ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Cảm xúc âm nhạc

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của bài hát Chiều Mưa Biên Giới (Nguyễn Văn Đông) – “Chiều mưa biên giới anh đi về đâu?”

2021/02/26
in Cảm xúc âm nhạc, Xuất xứ bài hát
Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của bài hát Chiều Mưa Biên Giới (Nguyễn Văn Đông) – “Chiều mưa biên giới anh đi về đâu?”

Có thể xem bài hát Chiều Mưa Biên Giới là ca khúc nổi tiếng và được yêu thích nhất trong sự nghiệp của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, là một trong những bài tiêu biểu nhất của dòng nhạc vàng. Không chỉ vậy, ca khúc này được sáng tác từ năm 1956, nên có thể coi là một trong những bài nhạc vàng đầu tiên được sáng tác.

Tựa đề của bài hát, cũng như câu mở màn là “Chiều mưa biên giới anh đi về đâu” có thể làm cho nhiều người nghe thắc mắc rằng biên giới trong bài hát là biên giới nào, và “anh đi về đâu”?


Click để nghe Hà Thanh hát Chiều Mưa Biên Giới trước 1975

Điều này được tác giả bài hát là nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông giải thích khi nói về hoàn cảnh sáng tác bài hát như sau:

“Khi ấy tôi là trung úy trưởng phòng hành quân của ᴄhιến khu Đồng Tháp Mười là người có trách nhiệm đề ra những phương án tác ᴄhιến. Lần đó tôi dẫn đầu một nhóm biệt kích bí mật đi điều nghiên ᴄhιến trường dọc theo biên giới Miên-Việt và Đồng Tháp Mười. Trên đường về, anh em chúng tôi lâm vào cảnh trời chiều gió lộng, mưa gào như vuốt mặt. Giữa cánh đồng hoang vắng tiêu sơ, lối vào tiền đồn thì xa xôi, thoáng ẩn hiện những nóc tháp canh mờ nhạt ở cuối chân trời. Và từng chập gió buốt kéo về như muối sát vào thịt da. Từ trong cảnh ấy, tận đáy lòng mình đã nghe nẩy lên những cung bậc rung cảm, những trường canh đầu tiên buồn bã cho bài Chiều Mưa Biên Giới anh đi về đâu…”.

Trong lời đề tựa khi phát hành tờ nhạc bài Chiều Mưa Biên Giới, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông còn ghi rõ:

Xem bài khác

Hoàn cảnh sáng tác 2 ca khúc Đường Tình Đôi Ngả và Tình Nào Trong Mắt Em (nhạc sĩ Ngân Giang)

Ca khúc Kiếp Dã Tràng của nhạc sĩ Từ Công Phụng – Khi chuyện tình giống như loài dã tràng xe cát

Kính tặng các ᴄhιến sĩ một nắng hai sương lao mình nơi tiền tuyến
Kỷ niệm ĐỒNG THÁP MƯỜI (Biên giới Việt-Cambod 1956)

Như vậy biên giới trong bài hát chính là biên giới Việt Nam – Kampuchea ở vùng Đồng Tháp Mười. Đây là tên gọi chỉ 1 vùng ngập nước rộng lớn dọc theo sông Mekong bao gồm 3 tỉnh Đồng Tháp, Long An và Tiền Giang ngày nay, và vị trung úy trẻ Nguyễn Văn Đông đã dần đầu nhóm biệt kích đi điều tra, nghiên dọc theo biên giới khi tham gia ᴄhιến dịch Thoại Ngọc Hầu do tướng Dương Văn Minh làm tư lệnh để bình định miền Tây, chống lại phiến quân Lê Quang Vinh. Giữa một vùng quê hương rộng lớn và tiêu sơ hoang vắng, những cảm xúc rung động đã dâng lên trong lòng người nhạc sĩ:

