ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Xuất xứ bài hát

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Nỗi Buồn Hoa Phượng” (Thanh Sơn) – “Mỗi lần hè thêm kỷ niệm, người xưa biết đâu mà tìm…”

2021/04/04
in Xuất xứ bài hát
Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Nỗi Buồn Hoa Phượng” (Thanh Sơn) – “Mỗi lần hè thêm kỷ niệm, người xưa biết đâu mà tìm…”

Nhạc sĩ Thanh Sơn được xem là nhạc sĩ nổi tiếng nhất của những ca khúc viết về tuổi học trò. Từ những ca khúc đầu tiên trong sự nghiệp sáng tác của ông là Tình Học Sinh năm 1961, sau đó là Lưu Bút Ngày Xanh năm 1963, đều là những bài hát được yêu thích viết về một thuở học trò hoa niên cùng những tình cảm trong trẻo hồn nhiên, những cảm xúc bồi hồi đến từ buổi tan trường chung lối, hoặc là những dòng lưu bút đầy lưu luyến.

Trước khi sáng tác những bài hát học trò này, nhạc sĩ Thanh Sơn cũng viết những ca khúc chủ đề khác, đó là những bài không mấy người biết đến như là Đôi Mươi, Chiều Nhớ Nhung, Một Mối Sầu, Người Nỡ Thế Sao, Người Ấy Là Ai… Chỉ khi thành công với Tình Học Sinh, sau đó là Lưu Bút Ngày Xanh, thì có lẽ nhạc sĩ Thanh Sơn nhận ra mình thích hợp với những ca khúc viết về thời học sinh mà hầu hết mọi người đều đã từng trải qua.

Vì vậy thời gian sau đó, ông đã có thêm những ca khúc viết về tình yêu tuổi học trò, đều đã trở thành ca khúc bất hủ: Hạ Buồn, Ba Tháng Tạ Từ, Thương Ca Mùa Hạ, và nổi tiếng nhất chính là Nỗi Buồn Hoa Phượng.

Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn,
Chín mươi ngày qua chứa chan tình thương
Ngày mai xa cách hai đứa hai nơi
phút gần gũi nhau mất rồi tạ từ là hết người ơi

Tiếng ve nức nở buồn hơn tiếng lòng.
Biết ai còn nhớ đến ân tình không
Đường xưa in bóng hai đứa nay đâu
Những chiều hẹn nhau lúc đầu
giờ như nước trôi qua cầu.

Giã biệt bạn lòng ơi!
Thôi nay xa cách rồi kỷ niệm mình xin nhớ mãi.
Buồn riêng một mình ai chờ mong từng đêm gối chiếc.
Mối u hoài này ai có hay?

Xem bài khác

Hoàn cảnh sáng tác 2 ca khúc Đường Tình Đôi Ngả và Tình Nào Trong Mắt Em (nhạc sĩ Ngân Giang)

Ca khúc Kiếp Dã Tràng của nhạc sĩ Từ Công Phụng – Khi chuyện tình giống như loài dã tràng xe cát

Nếu ai đã từng nhặt hoa thấy buồn.
Cảm thông được nỗi vắng xa người thương.
Màu hoa phượng thắm như máu con tim,
mỗi lần hè thêm kỷ niệm
Người xưa biết đâu mà tìm

Đó là bài hát được sáng tác vào năm 1963 viết về một mối tình học trò có thật của chính tác giả thời trung học. Vào năm 1951, khi nhạc sĩ Thanh Sơn còn là một cậu bé 13 tuổi tên thật là Lê Văn Thiện, ông theo học trường trung học Hoàng Diệu ở quê nhà Sóc Trăng. Cùng lớp với Lê Văn Thiện có cô bạn học mang tên rất đặc biệt là Nguyễn Thị Hoa Phượng, là con của một gia đình công chức từ Sài Gòn về làm việc ở Sóc Trăng.

Tình cảm học trò với những rung động đầu đời làm cho cả 2 ngày càng thân thiết và gắn bó. Nhưng họ chỉ được học chung với nhau trong 2 năm, đến mùa hè năm 1953 thì cô Hoa Phượng phải chia tay trường lớp và rời Sóc Trăng để theo gia đình về lại Sài Gòn, vì cha của cô được điều chuyển công tác.

Lần cuối được gặp nhau, họ cùng đứng trên sân trường ngập màu phượng đỏ, lặng buồn nhìn nhau bâng khuâng không nói nên lời. Câu học sinh nói với bạn là giờ đây chia tay rồi không biết bao giờ mới có thể gặp lại được. Nghe vậy cô gái mang tên Hoa Phượng đáp lại:

“Mỗi năm đến mùa hoa phượng nở, anh nhìn hoa phượng anh sẽ nhớ tới em! Bởi tên em là Hoa Phượng mà”.

