ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Xuất xứ bài hát

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa nội dung ca khúc “Tóc Em Chưa Úa Nắng Hè” (nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương) – Rồi nắng hạ tàn phai…

2021/05/17
in Xuất xứ bài hát
Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa nội dung ca khúc “Tóc Em Chưa Úa Nắng Hè” (nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương) – Rồi nắng hạ tàn phai…

Phạm Mạnh Cương là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu của làng nhạc miền Nam trước 1975. Không chỉ nổi tiếng trong lĩnh vực sáng tác, người nhạc sĩ đồng thời là giáo sư môn triết này còn rất thành công trong lĩnh vực sản xuất chương trình truyền thanh, truyền hình và băng nhạc.

Những ca khúc được yêu thích nhất của nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương là Thương Hoài Ngàn Năm, Thu Ca, Thung Lũng Hồng, Thế Rồi Một Mùa Hè… và một ca khúc có tựa đề rất thi vị, đó là Tóc Em Chưa Úa Nắng Hè.

Nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương tiết lộ rằng ông sáng tác ca khúc này vào khoảng năm 1962 trong một lần đi nghỉ hè ở phố biển Nha Trang, và tựa đề bài hát này được ông mượn từ tên một phim điện ảnh nổi tiếng của Thụy Điển từ 10 năm trước đó.

Tên gốc của phim là “Hon dansade en sommar”, dịch ra tiếng Việt là “Nàng chỉ khiêu vũ một mùa hè thôi”, đầu thập niên 1950 đã từng được công chiếu ở Hà Nội tại rạp Ciro’s (nay là rạp Kim Đồng) với tên tiếng Việt là “Tóc Em Chưa Úa Nắng Hè”. Lúc đó phim đã bị nhầm là có xuất xứ từ Na Uy, cũng là một nước Bắc Âu như Thụy Điển.

Khi được công chiếu ở Hà Nội, cuốn phim này đã thu hút sự quan tâm rất lớn từ tầng lớp trí thức, trong đó có nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương, lúc đó đang là một chàng sinh viên Huế ra Hà Nội trọ học. Ông đã ghi cảm tưởng của mình về phim này như sau (xin giữ nguyên câu chữ thời ấy):

Xem bài khác

Hoàn cảnh sáng tác 2 ca khúc Đường Tình Đôi Ngả và Tình Nào Trong Mắt Em (nhạc sĩ Ngân Giang)

Ca khúc Kiếp Dã Tràng của nhạc sĩ Từ Công Phụng – Khi chuyện tình giống như loài dã tràng xe cát

“Một chuyện tình bên hồ, trong ánh-sáng lung-linh hớn-hở, để tắt trong mây thu, của đôi thanh-niên thiếu-nữ băng khỏi thời-gian sống trong cung đàn âu-yếm để tỉnh giấc trong tục-lụy và nàng xa cõi thế. Một tác-phẩm Na-uy rất trẻ-trung tươi-sáng trong nền tư-tưởng quốc-tế, đánh dấu một nghệ-thuật đã từng làm súc-cảm bao tấm lòng cằn-cỗi. Một bản nhạc, một lời du, một áng mây, một bài thơ:

Tóc em chưa úa nắng hè – Elle n’a dansé qu’un seul été.

Kiệt tác-phẩm Na-uy, giải thưởng quốc-tế 1950 về cốt truyện. Với Ulla Jacobsson, Folke Sundquist…”

Vào một mùa hè ấm áp của 10 năm sau đó, một hôm nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương lang thang trên biển Nha Trang, tình cờ ông nhìn thấy bóng dáng của giai nhân đang dạo bước một mình trên biển vắng trong buổi chiều chạng vạng. Ánh hoàng hôn chao nghiêng trên làn tóc, làm hong vàng mái tóc thề của người thiếu nữ.

Trong đầu nhạc sĩ bỗng nhớ về cuốn phim năm xưa, cộng hưởng với việc được nhìn thấy một hình tượng gợi nhiều xúc cảm, ông có cảm hứng để sáng tác một ca khúc có cùng tên với cuốn phim năm xưa: Tóc Em Chưa Úa Nắng Hè, với hình ảnh rất đẹp của người thiếu nữ:

Em, tóc em hong vàng
Biển chiều ru nắng
Êm bước hoàng hôn…


Click để nghe Anh Khoa hát (thu âm trước 75)

Tuy nhiên, nếu chỉ có cảnh biển và hình bóng của một giai nhân thôi thì chưa đủ nội dung để sáng tác thành một ca khúc trọn vẹn. Khi bắt đầu sáng tác, nhạc sĩ đã nhớ lại nội dung cuốn phim đã xem năm xưa và thấy nó khá tương đồng với nội dung một tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Khái Hưng là Trống Mái (xuất bản năm 1936). Cả 2 đều nói về cuộc tình của một người ở thành phố với một người nơi thôn dã.

