ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Cảm xúc âm nhạc

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc Nhớ Một Chiều Xuân (Nguyễn Văn Đông) – “Người yêu dấu bên bờ thành Vienne”

2021/01/22
in Cảm xúc âm nhạc, Xuất xứ bài hát
Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc Nhớ Một Chiều Xuân (Nguyễn Văn Đông) – “Người yêu dấu bên bờ thành Vienne”

Nguyễn Văn Đông là một trong những nhạc sĩ nổi tiếng nhất của dòng nhạc vàng. Với cương vị là một sĩ quan cấp cao của quân đội thời xưa, nhạc sĩ rất bận rộn với rất nhiều công việc khác nhau, cả việc nước lẫn việc điều hành cùng một lúc 3 nhãn hiệu băng dĩa khác nhau là Continental, Sơn Ca, Premier, ông vẫn sáng tác rất nhiều, và số lượng bài hát nổi tiếng cũng rất nhiều, tiêu biểu là Chiều Mưa Biên Giới, Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp, Mấy Dặm Sơn Khê, Thương Về Mùa Đông Biên Giới, Sắc Hoa Màu Nhớ…

Với chủ đề nhạc xuân, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông viết nhiều ca khúc, nổi tiếng nhất trong số đó là Phiên Gác Đêm Xuân và Nhớ Một Chiều Xuân, cùng được sáng tác vào thập niên 1950.

Với ca khúc Nhớ Một Chiều Xuân, chúng ta có thể thấy được nét tài hoa của nhạc sĩ qua giai điệu và lời ca rất khác biệt so với những bài hát được sáng tác cùng thời điểm:

Người về còn nhớ khúc hát
“Người yêu dấu bên bờ thành Vienne”
Lòng này còn quyến luyến mãi
Đêm Xuân dài mà đâu có hay…


Click để nghe Anh Khoa hát Nhớ Một Chiều Xuân thu âm trước 1975

Xem bài khác

Hoàn cảnh sáng tác 2 ca khúc Đường Tình Đôi Ngả và Tình Nào Trong Mắt Em (nhạc sĩ Ngân Giang)

Ca khúc Kiếp Dã Tràng của nhạc sĩ Từ Công Phụng – Khi chuyện tình giống như loài dã tràng xe cát

Ngoài những bài hát phổ thơ Nguyên Sa và Cung Trầm Tưởng có nhắc đến Paris, thì thời điểm đó chỉ có ca khúc Nhớ Một Chiều Xuân là nhắc tới một xứ sở ở tận Âu Châu xa xôi, là thành Vienne, nơi có dòng sông Danube hiền hòa thơ mộng băng ngang giữa lòng thành phố. Nếu như trước đó 10 năm, nhạc sĩ Phạm Duy nhắc tới dòng Danube trong bài Bên Cầu Biên Giới chỉ như là một biểu tượng để thể hiện niềm mong ước của ông, được bước chân đến những vùng đất xa xôi, thì trong Nhớ Một Chiều Xuân, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông nhắc đến một điều thật cụ thể, một người yêu dấu nào đó ở thành Vienne của nước Áo. Vậy người yêu dấu đó là ai?

Kỳ thực, người yêu đó không phải là ở thành Vienne, càng không phải ở nước Áo, bóng hồng trong ca khúc này tên là Gina, một thiếu nữ gốc Pháp sống ở Hawaii. Trong tờ nhạc phát hành năm 1963, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông chú thích rõ cho chúng ta biết rằng câu hát “Người yêu dấu bên bờ thành Vienne” được trích từ một bài hát phổ thông của người Hawaii. Vào lúc sinh thời, ông nói rằng “khúc hát” đó mang tên “A beautiful Vienna” mà ông đã nhiều lần đàn hát cho Gina nghe, vì nàng rất thích bài này.

Trong lời đề tựa ca khúc – cũng trong tờ nhạc phát hành năm 1963 – nhạc sĩ còn ghi như sau:

Aloha! Giã từ em nhé!
Kỷ niệm Hạ Uy Di 1957

Aloha là câu chào tạm biệt nổi tiếng của người Hạ Uy Di (Tên phiên âm của địa danh Hawaii, nổi tiếng với bãi biển, hàng dừa cùng những bờ cát trải dài tuyệt đẹp trứ danh thế giới).

