ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Cảm xúc âm nhạc

Cảm nhận âm nhạc: “Thu Ca” của nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương – Nỗi niềm của người lữ khách xa quê

2019/07/29
in Cảm xúc âm nhạc
Cảm nhận âm nhạc: “Thu Ca” của nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương – Nỗi niềm của người lữ khách xa quê

Trong một chiều thu như bao chiều thu cũ, một người trai lữ khách đang lãng du một mình trong ánh chiều tà. Cái lạnh làm chàng khẽ rùng mình, một cảm giác cô đơn tràn ngập tâm hồn. Tương lai mịt mờ, bước chân vô định khiến chàng càng thêm buồn nhớ những kỷ niệm đã qua.

Nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương viết ca khúc “Thu Ca” vào năm 1953, khi ông mới 20 tuổi và đang theo học Trường Cao đẳng Sư phạm và Cử nhân Văn chương tại Hà Nội, với bối cảnh gây cảm hứng sáng tác, theo như ông kể lại là: “Một chiều thu trời buồn man mác, gió heo may se lạnh, tôi thơ thẩn ngang qua trường Trưng Vương, hình ảnh những nữ sinh trong tà áo dài bay trong gió mùa thu Hà Nội đẹp ru hồn làm bật lên giai điệu: “Lạnh lùng sương rơi heo may…”

Ông vốn là người đã yêu thích phong cách nhạc của Đoàn Chuẩn – Từ Linh từ khi còn nhỏ, nên sau này một số ca khúc do ông sáng tác có hương vị của phong cách này, chẳng hạn như các bài tình ca liên hệ tới mùa thu.

Ông từng tâm sự: “Hồi đi học, là tôi đã thích, đã mê nhạc lắm rồi. Thời đó tôi mê loại nhạc thời danh của Ðoàn Chuẩn-Từ Linh, nghe được những bài “Tà áo Xanh”, “Dang Dở” hay “Gửi Gió Cho Mây Ngàn Bay” thú vị lắm. Thời ấy làm như mình bị thấm cái nhạc đó cho nên khi sáng tác, mình phải làm sao có cái “air” nhạc cho nó như vậy“.

Bản thân Phạm Mạnh Cương cũng thừa nhận rằng không hẳn bài tình ca nào ông viết cũng đều đến từ một mối tình có thật và thật ra đó cũng chẳng phải là lý do chính để ông viết nhạc; điều này khác với một số nhạc sĩ chuyên viết tình ca khác; ông đã có một căn bản rất tốt về nhạc lý, nhạc cụ và giáo dục, nên đã thêm trí tưởng tượng của mình để cho ra đời bản “Thu Ca” này.

Xem bài khác

Ca khúc Kiếp Dã Tràng của nhạc sĩ Từ Công Phụng – Khi chuyện tình giống như loài dã tràng xe cát

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của bài hát “Nếu Một Mai Em Sẽ Qua Đời” (nhạc sĩ Phạm Duy)

Lạnh lùng sương rơi heo may
Buồn ngơ ngác bóng chim bay
Mây tím giăng sầu đó đây

Ngày đi chiều mang sầu tới
Làn sương chiều thu lả lơi
Tiếng mưa rơi đều trên lối

Chiều về gieo thương với nhớ
Lòng người lữ thứ bơ vơ
Nghe lá hoa rụng xác xơ

Chiều thu về đây lạnh lẽo
Mà sương chiều rơi hắt hiu
Gió xa đưa nhẹ tiếng tiêu

Nhớ ai chiều thu
Nhìn bao lá úa rơi đầy lối
Nhẹ rung tà áo
Làn môi cười thắm như cánh hoa đào

Cách xa vì đâu!
Dù bao lần lá hoa phai màu
Rung chi cành hoa lá
Khi tà dương đã khuất non xa

Mầu chiều thu reo lá úa 
Buồn se sắt nhớ thu xưa
Tôi biết em chiều gió mưa

Người đi về đâu ngàn lối
Màu hoa chiều thu úa phai
Xót xa cho lòng tê tái

Ngập ngừng sương rơi non xa
Chiều thu giăng lối cô đơn
Nghe tiếng mưa sầu chứa chan

Mà bóng chiều phai vàng úa
Mờ xóa tình quen biết nhau
Trách chi cho lòng đớn đau

Trong “Thu ca”, nỗi niềm của người lữ khách xa quê đan quyện vào khung cảnh của một chiều thu:

Chiều về gieo thương với nhớ
Lòng người lữ thứ bơ vơ

Trong trời thu lành lạnh, nhìn bóng chim bay, mây cuốn chàng cũng thấy buồn:

Buồn ngơ ngác bóng chim bay
Mây tím dâng sầu đó đây

Nỗi buồn càng trở nên buồn thêm trong tiếng mưa rơi đều đều như không bao giờ kết thúc. Chàng trai đa sầu đa cảm đã gặp gỡ cô gái trong một chiều gió mưa quá khứ, để rồi bây giờ nhìn mưa lại thấy buồn, thấy nhớ người xưa:

Buồn se sắt nhớ thu xưa
Tôi biết em chiều gió mưa

Có câu nói: “Những đôi gặp mưa trong lần hò hẹn đầu tiên sẽ yêu nhau suốt đời”; chẳng biết liệu thực sự có một mối liên hệ chặt chẽ giữa thời tiết với tình yêu như thế hay không, hoặc đã có ai thống kê chuyện này hay chưa, nhưng chắc không ai phủ nhận rằng những kỷ niệm trong mưa sẽ làm ta nhớ mãi.