Trong tiểu thuyết Khái Hưng, cô gái tên Hiền là một người thuộc giai cấp quý tộc, thông minh tinh tế, lại có lòng tử tế và cảm thông đối với người khốn khó, không phân biệt giai cấp – vốn là một căn bệnh của xã hội thời điểm đó. Trong một lần về chơi biển Sầm Sơn, Hiền gặp một thanh niên đánh cá làng chài tên là Vọi, là người ít học, chất phát, nhưng đẹp trai và lực lưỡng như một lực sĩ.

Hiền cảm mến chàng trai thật thà, chất phác. Nhưng đó không hẳn là tình yêu. Chỉ vì Hiền có được những cảm xúc tự do, thoải mái khi đi bên cạnh một anh chàng vừa đẹp trai vừa lại khù khờ dễ bảo, giúp cô quên đi cuộc sống có phần giả tạo nơi thành phố bon chen.

Sau một buổi yến tiệc ở nhà Hiền với sự tham gia của rất nhiều bạn bè từ thành phố về, những cảm xúc đẹp đẽ của Hiền đối với anh Vọi dần tan biến. Vọi là một người của thôn quê, giống như là con chim tự do bay nhảy giữa đất trời, nay như là bị nhốt vào lồng khi tham gia một bữa tiệc toàn là quý tộc trưởng giả với phong cách hoàn toàn xa lạ. Anh lóng ngóng, đau khổ và vụng về, không biết làm gì giữa những con người và không gian quý tộc như vậy.

Hiền chợt hiểu ra và trở về đúng với vị trí, giai tầng của cô. Nhưng cái ngọt ngào như là hương vị của tình yêu mà cô đã gieo vào lòng Vọi, vào cuộc đời Vọi, thì còn tồn tại và sống mãi. Nó sống động và gây tương tư, thổn thức trong trái tim Vọi, trong tâm hồn Vọi, ngay cả khi Vọi không biết và không giải thích được tình yêu là gì.

Từ chuyện tình giai cấp đó, nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương đã cảm tác và viết thành một ca khúc nói về chuyện tình miền biển rất nhẹ nhàng và êm đềm, rồi những chia ly cũng được mô tả nhẹ nhàng, thổn thức như những triền sóng miên man.

Không tập trung vào câu chuyện giai cấp rối rắm như trong tiểu thuyết, bài hát chỉ nói về thời điểm kết thúc câu chuyện, mô tả hình bóng lẻ loi của đôi người còn in dấu trên miền biển vắng khi chuyện tình đã hết, nắng hạ đã tàn phai.

Rồi nắng hạ tàn phai
Cơn mê tình ái
Rã rời lạc lối

Theo dấu chân em về
Chập chùng lớp sóng.
Trắng xóa mênh mông.

Cuộc tình đến và đi đều nhanh như một cơn lốc. Với cô gái tên Hiền trong truyện Khái Hưng thì đó chỉ là một trải nghiệm trong đời sống. Nhưng với anh chàng Vọi, thì dù ngắn ngủi, nhưng những gì đã qua đã để lại cho anh một cơn bão lòng. Anh không thể nào quên được những đêm cùng nhau ngắm cảnh trăng lên gió thổi trên hòn Trống Mái, những buổi cùng ở trong vườn xem đôi bướm đuổi nhau với cái nhìn và nụ cười tuyệt đẹp của Hiền, và những lúc chỉ có hai ở ngoài biển khơi xa vắng, những ngụm nước dừa có mùi son phấn của làn môi. Tất cả điều đó đều làm cho anh như là bị chìm đắm trong men say yêu đương tình ái.


Click để nghe Sĩ Phú hát Tóc Em Chưa Úa Nắng Hè trước 1975

Em buông lơi tóc thề
Tỉnh mê theo cơn lốc về
Em như mưa nắng hạ
Hôn bờ biển xanh sỏi đá.

Anh lang thang dấu giầy
Vòng tay em cho đã gầy
Men yêu đương rũ rượi
Mây trời phong kín trùng khơi.

Những gì người ta cảm nhận được khi nghe ca khúc Tóc Em Chưa Úa Nắng Hè là nỗi buồn man mác, những tiếc nuối tưởng là nhẹ nhàng thoảng qua, nhưng đó như là một vực sâu ngậm ngùi sau những rũ rượi yêu đương:

Rồi cánh phượng hồng rơi
Chơi vơi ngàn lối.
Mỏi đường tình ái

Con sóng khuya xô về
Ngậm ngùi sỏi đá
Nuối tiếc trôi qua

Còn dấu buồn hồn hoang
Nghiêng nghiêng vực nhớ
Mưa chiều lạnh giá,

Em tóc em hong vàng
Hạ buồn chiều úa
Em khóc chiều xưa.