Vào cuối năm 1957, chàng trung úy kiêm nhạc sĩ trẻ 25 tuổi là Nguyễn Văn Đông được cho đi tu nghiệp khóa “Chỉ huy và Tham mưu” tại Hawaii. Trên bãi biển thơ mộng, tiếng đàn Hawaiienne của chàng đã làm say mê nàng thiếu nữ bản xứ.

Cuộc tình kéo dài chưa được một năm thì đành khép lại vì chàng hoàn thành khóa tu nghiệp để về nước. Thời đó, cách biệt về màu da, về văn hóa, và cả khoảng cách địa lý giữa hai người thật là mênh mông khó san lấp. Vì công việc, vì nhiệm vụ, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông gác tình riêng để trở về.

Rồi một buổi chiều Xuân của năm sau đó, nhìn thấy hoa lá rộn ràng, lòng chàng nhạc sĩ lại chất ngất niềm thương nhớ một người ở nơi xa xăm phương trời:

Chiều nay thấy hoa cười chợt nhớ một người
Chạnh lòng tôi khơi bao niềm nhớ
Người nơi xa xăm phương trời ấy
Người còn buồn còn thương còn nhớ
Nắng phai rồi em ơi!

Chiều Xuân có một người ngơ ngác đi tìm
Một tình thương nơi phương trời cũ
Chiều nay hoa Xuân bay nhiều quá
Chiều tàn dần phai trên ngàn lá
Tìm đâu bóng hình ai?

Ngay từ tựa đề đã thể hiện rằng đây là một bài hát nói mùa Xuân, nhưng giai điệu và ca từ lại không được vui tươi rộn ràng. Dù cho có thấy “hoa cười” khoe sắc thắm thì lòng người vẫn không thể vui, ngược lại còn buồn vương vì mãi ngơ ngác nhìn về phương trời cũ ở rất xa ngoài trùng dương.

Người ở phương này đang rất buồn, rất thương và nhớ, không biết là người con gái ở phương xa có cùng tâm trạng hay không? Tự hỏi và cũng tự trả lời, rằng “Nắng phai rồi em ơi”, nghĩa là tình xưa không thể nào mong được tiếp nối, bóng hình người nay đã mờ khuất trong bóng chiều tàn dần phai…


Click để nghe Hà Thanh hát

Người về còn nhớ khúc hát:
“Người yêu dấu bên bờ thành Vienne”
Lòng này còn quyến luyến mãi
đêm xuân dài mà đâu có hay

“Người về còn nhớ khúc hát”, nghĩa là nhạc sĩ đang nói tâm sự của chính mình, câu hát đã hát cho nàng nghe ngày trước vẫn còn hoài trong tâm tưởng. Đến chiều nay, khi chợt nhìn thấy hoa cười, thấy hoa xuân bay nhiều càng gợi lòng nhớ người yêu, nhớ về mùa xuân nơi viễn xứ, mới biết rằng lòng mình còn mãi quyến luyến đêm xuân dài từ năm cũ.

“Đêm xuân dài”, nghĩa là hình bóng người yêu vẫn còn trong ký ức rất tươi mới, đã một năm qua nhưng tưởng như vừa mới trải qua một đêm xuân dài, và chỉ mới xa người mới hôm qua mà thôi.

Chiều nay có một loài hoa vỡ bên trời
Đợi mùa xuân sang tô màu nhớ
Dừng chân trông hoa Xuân hồng thắm
Buồn tìm về tình ai đằm thắm
Giờ vun vút trời mây…

Loài hoa vỡ bên trời đó chính là mối tình đã phai, nên người mong rằng mùa xuân này sang sẽ có hoa thắm để tô lên màu nhớ, cho đậm sắc hương xưa. Nhưng tình đã phai thì khôn hàn gắn được, nên dừng chân trông hoa hồng thắm phương này càng làm cho nỗi buồn dâng ngập lòng. Buồn vì nhớ lại tình xưa, một mối tình đằm thắm đã vút trôi theo đường mây không bao giờ tìm lại được một lần nào nữa.

