ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Cảm xúc âm nhạc

Cảm nhận âm nhạc: Những Ngày Xưa Thân Ái (Phạm Thế Mỹ) – Uống nước dừa hay nước mắt quê hương?

2019/11/07
in Cảm xúc âm nhạc

Ai cũng có những ngày xưa thân ái để trân trọng và cất giữ riêng trong ngăn ký ức êm đềm, mỗi lần nhớ về là mỗi lần nghe tâm hồn mình dịu mát lại nhờ màu xanh ngát của bầu trời thiên thanh tuổi nhỏ. Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ đã cất lên được tiếng hát cho Những Ngày Xưa Thân Ái, tiếng hát đã đi vào muôn triệu lòng người vì tác giả đã đã trải lòng hết vào những thân ái ngày xưa bằng những giai điệu mượt mà và những ca từ đẹp đẽ nên thơ.

Những ngày xưa thân ái anh gởi lại cho ai
Gió mùa xuân êm đưa rung hàng cây lưa thưa
Anh cùng tôi bước nhỏ áo quần nhăn giấc ngủ
Đi tìm chim sáo nở ôi bây giờ anh còn nhớ?

Những ngày xưa thân ái anh gởi lại cho ai
Trăng mùa thu lên cao khóm dừa xanh lao xao
Anh cùng tôi trốn ngủ ra ngồi trên lá đỏ
Trong bầy chim trắng hiện mơ một nàng tiên dịu hiền

Đêm đêm nằm nghe súng nổ giữa rừng khuya thác đổ, anh còn nhắc tên tôi?
Đêm đêm nhìn trăng sáng tỏ bên đồi hoa trắng nở, cuộc đời anh có vui?

Thời gian qua mau tìm anh nơi đâu?
Tôi về qua xóm nhỏ con đò nay đã già
Nghe tin anh gục ngã
Dừng chân quán năm xưa
Uống nước dừa hay nước mắt quê hương

Những đường xưa phố cũ ôi nỡ đành quên sao
Xin gọi lại tên anh giữa trời sao long lanh
Anh giờ yên giấc ngủ tôi nằm nghe súng nổ
Như lời anh nhắc nhở ôi căm hờn dâng ngập lối

Xem bài khác

Ca khúc Kiếp Dã Tràng của nhạc sĩ Từ Công Phụng – Khi chuyện tình giống như loài dã tràng xe cát

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của bài hát “Nếu Một Mai Em Sẽ Qua Đời” (nhạc sĩ Phạm Duy)

Những ngày xưa thân ái xin buộc vào tương lai
Anh còn gì cho tôi? tôi còn gì cho em?
Chỉ còn tay súng nhỏ giữa rừng sâu giết thù
Những ngày xưa thân ái xin gởi lại cho em!

Ca khúc viết cho những ngày xưa thân ái, từ ban đầu những cơn gió nhẹ mùa xuân êm ả ru hàng cây, ru những giấc mơ dịu hiền của tuổi thơ. Từ tiếng cười vui của đôi bạn thân thiết nối khố cùng vui chơi với nhau giữa mùa trăng thanh gió mát của quê nhà, đó là những ngày anh và tôi đã cùng nhau đi tìm những ổ chim sáo mới nở, những ngày hồn nhiên vô tư tưởng đâu như chỉ mới đây thôi…

Những ngày xưa thân ái anh gởi lại cho ai
Gió mùa xuân êm đưa rung hàng cây lưa thưa
Anh cùng tôi bước nhỏ áo quần nhăn giấc ngủ
Đi tìm chim sáo nở ôi bây giờ anh còn nhớ?

Những ngày xưa thân ái ấy, xin gửi lại cho ai những đêm trăng mùa thu vằng vặc, những đêm ánh trăng huyền diệu sáng bàng bạc như mơ xanh trên từng khóm dừa lao xao, như chắt lọc ra từ màu huyền nhiệm cổ tích, vì màu trăng của ngày xưa thân ái là màu trinh nguyên chưa vẩn đục sầu lo nhân thế. Anh và tôi thường trốn ngủ ra ngoài hiên lá đổ để cùng ngồi mơ tưởng một bầy chim trắng hiện lên bay xung quanh một nàng tiên hiền dịu.