Đông Kha (nhacxua.vn) biên soạn

Tags: phạm mạnh cương
ShareTweetPin

Xem bài khác

Nghe lại những băng nhạc Tú Quỳnh trước năm 1975 do nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương thực hiện
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nghe lại những băng nhạc Tú Quỳnh trước năm 1975 do nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương thực hiện

Với những người thích nghe nhạc thu âm từ trước năm 1975, chắc chắn sẽ biết đến loạt băng nhạc...

by admin
July 30, 2021
Hoàn cảnh sáng tác “Thương Hoài Ngàn Năm” (nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương) – Tình đầu cũng là tình cuối
Cảm xúc âm nhạc

Hoàn cảnh sáng tác “Thương Hoài Ngàn Năm” (nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương) – Tình đầu cũng là tình cuối

Trong kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam, có một câu ca dao nói về tình yêu thắm thiết...

by admin
July 30, 2021
Cảm xúc về ca khúc “Mắt Lệ Cho Người Tình” (Phạm Mạnh Cương) – “Biệt ly, hôn nhau lần cuối – giá băng tơ trời…”
Cảm xúc âm nhạc

Cảm xúc về ca khúc “Mắt Lệ Cho Người Tình” (Phạm Mạnh Cương) – “Biệt ly, hôn nhau lần cuối – giá băng tơ trời…”

Trong thể loại nhạc trữ tình Việt Nam, có 2 ca khúc có tựa đề gần giống nhau của 2...

by admin
July 29, 2021
Hoàn cảnh sáng tác bài “Thu Ca” (nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương) – Tuyệt phẩm tango kinh điển của nhạc Việt
Cảm xúc âm nhạc

Hoàn cảnh sáng tác bài “Thu Ca” (nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương) – Tuyệt phẩm tango kinh điển của nhạc Việt

Trong cuộc đời và sự nghiệp có rất nhiều đóng góp cho nền âm nhạc miền Nam của nhạc sĩ...

by admin
July 29, 2021
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương – Tác giả của Thu Ca, Thương Hoài Ngàn Năm…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương – Tác giả của Thu Ca, Thương Hoài Ngàn Năm…

Xứ Huế là một trong những nôi phát triển rực rỡ của tân nhạc Việt Nam thời kỳ thập niên...

by admin
July 29, 2021
Cảm nhận âm nhạc: “Thu Ca” của nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương – Nỗi niềm của người lữ khách xa quê
Cảm xúc âm nhạc

Cảm nhận âm nhạc: “Thu Ca” của nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương – Nỗi niềm của người lữ khách xa quê

Trong một chiều thu như bao chiều thu cũ, một người trai lữ khách đang lãng du một mình trong...

by admin
July 29, 2019
Next Post
Nhạc sĩ Thu Hồ và hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Quê Mẹ” – Đêm khuya trăng mơ, mắt trông về trong cõi xa mờ…

Nhạc sĩ Thu Hồ và hoàn cảnh sáng tác ca khúc "Quê Mẹ" - Đêm khuya trăng mơ, mắt trông về trong cõi xa mờ...

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Nghe lại những bài hát hay nhất của Tuấn Vũ & Sơn Tuyền – Đôi song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990

Nhà văn Bình Nguyên Lộc và câu chuyện Đò Dọc: “Có một gia đình trung lưu trí thức…”

Vài cảm nhận về nhu cầu nghe nhạc vàng của khán giả hiện nay

Những bài nhạc quê hương hay nhất của nhạc sĩ Thanh Sơn

Điều ít người biết về danh ca Thái Thanh – Một người mẹ hiền đằng sau ánh hào quang sân khấu

“Lá Diêu Bông” – Một mối tình đơn phương lãng mạn 90 năm trước

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Mưa bay trên tầng tháp cổ

Nhạc sĩ Mặc Thế Nhân và cuộc tình buồn trong 2 ca khúc “Em Về Với Người” và “Cho Vừa Lòng Em”

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Tình Cầm” (Hoàng Cầm – Phạm Duy) – “Nếu anh còn trẻ như năm cũ…”

Ca khúc Kiếp Dã Tràng của nhạc sĩ Từ Công Phụng – Khi chuyện tình giống như loài dã tràng xe cát

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Nỗi Buồn Hoa Phượng” (Thanh Sơn) – “Mỗi lần hè thêm kỷ niệm, người xưa biết đâu mà tìm…”

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Biết Đến Bao Giờ” (Lam Phương) – Ta quen nhau bao lâu nhưng tình đã có gì đâu…

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.