thuyền
Đừng nói với anh
Đường xưa lối cũ
Em như làn mây
Em về thăm lại quê anh
Gặp lại người yêu
Gạo trắng trăng thanh
Giã từ mẹ
Gặp nhau
Hình ảnh người em không đợi

Tags: hoàng thi thơtiểu sử nhạc sĩ
Share17TweetPin

Xem bài khác

Nghe lại những ca khúc nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ (Thu âm trước 1975)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nghe lại những ca khúc nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ (Thu âm trước 1975)

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ là tên tuổi lớn của nhạc vàng và của cả nền nghệ thuật âm nhạc...

by admin
September 23, 2021
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ và Những Ngày Thơ Mộng – “Ngày thơ ơi, biết tìm đâu, đâu giờ?”
Cảm xúc âm nhạc

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ và Những Ngày Thơ Mộng – “Ngày thơ ơi, biết tìm đâu, đâu giờ?”

Hầu như ai trong chúng ta ta cũng đã có nhiều lần ngoái lại nhìn về thời hoa mộng của...

by admin
September 22, 2021
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ và “Mùa Thu Đông Kinh” – Một mùa thu buồn ở xứ Phù Tang
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ và “Mùa Thu Đông Kinh” – Một mùa thu buồn ở xứ Phù Tang

Nếu như là một thính giả ngoại quốc, không phải người Việt hay người Nhật, khi nghe hòa tấu ca...

by admin
August 10, 2021
Ca khúc “Ai Nhớ Chăng Ai” và mối tình đầu đau thương của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ
Xuất xứ bài hát

Ca khúc “Ai Nhớ Chăng Ai” và mối tình đầu đau thương của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ

Trước khi trở thành một nhạc sĩ nổi tiếng ở miền Nam, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ từng trải qua...

by admin
May 6, 2021
Hoàn cảnh sáng tác “Đường Xưa Lối Cũ” và đoạn hồi ký về cuộc đời của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ
Xuất xứ bài hát

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Đường Xưa Lối Cũ” theo lời kể của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ

Một trong những bản nhạc mà khi nhắc đến nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, người ta không thể không nhớ...

by admin
March 20, 2021
Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Xe Hoa Một Chiếc” – Tiếng lòng của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ
Cảm xúc âm nhạc

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Xe Hoa Một Chiếc” – Tiếng lòng của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ

Về nguyên bản, điệu tango không dành cho những bài hát buồn, mà đó là một giai điệu rộn vui,...

by admin
March 19, 2021
Next Post
Anh Việt Thu

Anh Việt Thu

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Những “đôi song ca vàng” trước năm 1975: Sơn Ca – Bùi Thiện

Đôi nét về ca sĩ Lệ Thanh – Nhớ về giọng hát một thời lừng lẫy

Đôi nét về ca sĩ Pat Lâm – Ban Shotguns và một thời lừng lẫy

Nhà văn Bình Nguyên Lộc và câu chuyện Đò Dọc: “Có một gia đình trung lưu trí thức…”

Nghe lại 20 ca khúc hay và buồn nhất của Giao Linh (thu âm trước 1975)

Sự nghiệp ca hát của ca sĩ Băng Tâm – Người học trò của nhạc sĩ Duy Khánh và Nhật Ngân

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Nỗi Buồn Hoa Phượng” (Thanh Sơn) – “Mỗi lần hè thêm kỷ niệm, người xưa biết đâu mà tìm…”

Chiều nay sương khói lên khơi…

Nhạc sĩ Hoàng Nguyên và những tình khúc bất hủ về Đà Lạt: Ai Lên Xứ Hoa Đào, Bài Thơ Hoa Đào

Hoàn cảnh sáng tác bài “Tiễn Đưa” (Nguyên Sa – Song Ngọc) – “Người về đêm nay hay đêm mai…”

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc “Cho Tôi Được Một Lần” – Lời cầu hôn của nhạc sĩ Bảo Thu

Những điều thú vị về album “Giọt Lệ Cho Ngàn Sau” (Tuấn Ngọc hát nhạc Từ Công Phụng) – Đỉnh cao của làng nhạc hải ngoại thập niên 1990

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.