Rồi từ đó, họ không bao giờ được gặp nhau lần nữa.

Tròn 10 năm sau ngày chia tay cô gái mang tên Hoa Phượng, vào mùa hè năm 1963 tại Sài Gòn, một lần tình cờ đi ngang qua một ngôi trường họ và nhìn thấy hoa phượng nở đỏ rực, chàng nhạc sĩ bỗng nhớ lại người xưa, cảm xúc ùa về để ông hoàn thành ca khúc Nỗi Buồn Hoa Phượng, trong tên bài hát có tên của người xưa. Ông tâm sự như sau:

“Tôi tìm thấy cảm xúc bởi sắc màu đỏ thắm của hoa phượng mỗi khi hè về. Bài hát này tôi viết về một cuộc tình học trò rất đẹp. Lời chia tay của cô bạn gái cùng trường đã khiến tôi xao xuyến, bâng khuâng. Màu hoa phượng như những giọt máu đỏ tươi minh chứng một cuộc tình chung thủy…

Bài hát lập tức được chấp nhận và mọi người yêu thích, làm động lực cho tôi chuyên tâm vào sáng tác. Có thể nói đó là “thời hoàng kim” của tôi, bởi tiền tác quyền lúc đó tôi nhận khoảng 6.000 đồng mỗi tháng. Nó không chỉ giúp gia đình tôi vượt qua nghèo khó mà sau đó tôi còn mua được nhà, xe… Nói một cách nào đó, “hoa phượng” là ân nhân của gia đình tôi”.


Click để nghe Thanh Tuyền hát Nỗi Buồn Hoa Phượng trước 1975

Ca khúc Nỗi Buồn Hoa Phượng ra đời cùng lúc với sự xuất hiện của một giọng ca mới tươi mát đến từ Đà Lạt, đó là ca sĩ Thanh Tuyền. Khi giọng hát cao vút của cô cất lên lời bài hát Nỗi Buồn Hoa Phượng trên đài phát thanh Sài Gòn, cả ca sĩ lẫn ca khúc từ đó đã trở thành một hiện tượng. Bài hát có giai điệu dễ nghe, lời bài hát đơn giản nhưng dễ nhận được sự đồng cảm của đông đảo khán giả đại chúng, vì hầu như ai cũng đã một lần trải qua những cảm xúc bâng khuâng tuổi học trò, những tình cảm đầu đời khó quên với người chung trường lớp. Đó là lý do bài hát dễ dàng được đón nhận, trở thành một trong những bài nhạc vàng nổi tiếng suốt gần 60 năm qua.

Trong sự nghiệp của mình, nhạc sĩ Thanh Sơn đã sáng tác khoảng 20 ca khúc về tuổi học trò. Ông cho biết rằng lúc mới bắt đầu con đường sáng tác, ông rất hoang mang không biết nên viết về chủ đề gì. Rồi ông chợt nhớ về tuổi học trò, quãng thời gian mộng mơ, đầy kỷ niệm và luôn đau đáu bởi vì “Tôi học hành không tới nơi tới chốn nên không thôi hoài niệm, nuối tiếc về nó”.

Có một điều có lẽ ít người để ý đến, đó là trong tờ nhạc xuất bản năm 1966, bài này được ký tên là Thanh Sơn – Lê Dinh. Nhạc sĩ Lê Dinh cho biết khi đó ông làm việc ở đài phát thanh, và một hôm thấy nhạc sĩ Thanh Sơn mang đến đưa ông một ca khúc mang tên Nỗi Buồn Hoa Phượng để nhờ góp ý. Ông chỉ chỉnh sửa đôi chút không đáng kể, và hầu như toàn bộ nhạc và lời đó đều là tác phẩm của nhạc sĩ Thanh Sơn, nhưng khi phát hành, vì tôn trọng bậc đàn anh nên nhạc sĩ Thanh Sơn vẫn để tên chung là Thanh Sơn – Lê Dinh.

Cũng có ít người biết rằng vào năm 1990, nhạc sĩ Thanh Sơn đã viết thêm lời 2 cho Nỗi Buồn Hoa Phượng. Nhưng đó chỉ là lời hát mà ông viết cho riêng lòng mình, tặng riêng cho cô bạn có cái tên Hoa Phượng mà ông chưa có dịp gặp lại chứ không công bố rộng rãi.

