ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Xuất xứ bài hát

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của “Bông Hồng Cài Áo” – Bài hát về Mẹ nổi tiếng nhất của nhạc Việt

2019/05/12
in Xuất xứ bài hát
Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của “Bông Hồng Cài Áo” – Bài hát về Mẹ nổi tiếng nhất của nhạc Việt

Trong nhạc Việt, không thể kể hết những ca khúc viết về người mẹ, ca ngợi tình yêu thương vĩnh cửu của mẹ dành cho con cái. Nổi tiếng nhất trong số đó là Lòng Mẹ (Y Vân), Đèn Khuya (Lam Phương), Mẹ Tôi (Nhị Hà)… và không thể không nhắc đến nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ với 2 ca khúc Bóng Mát và Bông Hồng Cài Áo.


Click để nghe Duy Khánh hát Bông Hồng Cài Áo

Ban đầu, Bông Hồng Cài Áo là tên của một bài tùy bút viết về Mẹ của thiền sư Thích Nhất Hạnh viết năm 1962 tại Sài Gòn. Bài viết kể về một tập tục cài hoa lên áo mà ông đã gặp ở Nhật Bản như sau:

“Có một ngày tôi đi với Thầy Thiên Ân tới nhà sách ở khu Ginza ở Ðông Kinh (Tokyo), nửa đường gặp mấy người sinh viên Nhật, bạn của thầy Thiên Ân. Có một cô sinh viên hỏi nhỏ Thầy Thiên Ân một câu, rồi lấy ở trong sắc ra một bông hoa cẩm chướng màu trắng cài vào khuy áo tràng của tôi. Tôi lạ lùng, bỡ ngỡ, không biết cô làm gì, nhưng không dám hỏi, cố giữ vẻ tự nhiên, nghĩ rằng có một tục lệ chi đó. Sau khi họ nói chuyện xong, chúng tôi vào nhà sách, thầy Thiên Ân mới giảng cho tôi biết đó là Ngày Mẹ, theo tục Tây phương. Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo, và anh sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng…”

Về hoàn cảnh sáng tác của bài hát Bông Hồng Cài Áo của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ, dựa theo bài tùy bút này, có một lần ông đã kể lại:

Xem bài khác

Hoàn cảnh sáng tác 2 ca khúc Đường Tình Đôi Ngả và Tình Nào Trong Mắt Em (nhạc sĩ Ngân Giang)

Ca khúc Kiếp Dã Tràng của nhạc sĩ Từ Công Phụng – Khi chuyện tình giống như loài dã tràng xe cát

“Năm 1963, do tham gia phong trào đấu tranh của Phật giáo tôi bị chính quyền cũ bắt giam 1 năm tù. Ở trong tù, người tôi nghĩ đến nhiều nhất là mẹ tôi. Cho nên khi ra tù, tình cờ đọc được tập văn xuôi ‘Bông Hồng Cài Áo’ của thiền sư Thích Nhất Hạnh, những tình cảm trìu mến về mẹ lại bùng lên và tôi đã hoàn thành ca khúc ‘Bông Hồng Cài Áo’ vào năm 1967”


Click để nghe Miên Đức Thắng hát Bông Hồng Cài Áo thu âm trước 1975

Ông Sơn Huy – người học trò cũ của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ, kể về một kỷ niệm rất đặc biệt với nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ, về lòng hiếu thảo và hết mực tôn kính mẹ của tác giả ca khúc Bông Hồng Cài Áo:

“Vào những năm đệ thất hay đệ lục (lớp 6,7), lúc đó tôi đang hát trong ban Tiếng Thùy Dương của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ tại Đà Nẵng, một buổi chiều đến nhà nhạc sĩ để tập nhạc như thường lệ, tôi vô cùng ngạc nhiên nhìn thấy thầy của mình đang ngồi nghiêm vòng tay bên cạnh cây đàn piano quen thuộc ở góc nhà.

Thấy tôi bước vào, thầy nói rằng: 

– Thầy có lỗi bị mẹ thầy phạt, vậy em đứng chờ đi, khi nào mẹ thầy tha thì thầy sẽ dạy e­m.

Ngay lúc đó, mẹ thầy từ nhà sau bước ra và nói: 

– Thôi học trò con đến rồi, mẹ tha cho con đó”.

Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ đứng dậy và nói: 

– Con cảm ơn mẹ!

Hình ảnh cảm động đó đeo đuổi tôi suốt đời vì chỉ có tình yêu thương mẹ vô vàn, bằng cả tấm lòng quý mến vô biên, nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ mới viết được ca khúc “Bông Hồng Cài Áo”.

 

Trong bài hát Bông Hồng Cài Áo, có những câu hát ấn tượng như sau:

Rồi một chiều nào đó anh về nhìn Mẹ yêu, nhìn thật lâu
Rồi nói, nói với Mẹ rằng “Mẹ ơi, Mẹ ơi, Mẹ có biết hay không?”
– Biết gì?
– Biết là, biết là con thương Mẹ không?”