Những ngày xưa thân ái xin gởi lại cho ai
Trăng mùa thu lên cao khóm dừa xanh lao xao
Anh cùng tôi trốn ngủ ra ngồi hiên lá đổ
Trong bầy chim trắng hiền mơ một nàng tiên dịu hiền


Click để nghe Thanh Lan hát trước 1975

Những ngày xưa thân ái ấy, qua nhanh như dòng đời trôi vô tình. Những đêm nằm giữa rừng khuya miền biên khu thác đổ, anh còn nhớ đến tôi, nhớ đến những ngày cùng chung kỷ niệm êm đềm nơi quê làng xưa mờ sương xa dịu vợi. “Đêm đêm nhìn trăng sáng tỏ bên đồi hoa trắng nở” là hình ảnh thật đẹp và êm đềm có gợi nhớ cho anh những đêm trăng huyền hoặc thuở ấu thời?

Thời gian là dòng chảy vô tâm cách chia mỗi người mỗi ngả. Tôi về lại qua xóm nhỏ ngày xưa, dòng sông bến nước vẫn còn, duy con đò xưa đã già nua khắc khoải. Nghe tin anh đã gục ngã nơi chiến trường, tôi dừng chân lại quán cũ năm xưa, Hình ảnh “uống nước dừa hay nước mắt quê hương” làm ray rức nhói lòng người nghe.

Đêm đêm nằm nghe súng nổ giữa rừng khuya thác đổ,
Anh còn nhắc tên tôi?
Đêm đêm nhìn trăng sáng tỏ bên đồi hoa trắng nở,
Cuộc đời anh có vui?

Thời gian qua mau tìm anh nơi đâu
Tôi về qua xóm nhỏ con đò nay đã già
Nghe tin anh gục ngã
Dừng chân quán năm xưa
Uống nước dừa hay nước mắt quê hương

Những ngày xưa thân ái ấy, thôi nỡ đành quên sao những đường xưa phố cũ ngày nao tôi với anh cùng chung bước đến trường. Xin gọi tên anh giữa trời sao long lanh ngày ấy, anh bây giờ đã yên giấc ngủ còn tôi vẫn còn trăn trở với tiếng súnɡ nổ rừng xa vọng nỗi hờn căm nơi mấy nẻo loạn ly.

Những đường xưa phố cũ thôi nỡ đành quên sao
Xin gọi lại tên anh giữa trời sao long lanh
Anh giờ yên giấc ngủ tôi nằm nghe súnɡ nổ
Như lời anh nhắc nhở ôi căm hờn dâng ngập lối

Những ngày xưa thân ái ấy, những mùa trăng yên bình ấu thơ xin buộc vào tương lai để mai sau còn náu nương vào miền xanh thơ dại. Anh còn gì cho tôi ngoài kỷ niệm dấu ái ngày xưa và tôi còn gì cho em cho tròn đầy ước mơ của thời con gái? Chỉ còn trăng treo đầu tay súng nhỏ đêm đêm treo nguyện ước thanh bình cho quê hương trên nhánh rừng sâu xa ngút ánh đô thành. Từng đêm dài hun hút gió sương, xin gửi lại cho em hết những ngày xưa thân ái, như gửi hết về em những mộng ước về tương lai đã buộc hết những dấu ái ngày xưa!

Những ngày xưa thân ái xin buộc vào tương lai
Anh còn gì cho tôi tôi còn gì cho em
Chỉ còn tay súng nhỏ giữa rừng sâu giết thù
Những ngày xưa thân ái xin gởi lại cho em

Ca khúc Những Ngày Xưa Thân Ái là một trong những bài nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ. Ít người biết rằng bài hát này được lấy cảm hứng từ một bài thơ cùng tên của người anh ruột của ông là nhà thơ Phạm Hổ.

Phạm Thế Mỹ sinh quán ở Bình Định, có hai người anh trai đều viết văn. Người anh đầu tiên là nhà báo Phạm Văn Ký, đã định cư ở Pháp từ thập niên 1960. Người anh thứ hai là Phạm Hổ, tập kết ra Bắc năm 1954, trở thành nhà thơ có đóng góp đặc biệt về thể loại văn học thiếu nhi ở miền Bắc.

Khi Phạm Hổ in tập thơ Những Ngày Xưa Thân Ái ở miền Bắc, thì ở miền Nam, nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ đã dựa vào đó viết thành nhạc.