Đông Kha
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

Tags: thanh sơn
ShareTweetPin

Xem bài khác

Ca khúc “Ba Tháng Tạ Từ” (nhạc sĩ Thanh Sơn) và dư âm tuổi học trò một thuở
Cảm xúc âm nhạc

Ca khúc “Ba Tháng Tạ Từ” (nhạc sĩ Thanh Sơn) và dư âm tuổi học trò một thuở

Nhạc sĩ Thanh Sơn là một trong những tên tuổi tiêu biểu của dòng nhạc vàng đại chúng với rất...

by admin
May 17, 2021
Những bài nhạc quê hương hay nhất của nhạc sĩ Thanh Sơn
Bàn Tròn Âm Nhạc

Những bài nhạc quê hương hay nhất của nhạc sĩ Thanh Sơn

Từ thập niên 1970, bên cạnh những ca khúc về học trò, nhạc tình yêu và những bài tâm sự...

by admin
April 4, 2021
Hoàn cảnh sáng tác “Trả Lại Thời Gian (nhạc sĩ Thanh Sơn) – “Xin trả lại những kỷ niệm buồn vui…”
Xuất xứ bài hát

Hoàn cảnh sáng tác “Trả Lại Thời Gian (nhạc sĩ Thanh Sơn) – “Xin trả lại những kỷ niệm buồn vui…”

Ca khúc Trả Lại Thời Gian được nhạc sĩ Thanh Sơn sáng tác vào khoảng năm 1968 và được ca...

by admin
April 4, 2021
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Thanh Sơn – Người viết nhạc cho tuổi học trò và quê hương Nam Bộ
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Thanh Sơn – Người viết nhạc cho tuổi học trò và quê hương Nam Bộ

Nhạc sĩ Thanh Sơn là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu nhất của dòng nhạc vàng và nhạc quê...

by admin
April 3, 2021
Ca khúc “Mùa Hoa Anh Đào” của nhạc sĩ Thanh Sơn – Tình yêu như sắc hoa đào, lúc đẹp nhất cũng là lúc phải lìa xa
Cảm xúc âm nhạc

Ca khúc “Mùa Hoa Anh Đào” của nhạc sĩ Thanh Sơn – Tình yêu như sắc hoa đào, lúc đẹp nhất cũng là lúc phải lìa xa

Có lẽ Thanh Sơn là một trong những nhạc sĩ đã tìm thấy nhiều cảm hứng nhất từ các loài...

by admin
February 5, 2021
Cảm nhận âm nhạc: Nhật Ký Đời Tôi (Thanh Sơn) – Một trong những bài bolero nổi tiếng nhất của nhạc vàng
Cảm xúc âm nhạc

Cảm nhận âm nhạc: Nhật Ký Đời Tôi (Thanh Sơn) – Một trong những bài bolero nổi tiếng nhất của nhạc vàng

Khi cuộc tình đi qua, thời gian cũng trôi qua nhanh, nhưng những dư âm của ngày dấu yêu cũ...

by admin
November 17, 2020
Next Post
Hoàn cảnh sáng tác “Trả Lại Thời Gian (nhạc sĩ Thanh Sơn) – “Xin trả lại những kỷ niệm buồn vui…”

Hoàn cảnh sáng tác "Trả Lại Thời Gian (nhạc sĩ Thanh Sơn) - "Xin trả lại những kỷ niệm buồn vui..."

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Vài cảm nhận về nhu cầu nghe nhạc vàng của khán giả hiện nay

Đôi nét về ca sĩ Lệ Thanh – Nhớ về giọng hát một thời lừng lẫy

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Nguyễn Hiền – Tác giả “Anh Cho Em Mùa Xuân”

Những ca khúc nhạc vàng có kết thúc “happy ending”

Một người Đức yêu nhạc vàng và giới thiệu “di sản của Sài Gòn” đến với người Tây phương

Cuộc sống bình dị đằng sau ánh hào quang của ca sĩ Hoàng Oanh

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Nhạc sĩ Huỳnh Anh và 2 cảnh đời trái ngược trong ca khúc Thuở Ấy Có Em: “Thuở ấy có em anh yêu cuộc đời…”

Chiều nay sương khói lên khơi…

Nguồn gốc của câu chuyện về Áo Lụa Hà Đông trong thơ và nhạc 50 năm trước

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của bài hát “Đời Đá Vàng” (Vũ Thành An) – “Qua dầm dề mưa tuyết, mới vui ngày nắng về…”

Nhạc sĩ Ngọc Sơn và câu chuyện tình sâu đậm trong ca khúc “100 Phần Trăm” và “Nét Son Buồn”

Sự ra đời của ca khúc ‘Mùa thu chết’ và cái tên Julie Quang

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.