ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Giao Tiên – “nhạc sĩ của đồng quê”

2019/11/14
in Bàn Tròn Âm Nhạc
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Giao Tiên – “nhạc sĩ của đồng quê”

Nhạc sĩ Giao Tiên là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu của loại nhạc bình dân đại chúng trước năm 1975 với các ca khúc nổi tiếng như Nhớ Người Yêu, Vó Ngựa Trên Đồi Cỏ Non, Tình Đẹp Mùa Chôm Chôm, Thư Ngoài Biên Trấn, Lại Nhớ Người Yêu, Mất Nhau Rồi…

Nhạc sĩ Giao Tiên tên thật là Dương Trung, sinh năm 1941 ở xã Tam Quan, huyện Hoài Nhơn tỉnh Bình Định. Từ năm 1960 đến năm 1962, ông vào Sài Gòn để học tại trường Trung học Huỳnh Khương Ninh và trường Trung học Trường Sơn ở Sài Gòn.

Giai đoạn 1962-1964, ông bị bắt giam ở Biên Hòa vì bị nghi là “thân cộng” (ông có người anh tham gia chống chính quyền). Ngay khi ở trong tù, ông được một số thầy dạy nhạc. Sau này, vào năm 1972, Giao Tiên học hàm thụ và dự thính khoa sáng tác tại Đại học Vạn Hạnh, ông có được thành công trong bước đầu sáng tác nhờ có năng khiếu âm nhạc bẩm sinh và tự trau dồi kiến thức.

Nhạc sĩ Giao Tiên thời trẻ

Từ 1965 đến 1975, Giao Tiên vào quân ngũ. Sự nghiệp sáng tác nhạc của ông được khởi đầy từ năm 1965 với ca khúc nổi tiếng đầu tiên (và cũng là ca khúc đầu tay) Phận Gái Thuyền Quyên (1970) viết chung với nhạc sĩ Nguyên Thảo. Chỉ trong quãng thời gian ngắn ngủi từ 1970–1975, ông sáng tác hàng trăm ca khúc và đã được phổ biến rộng rãi qua nhiều băng nhạc, được phát trên phát thanh, truyền hình cũng như là in nhạc tờ. Ngoài bút danh chính là Giao Tiên, ông còn nhiều bút danh khác khi sáng tác như Dương Trung, Hoàng Hoa, Thảo Trang, Diễm Đào, Rạng Đông, Ngân Trang, Thu Anh, Kim Khánh, Xuân Hoà, Xuân Hậu, Hương Xuân,…

Lý do phải dùng nhiều bút danh như vậy, ông nói rằng thập niên 1970, mỗi tác giả chỉ được phát 2 bài trong một chương trình, nên dùng nhiều tên khác nhau sẽ lách được quy định này.

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Về bút Giao Tiên, ông cho biết thuở nhỏ yêu thích truyện Hoa Tiên, có nhân vật Dương Giao Tiên. Vì thấy tên Dương Trung của mình khô cứng không thích hợp với người nghệ sĩ nên ông đã chọn tên Giao Tiên.

Sau 1975, nhạc sĩ Giao Tiên tạm ngừng sáng tác trong một khoảng thời gian rất dài. Năm 1975 ông đi kinh tế mới ở Bù Đăng, nay là thuộc tỉnh Bình Phước. Tại đây, cuộc sống lo toan miếng cơm manh áo cho những người con làm cho ông quên mất mình là một nhạc sĩ. Bàn tay chỉ quen viết nhạc không chịu nổi việc làm rẫy, đi rừng nên năm 1985, vợ chồng nhạc sĩ lại dắt díu nhau lên Đà Lạt buôn bán cùng người cháu họ. Công việc không thuận lợi, năm 1990, ông lại đưa vợ con về Cam Ranh làm lại từ đầu bằng nghề nuôi tôm. Nhưng nghề nuôi thất bại, vợ chồng ông lại chuyển sang nghề gói bánh chưng để mưu sinh.

Từ năm 1994, khi cuộc sống dần ổn định, những người con rồi cũng trưởng thành, nhạc sĩ Giao Tiên bắt đầu viết nhạc trở lại, hiện nay ở dù tuổi 80, ông vẫn miệt mài sáng tác. Giai đoạn 1994-1998, nhiều ca khúc đặc sắc của Giao Tiên lần lượt ra đời như Ai Có Qua Cầu, Mống Chuồn Chuồn và đặc biệt là chuỗi ca khúc về Cô Thắm (Cô Thắm Gặp Tình Nhân, Cô Thắm Theo Chồng,…).

Bài hát về Cô Thắm đầu tiên là Cô Thắm Về Làng đã viết từ năm 1974, ông nói rằng đã mượn hình tượng “cô Thắm” nhằm ngợi ca sự nết na, thùy mị, đảm đang của người chị thứ chín tên Ngọc Mai (tức bà Dương Thị Ngọc Mai) – Người đã tần tảo “một nắng hai sương” lo cho ông ăn học thành tài.

