ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Xuất xứ bài hát

Nhạc sĩ Giao Tiên và cảm hứng sáng tác trong bài “Vó Ngựa Trên Đồi Cỏ Non”

2019/03/25
in Xuất xứ bài hát
Nhạc sĩ Giao Tiên và cảm hứng sáng tác trong bài “Vó Ngựa Trên Đồi Cỏ Non”

Nhạc sĩ Giao Tiên được nhiều người gọi là “nhạc sĩ của đồng quê”, có lẽ là bởi các sáng tác của ông đa số là đều nhẹ nhàng, trữ tình, mang hơi thở đồng quê và gần gũi với đại chúng nghe nhạc, đặc biệt là những người dân quê. Trong hàng trăm bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ Giao Tiên, có một bài mang không khí khác lạ, được nhiều người yêu thích, đó là Vó Ngựa Trên Đồi Cỏ Non, nổi tiếng trước năm 1975 với giọng ca Hùng Cường.


Click để nghe Hùng Cường hát Vó Ngựa Trên Đồi Cỏ Non trước 1975

Xưa nay, loài ngựa thường tượng trưng cho sự phóng khoáng, hoang đàng, thích chinh phục những miền đất mới, hoặc nỗ lực vượt qua nghịch cảnh. Đặc biệt là loài ngựa hoang còn là biểu tượng của sự tự do khoáng đạt. Trong ca khúc Vó Ngựa Trên Đồi Cỏ Non, nhạc sĩ sử dụng hình ảnh những chú ngựa phiêu du, tung vó trên đồi cỏ để nói lên tiếng lòng mình. Bài hát chính là nỗi lòng của tác giả, khao khát tự do mãnh liệt để được sống trong khoảng trời rộng lớn của tình yêu.

Nói về cảm hứng sáng tác và cái tên đặc biệt của ca khúc Vó Ngựa Trên Đồi Cỏ Non, nhạc sĩ Giao Tiên chia sẻ: “Lúc sáng tác ca khúc này tôi tự ví bản thân như một chú ngựa trên thảo nguyên rộng lớn đang đi tìm người bạn đời. Tôi giải phóng tâm hồn mình trước những quan niệm, hình ảnh cũ và thả hồn vào một thế giới trừu tượng khác để âm nhạc được bay bổng, mới lạ hơn. Thật sự ca khúc này có ca từ rất dễ hát, phù hợp với mọi hoàn cảnh nên may mắn được đông đảo khán giả yêu thích”.

Em dấu yêu ơi anh đang quay về mười năm xa vắng
Anh đã đưa em, đưa em đi tim một giấc mơ đời

Xem bài khác

Hoàn cảnh sáng tác 2 ca khúc Đường Tình Đôi Ngả và Tình Nào Trong Mắt Em (nhạc sĩ Ngân Giang)

Ca khúc Kiếp Dã Tràng của nhạc sĩ Từ Công Phụng – Khi chuyện tình giống như loài dã tràng xe cát

Mười năm lạc loài phải không em
Mười năm hận thù trĩu trong tim
Ta trót vong thân, ta trót vong ân
Mang tuổi hoa niên, làm kiếp lưu đầy.

Khi viết “mười năm lạc loài”, có lẽ nhạc sĩ muốn nhắc về quá khứ vừa mới qua, là một thời tuổi trẻ đã từng tự đày đọa mình như một kẻ lạc loài trong những triền miên hận thù nhỏ nhen của cuộc mưu sinh. Nay nhìn lại thấy tiếc nuối vì đã trót “vong thân” và “vong ân” mười năm trời, phí hoài một thời hoa niên.

Cuộc đời có được mấy lần 10 năm, nên khi tuổi đời đã nặng, chân đã mỏi, người muốn thoát khỏi những toan tính hơn thua ở đời, tìm về để được vùng vẫy trên một vùng thảo nguyên rộng lớn của thanh bình và êm ả, nơi có đồng lúa thơm hương, có luỹ tre xanh, hàng dừa ngả nghiêng và dòng sông thơ mộng. Nơi đó có sự tự do, phóng khoáng và đầy tình thương mến của người dân quê mùa, là nơi không có niềm ưu tư buồn phiền nào:

Bóng tà ngả trên lưng đồi cỏ non
Gió hiền thoáng vi vu hàng lau xanh

Ngoài kia là đồng thơm hương lúa mới
Bên lũy tre xanh ngả nghiêng hàng dừa
Và đây là dòng sông ta thương mến,
Soi bóng chung đôi những ngày ấu thơ…

Đoạn cuối bài hát là lời mời gọi người yêu nhỏ, hãy cùng nhau bỏ lại sau lưng tất cả những phiền muộn, xa rời vùng mây tăm tối của quá khứ, bỏ qua những bon chen nơi chốn phồn hoa để theo nhau về lối trăng hiền để cùng nhau chung sống yên vui hạnh phúc mãi về sau.