Mưa là một hiện tượng thân quen thú vị của thời tiết, còn tình yêu cũng là một hiện tượng quen thuộc thú vị của cảm xúc, có lẽ sự tương đồng này khi gặp nhau đã tạo nên cộng hưởng cho tâm hồn chăng?!

Người trai trong buồn phiền, nhung nhớ, không còn thiết nhìn ngắm cảnh vật nữa, chỉ còn nghe tiếng mưa rơi lá rụng mà cảm nhận nhịp đập của mùa thu.

Ngập ngừng sương rơi non xa
Chiều thu giăng lối cô đơn
Nghe tiếng mưa sầu chứa chan

Nhìn cảnh mà lại nhớ người, lòng người cũng như lá úa rơi. Tiếng tiêu từ xa vọng lại càng làm hồn người trai thêm se sắt:

Chiều thu về đây lạnh lẽo
Mà sương chiều rơi hắt hiu
Gió xa đưa nhẹ tiếng tiêu

Người đã xa xôi nhưng bóng hình nàng vẫn còn gần gũi, tà áo làn môi còn tươi thắm trên một đường xưa đầy lá rơi.

Nhẹ vương tà áo
Làn môi cười thắm như cánh hoa đào

Hoa đào từ hình bóng của nàng mang hơi thở của mùa xuân, mang tới một chút hơi ấm và sức sống cho chàng trai bước đi trong chiều thu lạnh lẽo. Nhưng mà sự chia ly thật là khắc khoải khi vẫn còn đau đáu trong tâm chàng một câu hỏi “vì sao?” không lời giải đáp:

Người đi về đâu ngàn lối
Màu hoa chiều thu úa phai
Xót xa cho lòng tê tái

Dù bao lần lá hoa phai màu vẫn chưa quên được hình bóng người yêu cũ. Người trong thương nhớ quá, sẽ ước gì có thể quên, ước gì bóng đêm tràn tới có thể xóa giúp ký ức tình buồn, càng không muốn có tâm trách móc người yêu xưa, vì như thế càng làm cho lòng mình xót xa thêm.

Mà bóng chiều phai vì đâu
Mờ xóa tình quen biết nhau
Nhắc chi cho lòng đớn đau

Lòng vì buồn nhớ mà cảm thấy sự vô duyên của cảnh vật, giận dỗi với cả cành hoa lá. Sương rơi thay cho giọt lệ rơi, sương giăng khắp lối, mưa buồn chứa chan.

Rung chi cành hoa lá
Khi tà dương đã khuất non xa


Một người đi xa mà chưa dứt được tâm hồn khỏi hình bóng quê hương, tình cũ. Giá như có người yêu bên cạnh thì cũng vẫn những cảnh thu này chẳng phải là sẽ lập tức chuyển biến thành cực kỳ lãng mạn và mơ mộng hay sao? Lời nói người xưa đâu có sai: “Người buồn, cảnh có vui đâu bao giờ”.

Nhịp Tango dìu dặt của bài hát phù hợp với tâm trạng khắc khoải mơ hồ của nhân vật, xuyên thấu tâm hồn người nghe.

Ca khúc này cho thấy tình tự của người xưa nhẹ nhàng mà sâu sắc, mang tính biểu tượng và cao sang; nét đẹp thuần mộc của cảnh vật và con người cũng tạo nên những cảm hứng và rung động nghệ thuật cho nhạc sĩ sáng tác.

Thành công của bài hát là đưa được các sắc thái đặc trưng của mùa thu vào trong ca khúc, kết hợp với tâm tình nghệ sĩ mà dâng trào, khiến người nghe không khỏi đồng cảm với nhân vật và cảnh vật.

Tựa như trong một bài thơ thất ngôn bát cú chuẩn mực: ít câu từ nhưng đầy đủ ý, nói ít mà có thể hiểu nhiều. Nhạc sĩ rất tâm đắc với bài hát này, ông nói: “Trong gia tài âm nhạc khoảng 100 ca khúc của tôi, có 2 bài để đời là “Thu Ca” và “Thương Hoài Ngàn Năm”. Hơn thế, “Thu Ca” còn được coi là một trong những bài tango hay nhất của Việt Nam.

Nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương từng tự sự: “Tôi quan niệm, lời ca phải làm cho người ta cảm, chứ đừng viết một cách cao xa quá. Hình ảnh trong âm nhạc phải cụ thể, nhưng không phải cụ thể một cách tầm thường, nhưng là một cụ thể có thi vị…”

Chúng ta sắp bước vào mùa thu với thật nhiều cảm xúc. Hãy một lần nữa cùng hòa mình vào “Thu Ca” xưa của Phạm Mạnh Cương để làm phong phú thêm tâm hồn mình, mài bớt đi một phần những chai sạn trong cuộc sống hiện đại xô bồ này.