Các tác phẩm của Giao Tiên được thu âm bởi hàng loạt hãng sản xuất băng, đĩa trong và ngoài nước Việt Nam như Vafaco, Saigon Video, Rạng Đông, Trung tâm Băng nhạc Trẻ, Kim Lợi,…, Thúy Nga, Asia, Vân Sơn,… Nhạc sĩ Giao Tiên cũng được biết tới như là một nhạc sĩ với nhiều ca khúc phổ thơ.

Ông nói rằng từ năm 2000 đã bắt đầu có tiền bản quyền tác giả nên mỗi quý ông nhận tiền một lần cũng đủ cho cuộc sống.

Nhận xét chung về tác phẩm, các ca khúc của Giao Tiên có giai điệu ngọt ngào, ý tứ bình dị, hồn nhiên, lời ca mộc mạc,… Tất cả đều mang âm hưởng dân ca và rất gần gũi với mọi tầng lớp người dân. Giao Tiên được nhiều người gọi là “nhạc sĩ của đồng quê”.

Hiện nay, Giao Tiên đang sinh sống cùng gia đình tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà, Việt Nam.

Tranh chấp bản quyền tác phẩm của Giao Tiên

Khoảng đầu thập niên 1990, khi dòng nhạc trữ tình được các ca sĩ trong nước thu âm trở lại, có rất nhiều bài hát của Giao Tiên sáng tác, nhưng lại để tên tác giả là người khác. Cụ thể là các ca khúc:

Nhớ Người Yêu, Lại Nhớ Người Yêu, Vó Ngựa Trên Đồi Cỏ Non, Tình Đẹp Mùa Chôm Chôm, Nàng Xuân Chung tình, Cô Thắm Về Làng, Hỏi Vợ Ngoại Thành, Lần Đầu Nói Dối, Hình Bóng Người Yêu (Bị Vinh Sử đổi tên thành Nàng Yêu Hoa Tím), Mất Nhau Rồi (bị Vinh Sử đổi tên thành Thà Trắng Thà Đen).

Nguyên nhân của việc này có thể tóm tắt như sau:

Trước năm 1975, Giao Tiên và nhạc sĩ VS có quen biết nhau. Sau đó vì thời cuộc, hai người không còn dịp gặp lại. Năm 1997, cả hai có cơ hội trùng phùng và Giao Tiên đã đồng ý làm giấy ủy nhiệm cho VS đứng ra thay thế ký kết các hợp đồng thu thanh, thu hình với các hãng sản xuất băng đĩa nhạc ở Saigon. Nhạc sĩ VS đã thay Giao Tiên (đang ở Cam Ranh) nhận tiền tác quyền từ các hãng băng đĩa. Song theo lời nhạc sĩ Giao Tiên chia sẻ trên báo Thanh Niên vào năm 2006 thì: “Lúc đó tôi cũng không biết số tiền là bao nhiêu, thỉnh thoảng Vinh Sử đưa tôi năm, bảy chục ngàn nói là tiền thu băng đĩa”.

Theo nhạc sĩ Giao Tiên, trước đây khi sản xuất băng đĩa nhạc, nhạc sĩ VS đã nhiều lần vi phạm bản quyền rất nhiều bài hát của ông. Cụ thể, nhạc sĩ VS đã tự ý đổi tựa bài hát Mất Nhau Rồi thành Thà Trắng, Thà Đen và tự ý ghi tên tác giả là VS mà không có sự đồng ý của Giao Tiên. Từ năm 2000, Giao Tiên đã không quan hệ công việc với nhạc sĩ VS nữa. Tuy nhiên năm 2006, VS vẫn phát hành tập nhạc, đưa rất nhiều bài hát của Giao Tiên vào đó và ghi tên nhạc sĩ sáng tác là Vinh Sử.

Trên trang baokhanhhoa.vn, nhạc sĩ Giao Tiên kể lại như sau:

Vào một buổi sáng năm 1994, trong lúc ngồi gói bánh chưng, nhạc sĩ Giao Tiên bất ngờ nghe ca sĩ Đình Văn hát bài “Tình Đẹp Mùa Chôm Chôm” do chính ông sáng tác. Ông lao ra đường thì phát hiện giọng hát phát ra từ chiếc xe bán cà-rem. Sững người, ông chạy theo xin được nghe lại rồi hỏi thăm về nơi sản xuất bài hát này, nhưng người bán cà-rem không biết. Thế là nhạc sĩ đi Sài Gòn hỏi thăm nơi phát hành các bài hát của mình, nhưng khi đến nơi thì lại bàng hoàng vì tất cả đều để tên tác giả là một người bạn của mình. Hóa ra, vì vắng mặt hơn 20 năm để mưu sinh nên nhiều người nghĩ rằng nhạc sĩ Giao Tiên đã chết hoặc biệt tích. Người bạn này nhân đó đã “cuỗm” không ít bài của nhạc sĩ Giao Tiên, đổi qua tên mình và bán cho các trung tâm âm nhạc. Buồn bã, thất vọng, ông quay về Cam Ranh, nhưng kể từ đó, tâm hồn âm nhạc cũng quay trở lại với người nhạc sĩ tài hoa, hiền hậu.