Bài hát này được nhiều ca sĩ cả trong nước lẫn hải ngoại trình bày. Có nhiều trường hợp hát sai lời rất ngô nghê, cụ thể là phiên bản của Trường Vũ và hầu hết ca sĩ trẻ khác. Thay vì lời nhạc là:

Anh sẽ đưa em, đưa em xa rời vùng mây tăm tối
Anh sẽ đưa em, đưa em đi về, về lối TRĂNG hiền
Còn ai đợi chờ nữa không em
Còn ai DẶN DÒ nữa không em…

Ca sĩ lại hát là:

Anh sẽ đưa em, đưa em xa rời vùng mây tăm tối
Anh sẽ đưa em, đưa em đi về, về lối CHÂN hiền
Còn ai đợi chờ nữa không em
Còn ai GIẬN HỜN nữa không em

TRĂNG HIỀN hát thành CHÂN HIỀN, tuy vô nghĩa nhưng tạm chấp nhận được, nhưng hát DẶN DÒ thành GIẬN HỜN, nếu ngẫm nghĩ lại một chút thì có lẽ ai cũng phải phì cười. Ở đây, nhân vật trong bài hát muốn hỏi người yêu là “còn ai dặn dò” gì nữa không để rồi theo nhau đi về chốn bình yên sau 10 năm hoang phí tuổi hoa niên. Ca sĩ lại hát thành GIẬN HỜN làm cho câu hát trở thành ngô nghê tối nghĩa.

Có thể đối chiếu lời gốc của tác giả trong tờ nhạc dưới đây:

Trước năm 1975, ngoài việc gắn liền với giọng hát mạnh mẽ đầy nội lực của Hùng Cường, bài hát Vó Ngựa Trên Đồi Cỏ Non còn được yêu thích qua giọng hát Elvis Phương:


Click để nghe Elvis Phương hát

Bài: Đông Kha
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

Tags: giao tiên
Share3484TweetPin

Xem bài khác

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Mất Nhau Rồi” (nhạc sĩ Giao Tiên)
Xuất xứ bài hát

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Mất Nhau Rồi” (nhạc sĩ Giao Tiên)

Chúng mình không còn yêu nhau thì thôi Anh nói ra đi trắng đen một lời Có gì mà ngại...

by admin
June 28, 2021
Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Hào Hoa của nhạc sĩ Giao Tiên
Xuất xứ bài hát

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Hào Hoa của nhạc sĩ Giao Tiên

Vào đầu thập niên 1970, có một ca khúc mang giai điệu dân dã, bình dị, lời hát thì như...

by admin
May 27, 2021
Nhầm lẫn liên quan đến 2 ca khúc “Lời Tình Viết Vội” và “Thư Ngoài Biên Trấn” của nhạc sĩ Giao Tiên
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nhầm lẫn liên quan đến 2 ca khúc “Lời Tình Viết Vội” và “Thư Ngoài Biên Trấn” của nhạc sĩ Giao Tiên

Thư Ngoài Biên Trấn là một trong những sáng tác nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Giao Tiên. Nhiều khán...

by admin
November 16, 2020
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Giao Tiên – “nhạc sĩ của đồng quê”
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Giao Tiên – “nhạc sĩ của đồng quê”

Nhạc sĩ Giao Tiên là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu của loại nhạc bình dân đại chúng trước...

by admin
November 14, 2019
Hoàn cảnh sáng tác chùm ca khúc “Nhớ Người Yêu” của nhạc sĩ Giao Tiên
Bàn Tròn Âm Nhạc

Hoàn cảnh sáng tác chùm ca khúc “Nhớ Người Yêu” của nhạc sĩ Giao Tiên

Nhạc sĩ Giao Tiên sinh năm 1941, ông kết hôn năm 1967 với bà Hương Xuân và họ vẫn sống...

by admin
August 13, 2019
Nhạc sĩ Giao Tiên lên tiếng về việc “Tuấn Vũ, Trường Vũ, Mạnh Quỳnh” không trả tiền tác quyền
Tin Tức

Nhạc sĩ Giao Tiên lên tiếng về việc “Tuấn Vũ, Trường Vũ, Mạnh Quỳnh” không trả tiền tác quyền

Mới đây, trên trang cá nhân của nhạc sĩ Giao Tiên đã chia sẻ một việc ít người biết, đó...

by Đông Kha
October 23, 2018
Next Post
Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng và cuộc tình định mệnh trong bài hát “Mười Năm Yêu Em”

Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng và cuộc tình định mệnh trong bài hát "Mười Năm Yêu Em"

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sư Nghiêm Phú Phi – Nhạc sĩ hòa âm nổi tiếng nhất trước năm 75

Minh Đức Hoài Trinh – nữ sĩ tài hoa và bài ca bất tử “Kiếp Nào Có Yêu Nhau”

Nhà thơ Cung Trầm Tưởng và chuyện tình “Trời mùa Đông Paris suốt đời làm chia ly…”

Đôi nét về Cẩm Hường – Bóng hồng một thuở trong nhạc Lam Phương: Bài Tango Cho Em, Mùa Thu Yêu Đương…

Sự nhầm lẫn về 2 ca khúc trùng tên “Đêm Buồn Phố Thị” của nhạc sĩ Ngọc Sơn trước và sau năm 75

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Chế Linh – Hành trình từ vùng quê nghèo trở thành danh ca nhạc vàng

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Bài Không Tên Số 5” (Vũ Thành An) – Hãy cố yêu người mà sống, lâu rồi đời mình cũng qua

Thoáng gặp, thoáng yêu trong nắng chiều

Hoàn cảnh sáng tác 2 ca khúc Đường Tình Đôi Ngả và Tình Nào Trong Mắt Em (nhạc sĩ Ngân Giang)

Câu chuyện có thật về đằng sau ca khúc Hai Mùa Noel (Đài Phương Trang) – “Mùa Noel đó chúng ta quen bên giáo đường…”

Ca khúc “Suối Mơ” của nhạc sĩ Văn Cao – Tuyệt tác của dòng nhạc lãng mạn

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Cô Hàng Cà Phê (nhạc sĩ Canh Thân) – “Anh đi sắp đến thiên đàng, vừa lúc cô hàng biết yêu…”

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.