Chiều mưa biên giới anh đi về đâu?
Sao còn đứng ngóng nơi giang đầu
Kìa rừng chiều âm u rét mướt
Chờ người về vui trong giá buốt
người về bơ vơ

Tình anh theo đám mây trôi chiều hoang
Trăng còn khuyết mấy hoa không tàn
Cờ về chiều tung bay phất phới
Gợi lòng này thương thương nhớ nhớ
Bầu trời xanh lơ

“Giang đầu” nghĩa là đầu sông, và vùng Hồng Ngự – Tân Châu mà anh lính đang đứng vào một chiều mưa biên giới trong bài hát cũng là nơi khởi nguồn của con sông Mekong trên lãnh thổ Việt Nam, nơi bắt đầu chia thành 2 nhánh sông Tiền và sông Hậu.

Vậy chiều mưa biên giới anh đi về đâu?

Là bổn phận quân nhân, nên với anh thì gian khổ là bạn, bốn bể đều là nhà. Một chiều mưa biên giới anh bước qua chốn giang đầu, ngóng nhìn về quê cũ chỉ thấy mịt mùng và nghìn trùng xa, còn chốn rừng chiều âm u rét mướt kia mới chính là nơi anh sẽ về để tìm vui trong giá buốt. Nhưng làm sao có thể vui được khi “người về bơ vơ”, khi mà tình anh vẫn còn như đám mây trôi giữa chiều hoang, lang thang hoài trên một vùng miên viễn không biết ngày neo đậu. Từ lâu anh đã chấp nhận điều đó như là một quy luật của dòng đời, như trăng khuyết và hoa tàn không thể đảo ngược.


Click để nghe Hà Thanh hát Chiều Mưa Biên Giới sau 1975

Trong dòng suy tưởng mênh mang về cuộc đời, về thân phận, tiếng gió rừng chiều hòa cùng tiếng lá cờ tung bay phất phới trên mấy nóc chòi canh đang ẩn hiện trong sương mờ đã gợi cho lòng người lính thương nhớ về nơi xa xôi:

Đêm đêm chiếc bóng bên trời
Vầng trăng xẻ đôi
Vẫn in hình bóng một người

Xa xôi cánh chim tung trời
Một vùng mây nước
Cho lòng ai thương nhớ ai…

Hình ảnh vầng trăng xẻ đôi tượng trưng cho sự chia ly, một người ở phương này luôn ngóng về, còn một người ở bên trời thì vẫn đêm đêm chiếc bóng, nhưng bao giờ cũng nhớ về nhau, “vẫn in hình bóng một người”. Đó là hình ảnh rất quen thuộc được nhạc sĩ mượn từ hai câu thơ nổi tiếng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du tả cảnh Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều:

“Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường”

Không chỉ nói bâng quơ là “gợi lòng thương thương nhớ nhớ” nữa, mà qua đến đoạn này nhạc sĩ đã cụ thể hơn, đó là “ai thương nhớ ai”.

Giữa một vùng mây nước bơ vơ và hiu quạnh, lòng người rất dễ dâng lên niềm rung cảm ngập đầy, gợi những nỗi niềm xa xăm giữa đường rừng chiều cô đơn chiếc bóng:

Về đâu anh hỡi mưa rơi chiều nay
Lưng trời nhớ sắc mây pha hồng
Đường rừng chiều cô đơn chiếc bóng
người tìm về trong hơi áo ấm
Gợi niềm xa xăm…

Người đi khu ᴄhιến thương người hậu phương
Thương màu áo gởi ra sa trường
Lòng trần còn tơ vương khanh tướng
Thì đường trần mưa bay gió cuốn
Còn nhiều anh ơi

Lần thứ 3 nhạc sĩ nói về nỗi nhớ thương, lần này là cụ thể hơn nữa, không còn bóng gió là ai với ai: Người đi khu ᴄhιến thương người hậu phương, thương mãi màu áo em đan gửi để ra chốn sa trường làm ấm lòng chinh nhân. Dù màu áo có bị sờn phai dưới nắng dãi mưa dầu qua thời gian, thì mùi hương người từ bàn tay xinh đã từng chăm chút từng sợi len vẫn còn mãi theo người trên những bước đường hành quân dài dịu vợi.