nhacxua.vn biên soạn

Tags: giao tiên
Share1811TweetPin

Xem bài khác

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Mất Nhau Rồi” (nhạc sĩ Giao Tiên)
Xuất xứ bài hát

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Mất Nhau Rồi” (nhạc sĩ Giao Tiên)

Chúng mình không còn yêu nhau thì thôi Anh nói ra đi trắng đen một lời Có gì mà ngại...

by admin
June 28, 2021
Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Hào Hoa của nhạc sĩ Giao Tiên
Xuất xứ bài hát

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Hào Hoa của nhạc sĩ Giao Tiên

Vào đầu thập niên 1970, có một ca khúc mang giai điệu dân dã, bình dị, lời hát thì như...

by admin
May 27, 2021
Nhầm lẫn liên quan đến 2 ca khúc “Lời Tình Viết Vội” và “Thư Ngoài Biên Trấn” của nhạc sĩ Giao Tiên
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nhầm lẫn liên quan đến 2 ca khúc “Lời Tình Viết Vội” và “Thư Ngoài Biên Trấn” của nhạc sĩ Giao Tiên

Thư Ngoài Biên Trấn là một trong những sáng tác nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Giao Tiên. Nhiều khán...

by admin
November 16, 2020
Hoàn cảnh sáng tác chùm ca khúc “Nhớ Người Yêu” của nhạc sĩ Giao Tiên
Bàn Tròn Âm Nhạc

Hoàn cảnh sáng tác chùm ca khúc “Nhớ Người Yêu” của nhạc sĩ Giao Tiên

Nhạc sĩ Giao Tiên sinh năm 1941, ông kết hôn năm 1967 với bà Hương Xuân và họ vẫn sống...

by admin
August 13, 2019
Nhạc sĩ Giao Tiên và cảm hứng sáng tác trong bài “Vó Ngựa Trên Đồi Cỏ Non”
Xuất xứ bài hát

Nhạc sĩ Giao Tiên và cảm hứng sáng tác trong bài “Vó Ngựa Trên Đồi Cỏ Non”

Nhạc sĩ Giao Tiên được nhiều người gọi là "nhạc sĩ của đồng quê", có lẽ là bởi các sáng...

by admin
March 25, 2019
Nhạc sĩ Giao Tiên lên tiếng về việc “Tuấn Vũ, Trường Vũ, Mạnh Quỳnh” không trả tiền tác quyền
Tin Tức

Nhạc sĩ Giao Tiên lên tiếng về việc “Tuấn Vũ, Trường Vũ, Mạnh Quỳnh” không trả tiền tác quyền

Mới đây, trên trang cá nhân của nhạc sĩ Giao Tiên đã chia sẻ một việc ít người biết, đó...

by Đông Kha
October 23, 2018
Next Post
Sự tích hoa Tigôn – Loài hoa “tim vỡ” xuất hiện trong nhạc vàng

Sự tích hoa Tigôn - Loài hoa "tim vỡ" xuất hiện trong nhạc vàng

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Nữ danh ca Minh Trang – Nguồn cảm hứng sáng tác ca khúc “Ngọc Lan” của Dương Thiệu Tước

Nữ thi sĩ Minh Đức Hoài Trinh và nhạc Phạm Duy

“Nàng thơ” duy nhất trong các sáng tác của nhạc sĩ Hoài Linh: Căn Nhà Màu Tím, Cô Bé Ngày Xưa…

Thi sĩ Hữu Loan và “Màu Tím Hoa Sim” – Huyền thoại một nhà thơ

Ca khúc “Áo Lụa Hà Đông” và sự gắn bó định mệnh của thi sĩ, nhạc sĩ và ca sĩ (Nguyên Sa – Ngô Thụy Miên – Duy Trác)

Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc “Phố Đêm” (nhạc sĩ Tâm Anh) – Câu chuyện về những ngày thương tích lớn trong đời

Ý nghĩa của bài hát “Hương Xưa” (nhạc sĩ Cung Tiến) – Tuyệt tác của tân nhạc thập niên 1950

Phân tích ý nghĩa trường ca Hòn Vọng Phu (Lê Thương) – Phần 2: Ai Xuôi Vạn Lý – Sự tích của núi sông

Thi sĩ Kim Tuấn và loài “hoa vông rừng tuyết trắng” trong ca khúc “Những Bước Chân Âm Thầm”

Chuyện tình nhạc sĩ Quốc Dũng – Bảo Yến và hoàn cảnh sáng tác “Bài Ca Tết Cho Em” (nhạc sĩ Quốc Dũng)

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của “Nước Mắt Mùa Thu” (Phạm Duy) – Ca khúc viết riêng cho tiếng hát Lệ Thu

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.