Ca khúc Những Ngày Xưa Thân Ái của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ có nội dung là hai người bạn thân từ thuở nhỏ, lớn lên trong thời điêu linh mất mát và tưởng nhớ về nhau. Còn nội dung trong bài thơ Những Ngày Xưa Thân Ái của nhà thơ Phạm Hổ cũng là 2 người bạn thuở nhỏ nhưng lớn lên lại ở hai chιến tuyến khác nhau.

Mời bạn đọc nguyên tác bài thơ của Phạm Hổ dưới đây:

Bài: Trương Đình Tuấn
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

Tags: phạm thế mỹ
Share3835TweetPin

Xem bài khác

Nghe lại 10 ca khúc ngợi ca quê hương nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nghe lại 10 ca khúc ngợi ca quê hương nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ

Cùng với nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ và Hoài An thì Phạm Thế Mỹ là 3 trong số ít các...

by admin
January 16, 2021
Cảm nhận về ca khúc Bóng Mát (Phạm Thế Mỹ) – Bài hát về quê hương, tình yêu và lòng mẹ
Cảm xúc âm nhạc

Cảm nhận về ca khúc Bóng Mát (Phạm Thế Mỹ) – Bài hát về quê hương, tình yêu và lòng mẹ

Nhắc đến nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ, ai cũng nhớ đến ca khúc nổi tiếng nhất trong sự nghiệp sáng...

by admin
January 15, 2021
Nỗi niềm trong bài “Đan Áo Mùa Xuân” – Ca khúc xuân bất hủ của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ
Cảm xúc âm nhạc

Nỗi niềm trong bài “Đan Áo Mùa Xuân” – Ca khúc xuân bất hủ của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ

Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ nổi tiếng với rất nhiều ca khúc tự tình dân tộc, và dù ở thời...

by admin
January 15, 2021
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ – Tác giả của Trăng Tàn Trên Hè Phố, Những Ngày Xưa Thân Ái…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ – Tác giả của Trăng Tàn Trên Hè Phố, Những Ngày Xưa Thân Ái…

Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc vàng. Ông có rất...

by admin
January 15, 2020
Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của “Bông Hồng Cài Áo” – Bài hát về Mẹ nổi tiếng nhất của nhạc Việt
Xuất xứ bài hát

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của “Bông Hồng Cài Áo” – Bài hát về Mẹ nổi tiếng nhất của nhạc Việt

Trong nhạc Việt, không thể kể hết những ca khúc viết về người mẹ, ca ngợi tình yêu thương vĩnh...

by admin
May 12, 2019
Nhạc Tờ

Đan Áo Mùa Xuân – Phạm Thế Mỹ

Đan Áo Mùa Xuân - Nhật Trường, Phương Dung Đan Áo Mùa Xuân - Hoàng Oanh Đan Áo Mùa Xuân...

by phuongbuon
April 1, 2013
Next Post
Công dụng của những “Thủy đài nấm” – Hình ảnh quen thuộc với người Sài Gòn xưa và nay

Công dụng của những "Thủy đài nấm" - Hình ảnh quen thuộc với người Sài Gòn xưa và nay

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Đôi song ca Quang Bình & Trang Thanh Lan – Cặp đôi đẹp trên sân khấu lẫn ngoài đời của thập niên 1980-1990

Bút ký Trúc Mai – Đời sống văn nghệ ở Saigon thập niên 1950 – 1960

Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Văn Giảng – tác giả của Ai Về Sông Tương, Hoa Cài Mái Tóc…

Hình ảnh “xưa và nay” của những ca sĩ nổi tiếng nhất làng nhạc hải ngoại sau 1975

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Bắc Sơn – Tác giả Còn Thương Rau Đắng Mọc Sau Hè, Em Đi Trên Cỏ Non…

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về bài hát “Ru Tình” (Trịnh Công Sơn) – Ru em ngồi yên nhé, tôi tìm cuộc tình cho…

Ca khúc “Cho Người Tình Lỡ” và chuyện tình buồn như tiểu thuyết của nhạc sĩ Hoàng Nguyên: “Khóc mà chi yêu thương qua rồi…”

Từ “tiếng hát học trò” đến Giọng ca dĩ vãng

Hoàn cảnh sáng tác bài Thu Sầu (nhạc sĩ Lam Phương) – Mùa thu thưa nắng gió mang niềm nhớ…

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Tình Lỡ (Thanh Bình) – “Có còn lại chăng dư âm thôi…”

Huyền Chi – tác giả bí ẩn của ca từ bài hát Thuyền Viễn Xứ

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.