Câu hát đắt giá nhất, hay nhất, gợi nhiều ý nghĩa nhất, được nhắc đến nhiều nhất trong nhạc vàng, có lẽ là 3 câu cuối cùng của bài hát:

Lòng trần còn tơ vương khanh tướng
Thì đường trần mưa bay gió cuốn
Còn nhiều anh ơi…

Khi lòng người vẫn còn đầy thù hận, vẫn còn tơ vương nào là khanh với tướng, thì những khổ ải còn gieo, đau thương còn dài, và phận người cũng chỉ như là chiếc lá nhỏ bé ở đường trần mưa bay gió cuốn mà thôi. (“Công, hầu, khanh, tướng” là bốn tước vị, chức vụ cao trong triều đình phong kiến xưa).

Nếu đặt ý nghĩa câu này vào trong thời điểm sáng tác, thì lúc đó nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đang tham gia trong ᴄhιến dịch Thoại Ngọc Hầu để bình định phiến quân Ba Cụt (Lê Quang Vinh), là người muốn tranh giành những “công hầu khanh tướng” nên ly khai và chống lại chính quyền đương thời.

“Còn nhiều anh ơi” là lời cảm thán cho thói đời tranh quyền đoạt vị mà muôn đời không thể nào chấm dứt.


Click để nghe Thanh Tuyền hát Chiều Mưa Biên Giới trên Asia

Nhiều năm qua, bài hát này rất được yêu thích qua giọng hát Hà Thanh, Thanh Tuyền, Giao Linh, là 3 nữ ca sĩ gắn bó nhất đối với nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông.

Tuy nhiên, vào thập niên 1960, khi nhắc đến bài Chiều Mưa Biên Giới, người ta lại nhắc đến một nam ca sĩ, là quái kiệt Trần Văn Trạch, là người đã đưa ca khúc này đến với khán giả ở tận nước Pháp xa xôi, đồng thời cũng gây được tiếng vang lớn tại quê nhà.

Năm 1961, nghệ sĩ Trần Văn Trạch đã được đài Europe No.1 và đài Truyền hình Pháp thu âm, rồi thu hình ca khúc Chiều Mưa Biên Giới, đã gây được tiếng vang lớn ở nước Pháp và Mỹ. Việc này đã tạo một làn sóng ngược về Việt Nam, nên chỉ trong vòng 3 tháng, nhà xuất bản Tinh Hoa Miền Nam của nhạc sĩ Lê Mộng Bảo đã bán hết 60.000 bản nhạc tờ, phá kỷ lục số ấn bản lớn nhất ở thời điểm đó.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông và nhạc sĩ Lê Mộng Bảo – giám đốc Tinh Hoa Miền Nam

Chưa dừng ở đó, trong cùng năm 1961, nghệ sĩ Trần Văn Trạch đã lần đầu tiên hát Chiều Mưa Biên Giới tại “Đại nhạc hội Trăm Hoa Miền Nam” với dàn nhạc của Đài Truyền Hình Pháp.


Click để nghe Trần Văn Trạch hát Chiều Mưa Biên Giới

Ít người biết rằng dù rất nổi tiếng và được yêu thích vào đầu thập niên 1960, gây tiếng vang cả ở nước ngoài, lại là sáng tác của một sĩ quan quân đội, nhưng với chính sách kiểm duyệt văn hóa gắt gao của chính quyền Đệ nhất Cộng Hòa, có một thời gian Chiều Mưa Biên Giới đã bị cấm phát hành.

Một đoạn thông báo về việc các bài hát bị cấm phát hành được in trên 1 tờ nhạc năm 1963

Đến tháng 11 năm 1963, khi Đệ nhất cộng hòa kết thúc, việc kiểm duyệt âm nhạc mới được nới lỏng hơn, và Chiều Mưa Biên Giới được hát trở lại.