Theo Hoài Ân (Đại Kỷ Nguyên)

dkn.tv/nghe-thuat/am-nhac-nghe-thuat/cam-am-ca-khuc-thu-ca-cua-pham-manh-cuong-noi-niem-cua-nguoi-lu-khach-xa-que.html

Tags: phạm mạnh cương
Share1245TweetPin

Xem bài khác

Nghe lại những băng nhạc Tú Quỳnh trước năm 1975 do nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương thực hiện
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nghe lại những băng nhạc Tú Quỳnh trước năm 1975 do nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương thực hiện

Với những người thích nghe nhạc thu âm từ trước năm 1975, chắc chắn sẽ biết đến loạt băng nhạc...

by admin
July 30, 2021
Hoàn cảnh sáng tác “Thương Hoài Ngàn Năm” (nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương) – Tình đầu cũng là tình cuối
Cảm xúc âm nhạc

Hoàn cảnh sáng tác “Thương Hoài Ngàn Năm” (nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương) – Tình đầu cũng là tình cuối

Trong kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam, có một câu ca dao nói về tình yêu thắm thiết...

by admin
July 30, 2021
Cảm xúc về ca khúc “Mắt Lệ Cho Người Tình” (Phạm Mạnh Cương) – “Biệt ly, hôn nhau lần cuối – giá băng tơ trời…”
Cảm xúc âm nhạc

Cảm xúc về ca khúc “Mắt Lệ Cho Người Tình” (Phạm Mạnh Cương) – “Biệt ly, hôn nhau lần cuối – giá băng tơ trời…”

Trong thể loại nhạc trữ tình Việt Nam, có 2 ca khúc có tựa đề gần giống nhau của 2...

by admin
July 29, 2021
Hoàn cảnh sáng tác bài “Thu Ca” (nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương) – Tuyệt phẩm tango kinh điển của nhạc Việt
Cảm xúc âm nhạc

Hoàn cảnh sáng tác bài “Thu Ca” (nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương) – Tuyệt phẩm tango kinh điển của nhạc Việt

Trong cuộc đời và sự nghiệp có rất nhiều đóng góp cho nền âm nhạc miền Nam của nhạc sĩ...

by admin
July 29, 2021
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương – Tác giả của Thu Ca, Thương Hoài Ngàn Năm…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương – Tác giả của Thu Ca, Thương Hoài Ngàn Năm…

Xứ Huế là một trong những nôi phát triển rực rỡ của tân nhạc Việt Nam thời kỳ thập niên...

by admin
July 29, 2021
Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa nội dung ca khúc “Tóc Em Chưa Úa Nắng Hè” (nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương) – Rồi nắng hạ tàn phai…
Xuất xứ bài hát

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa nội dung ca khúc “Tóc Em Chưa Úa Nắng Hè” (nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương) – Rồi nắng hạ tàn phai…

Phạm Mạnh Cương là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu của làng nhạc miền Nam trước 1975. Không chỉ...

by admin
May 17, 2021
Next Post
Con của cựu binh Mỹ nhờ cộng đồng hỗ trợ tìm mẹ người Việt ở Vũng Tàu hơn 50 năm trước

Con của cựu binh Mỹ nhờ cộng đồng hỗ trợ tìm mẹ người Việt ở Vũng Tàu hơn 50 năm trước

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Đính chính những giai thoại không đúng về cuộc đời nhạc sĩ Đoàn Chuẩn

Sự trùng hợp thú vị trong 2 bài hát về mưa: “Tình Khúc Chiều Mưa” (Nguyễn Ánh 9) và “Thương Nhau Ngày Mưa” (Nguyễn Trung Cang)

Ca sĩ Lê Uyên – còn mãi một vẻ đẹp lạ lùng

Anh Việt Thu – Người nhạc sĩ tài hoa vắn số và cuộc sống túng thiếu lúc sinh thời

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Chế Linh – Hành trình từ vùng quê nghèo trở thành danh ca nhạc vàng

Những chuyện tình trong các bài nhạc Giáng Sinh nổi tiếng trước năm 75

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Đêm Bơ Vơ” (nhạc sĩ Duy Khánh) – “Thương ai, đêm đợi đêm chờ…”

Thành phố buồn

Nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm và hoàn cảnh sáng tác “Gọi Người Yêu Dấu” – Mối tình oan trái ở xứ sương mù Đà Lạt

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc “Cho Tôi Được Một Lần” – Lời cầu hôn của nhạc sĩ Bảo Thu

Ca khúc “Lời Đắng Cho Cuộc Tình” và chuyện tình tuyệt vọng của danh ca Duy Khánh

Cuộc đời cô quạnh của nhạc sĩ Thanh Bình: Con đường mình đi sao chông gai…

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.