Ý nghĩa của những câu hát này đã được ghi trong bài tùy bút của thiền sư Thích Nhất Hạnh:

“Nếu có khuyên, thì tôi sẽ khuyên anh như thế này. Chiều nay, khi đi học về, hoặc đi làm về, anh hãy vào phòng mẹ với một nụ cười thật trầm lặng và thật bền. Anh sẽ ngồi xuống bên mẹ. Sẽ bắt mẹ dừng kim chỉ, mà đừng nói năng chi. Rồi anh sẽ nhìn mẹ thật lâu, thật kỹ để trông thấy mẹ, và để biết rằng mẹ đang sống và đang ngồi bên anh. 

Cầm tay mẹ, anh sẽ hỏi một câu ngắn làm mẹ chú ý. Anh hỏi: “Mẹ ơi, mẹ có biết không?” 

Mẹ sẽ hơi ngạc nhiên, và sẽ nhìn anh, vừa cười vừa hỏi: “Biết gì?”

Vẫn nhìn vào mắt mẹ, vẫn giữ nụ cười trầm lặng và bền, anh sẽ hỏi tiếp: “Mẹ có biết là con thương mẹ không?” 

Câu hỏi sẽ không cần được trả lời. Cho dù anh lớn ba bốn mươi tuổi, chị lớn ba bốn mươi tuổi thì cũng hỏi câu ấy. Bởi vì anh, bởi vì chị, bởi vì em đều là con của mẹ. Mẹ và anh sẽ sung sướng, sẽ được sống trong ý thức tình thương bất diệt . Và ngày mai, mẹ mất, anh sẽ không hối hận, đau lòng, tiếc rằng anh không có mẹ.

Đó là điệp khúc tôi muốn ca hát cho anh nghe hôm nay. Và anh hãy ca, chị hãy ca, em hãy ca cho cuộc đời đừng chìm trong vô tâm, quên lãng. Đóa hoa màu hồng tôi cài trên áo anh rồi đó. Anh hãy sung sướng đi.”

Dựa vào những ý nghĩa đó trong bài tuỳ bút, nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ đã đưa vào trong ca khúc viết về Mẹ nổi tiếng suốt hơn 50 năm qua.


Click để nghe Tuấn Ngọc hát Bông Hồng Cài Áo

Bông Hồng Cài Áo của thầy Nhất Hạnh vẽ nên người Mẹ qua những hình ảnh và lời văn đơn sơ mà gần gũi, và rất đỗi thân thương: Mẹ già như chuối ba hương, Như xôi nếp một như đường mía lau.

Bài tuỳ bút có những lời khuyên rất ý nghĩa:

“Thương mẹ là một cái gì rất tự nhiên… Thương mẹ không phải là một vấn đề luân lý đạo đức. Anh mà nghĩ rằng tôi viết bài này để khuyên anh về luân lý đạo đức là anh lầm. 

Thương mẹ là một vấn đề hưởng thụ… Một “món quà” như Mẹ mà còn không vừa ý thì họa chăng có làm Ngọc Hoàng Thượng đế mới vừa ý, mới bằng lòng, mới sung sướng. 

Nhưng tôi biết Ngọc Hoàng không sung sướng đâu, bởi Ngọc Hoàng là đấng tự sinh, không bao giờ có diễm phúc có được một bà mẹ” (Thích Nhất Hạnh)

Cũng bắt nguồn bài tuỳ bút Bông Hồng Cài Áo này, từ năm 1962 trở về sau người Việt bắt đầu có nghi thức “bông hồng cài áo” vào mỗi dịp Vu Lan, đó là cài bông hồng cho những ai còn mẹ và bông trắng cho những ai mất mẹ, nhắc nhở về lòng hiếu thảo và tình người.

Trong nghi thức đó, các em nhỏ gia đình Phật Tử sẽ cầm hai giỏ hoa hồng, màu đỏ và màu trắng, và đến cài hoa lên áo từng người dự lễ chùa trong ngày rằm tháng 7.

Nghi thức này vẫn còn cho đến nay, và có lẽ sẽ còn mãi mãi về sau này.