Bài: Đông Kha
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

Tags: nguyễn văn đông
ShareTweetPin

Xem bài khác

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông (1932-2018) – Nhạc sĩ tiên phong của dòng nhạc vàng
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông (1932-2018) – Nhạc sĩ tiên phong của dòng nhạc vàng

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông nguyên là một đại tá quân đội trước năm 1975, tuy nhiên ông được biết...

by admin
February 25, 2021
Ca khúc “Phiên Gác Đêm Xuân” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông – Bài nhạc xuân đầu tiên của dòng nhạc vàng
Cảm xúc âm nhạc

Ca khúc “Phiên Gác Đêm Xuân” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông – Bài nhạc xuân đầu tiên của dòng nhạc vàng

Trong dòng nhạc vàng, những ca khúc về mùa xuân là chủ đề quan trọng và được khán giả đặc...

by admin
February 10, 2021
Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc Nhớ Một Chiều Xuân (Nguyễn Văn Đông) – “Người yêu dấu bên bờ thành Vienne”
Cảm xúc âm nhạc

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc Nhớ Một Chiều Xuân (Nguyễn Văn Đông) – “Người yêu dấu bên bờ thành Vienne”

Nguyễn Văn Đông là một trong những nhạc sĩ nổi tiếng nhất của dòng nhạc vàng. Với cương vị là...

by admin
January 22, 2021
Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?
Ca từ trong nhạc xưa

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Chiều Mưa Biên Giới là bài hát được biết đến nhiều nhất trong các sáng tác để đời của nhạc...

by Đông Kha
December 3, 2018
Điển cố và thơ cổ trong nhạc Nguyễn Văn Đông
Bàn Tròn Âm Nhạc

Điển cố và thơ cổ trong nhạc Nguyễn Văn Đông

Các nhạc sĩ miền Nam trước 1975 thường đặt lời nhạc rất nên thơ, dù bình dị nhưng sang trọng....

by Đông Kha
October 12, 2018
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông và những bài nhạc vàng đại chúng ký bút hiệu Phượng Linh

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông có thể xem là một trong những người đầu tiên sáng tác nhạc vàng, với...

by Đông Kha
March 24, 2018
Next Post

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc Căn Nhà Xưa (nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn) - "Em có nhớ căn nhà xưa bên khu vườn cải..."

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Chuyện tình “Duy Quang – Julie Quang” qua hồi ký của Julie

Bài hát “Huế Xưa” là của nhạc sĩ Châu Kỳ hay của nhạc sĩ Anh Bằng?

Những lời nhận xét về danh ca Thái Thanh

Julie – Tiếng hát liêu trai đầy mê hoặc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Trường Sa – Tác giả Xin Còn Gọi Tên Nhau, Một Mai Em Đi, Chuyện Người Đan Áo…

Nỗi buồn thân phận và dự cảm cuộc đời của nhạc sĩ Văn Cao qua ca khúc bất hủ “Trương Chi”

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác bài hát Một Lần Hiện Diện (Nụ Cười Chua Cay) của nhạc sĩ Tú Nhi (Chế Linh)

Câu chuyện về bài hát Quê Hương (Giáp Văn Thạch – Đỗ Trung Quân) qua lời kể của tác giả: Quê hương là chùm khế ngọt…

Nữ thi sĩ Minh Đức Hoài Trinh và nhạc Phạm Duy

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Lầm: “Anh đã lầm đưa em sang đây, để đêm trường nghe tiếng thở dài…”

Hoàn cảnh sáng tác “Đêm Đông” (Nguyễn Văn Thương) – Ca khúc bất tử có tuổi đời hơn 80 năm

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Cuối Cùng Cho Một Tình Yêu” và tình bạn Trịnh Công Sơn – Trịnh Cung

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.