Bài hát này được danh ca Lệ Thanh hát lần đầu trên đài phát thanh. Những nốt nhạc mênh mang đượm sầu này rất thích hợp với giọng hát luyến láy đặc biệt và đầy gợi cảm của Lệ Thanh, mời các bạn nghe lại bản thu âm này:


Click để nghe Lệ Thanh hát trong dĩa nhựa

Bài: Đông Kha
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

Tags: nguyễn văn đông
ShareTweetPin

Xem bài khác

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của bài hát Chiều Mưa Biên Giới (Nguyễn Văn Đông) – “Chiều mưa biên giới anh đi về đâu?”
Cảm xúc âm nhạc

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của bài hát Chiều Mưa Biên Giới (Nguyễn Văn Đông) – “Chiều mưa biên giới anh đi về đâu?”

Có thể xem bài hát Chiều Mưa Biên Giới là ca khúc nổi tiếng và được yêu thích nhất trong...

by admin
February 26, 2021
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông (1932-2018) – Nhạc sĩ tiên phong của dòng nhạc vàng
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông (1932-2018) – Nhạc sĩ tiên phong của dòng nhạc vàng

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông nguyên là một đại tá quân đội trước năm 1975, tuy nhiên ông được biết...

by admin
February 25, 2021
Ca khúc “Phiên Gác Đêm Xuân” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông – Bài nhạc xuân đầu tiên của dòng nhạc vàng
Cảm xúc âm nhạc

Ca khúc “Phiên Gác Đêm Xuân” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông – Bài nhạc xuân đầu tiên của dòng nhạc vàng

Trong dòng nhạc vàng, những ca khúc về mùa xuân là chủ đề quan trọng và được khán giả đặc...

by admin
February 10, 2021
Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?
Ca từ trong nhạc xưa

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Chiều Mưa Biên Giới là bài hát được biết đến nhiều nhất trong các sáng tác để đời của nhạc...

by Đông Kha
December 3, 2018
Điển cố và thơ cổ trong nhạc Nguyễn Văn Đông
Bàn Tròn Âm Nhạc

Điển cố và thơ cổ trong nhạc Nguyễn Văn Đông

Các nhạc sĩ miền Nam trước 1975 thường đặt lời nhạc rất nên thơ, dù bình dị nhưng sang trọng....

by Đông Kha
October 12, 2018
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông và những bài nhạc vàng đại chúng ký bút hiệu Phượng Linh

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông có thể xem là một trong những người đầu tiên sáng tác nhạc vàng, với...

by Đông Kha
March 24, 2018
Next Post
Về 2 phần lời khác nhau của ca khúc “Ước Nguyện Đầu Xuân” (nhạc sĩ Hoàng Trang)

Về 2 phần lời khác nhau của ca khúc "Ước Nguyện Đầu Xuân" (nhạc sĩ Hoàng Trang)

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Câu chuyện về 3 nam danh ca nổi tiếng nhất của dòng nhạc tình ca trước 1975: Anh Ngọc, Duy Trác, Sĩ Phú

Cuộc đời và sự nghiệp của danh ca Bạch Yến – Ca sĩ Việt Nam đầu tiên lưu diễn vòng quanh nước Mỹ

Tiểu sử ca sĩ Don Hồ – Từ cậu bé lạc lõng xứ người trở thành hiện tượng âm nhạc hải ngoại

Những hình ảnh đẹp của minh tinh Thẩm Thúy Hằng trong phim “Nàng” (1970)

Bút danh “Hoa Linh Bảo” trong ca khúc “Đổi Thay” là của nhạc sĩ Lê Mộng Bảo hay là Anh Bằng?

Nhạc sĩ Thanh Lâm và những bản hòa âm thành công rực rỡ cùng tiếng hát Ngọc Lan

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Nỗi Buồn Hoa Phượng” (Thanh Sơn) – “Mỗi lần hè thêm kỷ niệm, người xưa biết đâu mà tìm…”

Thi sĩ Kim Tuấn và loài “hoa vông rừng tuyết trắng” trong ca khúc “Những Bước Chân Âm Thầm”

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Người Ngoài Phố (Anh Việt Thu) – Nước mắt đêm tạ từ

Ca khúc “Thiên Thai” của Văn Cao – Khi âm nhạc vươn tới sự tuyệt mỹ

Hoàn cảnh sáng tác bài “Chuyến Tàu Hoàng Hôn” (Minh Kỳ & Hoài Linh): “Tà dương khuất trong sương là mỗi lần ngóng chờ…”

Ca khúc “Thương Tình Ca” và chuyện tình đặc biệt của nhạc sĩ Phạm Duy: “Nhịp chân êm êm thánh thót, đừng cho trăng tan dưới gót…”

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.