Bông Hồng Cài Áo (sáng tác: Phạm Thế Mỹ)

Một bông Hồng cho em
Một bông Hồng cho anh
Và một bông Hồng cho những ai
Cho những ai đang còn Mẹ

Đang còn Mẹ để lòng vui sướng hơn
Rủi mai này Mẹ hiền có mất đi
Như đóa hoa không mặt trời
Như trẻ thơ không nụ cười

ngỡ đời mình không lớn khôn thêm
Như bầu trời thiếu ánh sao đêm

Mẹ, Mẹ là giòng suối dịu hiền
Mẹ, Mẹ là bài hát thần tiên
Là bóng mát trên cao
Là mắt sáng trăng sao
Là ánh đuốc trong đêm khi lạc lối

Mẹ, Mẹ là lọn mía ngọt ngào
Mẹ, Mẹ là nải chuối buồng cau
Là tiếng dế đêm thâu
Là nắng ấm nương dâu
Là vốn liếng yêu thương cho cuộc đời

Rồi một chiều nào đó anh về nhìn Mẹ yêu, nhìn thật lâu
Rồi nói, nói với Mẹ rằng:
– “Mẹ ơi, Mẹ ơi, Mẹ có biết hay không?”
– “Biết gì?” – “Biết là, biết là con thương Mẹ không ?”

Đóa hoa màu hồng vừa cài lên áo đó anh
Đóa hoa màu hồng vừa cài lên áo đó em
Thì xin anh, thì xin em
Hãy cùng tôi vui sướng đi.

nhacxua.vn tổng hợp và biên soạn

Tags: phạm thế mỹ
Share6769TweetPin

Xem bài khác

Nghe lại 10 ca khúc ngợi ca quê hương nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nghe lại 10 ca khúc ngợi ca quê hương nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ

Cùng với nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ và Hoài An thì Phạm Thế Mỹ là 3 trong số ít các...

by admin
January 16, 2021
Cảm nhận về ca khúc Bóng Mát (Phạm Thế Mỹ) – Bài hát về quê hương, tình yêu và lòng mẹ
Cảm xúc âm nhạc

Cảm nhận về ca khúc Bóng Mát (Phạm Thế Mỹ) – Bài hát về quê hương, tình yêu và lòng mẹ

Nhắc đến nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ, ai cũng nhớ đến ca khúc nổi tiếng nhất trong sự nghiệp sáng...

by admin
January 15, 2021
Nỗi niềm trong bài “Đan Áo Mùa Xuân” – Ca khúc xuân bất hủ của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ
Cảm xúc âm nhạc

Nỗi niềm trong bài “Đan Áo Mùa Xuân” – Ca khúc xuân bất hủ của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ

Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ nổi tiếng với rất nhiều ca khúc tự tình dân tộc, và dù ở thời...

by admin
January 15, 2021
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ – Tác giả của Trăng Tàn Trên Hè Phố, Những Ngày Xưa Thân Ái…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ – Tác giả của Trăng Tàn Trên Hè Phố, Những Ngày Xưa Thân Ái…

Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc vàng. Ông có rất...

by admin
January 15, 2020
Cảm xúc âm nhạc

Cảm nhận âm nhạc: Những Ngày Xưa Thân Ái (Phạm Thế Mỹ) – Uống nước dừa hay nước mắt quê hương?

Ai cũng có những ngày xưa thân ái để trân trọng và cất giữ riêng trong ngăn ký ức êm...

by admin
November 7, 2019
Nhạc Tờ

Đan Áo Mùa Xuân – Phạm Thế Mỹ

Đan Áo Mùa Xuân - Nhật Trường, Phương Dung Đan Áo Mùa Xuân - Hoàng Oanh Đan Áo Mùa Xuân...

by phuongbuon
April 1, 2013
Next Post
Nhật Trường – Trần Thiện Thanh và cuộc sống trong những ngày tháng cuối đời

Nhật Trường - Trần Thiện Thanh và cuộc sống trong những ngày tháng cuối đời

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy (Phần 1)

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Giao Linh – “Nữ hoàng sầu muộn” của dòng nhạc vàng

“Loan Mắt Nhung” và dòng truyện – phim “xã hội đen” của Sài Gòn trước 1975

Đôi nét về ca sĩ Sơn Tuyền – Tiếng hát quen thuộc của làng nhạc hải ngoại thập niên 1990

“Quái kiệt” Trần Văn Trạch – Người đầu tiên tổ chức “Đại Nhạc Hội” và những bước đi tiên phong của tân nhạc Việt Nam

Bút ký Trúc Mai – Đời sống văn nghệ ở Saigon thập niên 1950 – 1960

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Như Một Lời Chia Tay” (Trịnh Công Sơn) – Những hẹn hò từ nay khép lại… –

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Đêm Tàn Bến Ngự” (Dương Thiệu Tước) – Đây lúc đêm tàn tình đã lạt phai…

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc “Lời Gọi Chân Mây” (Lê Uyên Phương) – Khi chim trời mỏi cánh nhung, muốn tìm về chiếc lồng êm thân ái

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 và “Buồn Ơi Chào Mi” – Khi nỗi buồn trở thành bạn tri kỷ

Hoàn cảnh sáng tác “Ngày Xưa Hoàng Thị” và “Em Lễ Chùa Này” (Phạm Thiên Thư – Phạm Duy)

Chuyện tình buồn trong “Bài Không Tên Cuối Cùng” và lý do nhạc sĩ Vũ Thành An viết thêm lời mới cho bài hát

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.