ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Cảm xúc âm nhạc

Cảm nhận âm nhạc: Nhật Ký Đời Tôi (Thanh Sơn) – Một trong những bài bolero nổi tiếng nhất của nhạc vàng

2020/11/17
in Cảm xúc âm nhạc
Cảm nhận âm nhạc: Nhật Ký Đời Tôi (Thanh Sơn) – Một trong những bài bolero nổi tiếng nhất của nhạc vàng

Khi cuộc tình đi qua, thời gian cũng trôi qua nhanh, nhưng những dư âm của ngày dấu yêu cũ vẫn không thể phai mờ cùng năm tháng, bởi vì kỷ niệm đã được ghi vào trong nhật ký của cuộc đời và còn lưu dấu, lưu luyến mãi cùng người.

Đó là nội dung của ca khúc Nhật Ký Đời Tôi của nhạc sĩ Thanh Sơn, có thể xem là bài nhạc bolero nổi tiếng nhất của dòng nhạc vàng trước năm 1975.

Ngược thời gian, trở về quá khứ phút giây chạnh lòng
Bao nhiêu kỷ niệm, bao nhiêu ân tình chỉ còn lại con số không
Ai thương ai rồi và ai quên nhau rồi
Trong suốt cuộc đời tương lai trả lời thôi


Click để nghe Băng Châu hát trước 1975

Dĩ vãng bao giờ cùng đem lại nhiều nuối tiếc, bồi hồi luyến thương. Chạnh lòng nhất là khi nhớ lại những ngày đầy kỷ niệm đã qua, xót xa về mối tình yêu thương mặn nồng luyến ái: “Bao nhiêu kỷ niệm, bao nhiêu ân tình chỉ còn lại con số không”. Bao nhiêu yêu dấu ngày nào bây giờ không còn gì nữa, mấy ai mà không bâng khuâng nhớ tiếc lại tháng ngày tình tứ đã chìm sâu vào bóng thời gian.

“Ai thương ai rồi và ai quên nhau rồi” như câu hỏi với lòng mình, thương yêu nhau say đắm thiết tha như vậy, mà ai lại đành lòng ngoảnh mặt quay lưng quên đi kỷ niệm ngày ân tình còn nồng ấm. Mới yêu đó bây giờ lại cách xa nhau, cuộc đời không ai có thể biết trước được chuyện dâu bể không ngờ. Ngày mai sẽ ra sao còn mịt mù phía trước, tình yêu xưa còn ghi nhớ mãi trong lòng hay lãng quên dần theo dòng đời êm xuôi dòng nước hờ hững vô tình.

Xem bài khác

Ca khúc Kiếp Dã Tràng của nhạc sĩ Từ Công Phụng – Khi chuyện tình giống như loài dã tràng xe cát

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của bài hát “Nếu Một Mai Em Sẽ Qua Đời” (nhạc sĩ Phạm Duy)

Một mùa xuân, năm nào hai đứa ngắm hoa đào rơi
Lo cho số phận, lo cho duyên mình sẽ thành một kiếp hoa
Sớm nở tối tàn, đời ai không một lần
Quen biết rồi thương yêu nhau rồi lại xa

Một mùa xuân nào, chim én bay về rộn rã giữa bầu trời xanh ngát và muôn hoa nở ngát hương khắp nẻo đường tình. Một mùa xuân bên nhau cho “hai đứa ngắm hoa đào rơi”, là hình ảnh thắm thiết chứa chan hạnh phúc của đôi uyên ương khắn khít. Tình yêu đang nở hoa ngạt ngào tình ý dâng tràn, có lẽ vì yêu nhiều quá nên người đang yêu lo sợ một ngày ngày nào đó, hương sẽ nhạt tình sẽ phai như cánh hoa đào kia rơi rụng hương sắc xuân thì.

Lo sợ duyên tình mình sẽ như kiếp hoa sớm nở tối tàn, tình yêu của mình e vui đó rồi buồn đó, mới vui rộn rã ngày hôm nay biết đâu ngày mai lại buồn nỗi li tan. Cuộc đời như gió cuốn mây bay, hạnh phúc người đời dễ gì giữ được mãi trên tay. Đời ai cũng có một lần yêu rồi rời xa cuộc tình, ghi vào nhật ký đời mình một trang tình đẹp để mai sau còn nhớ nhau hoài.


Click để nghe Hương Lan hát

Thôi thế là thôi, là thế đó, dĩ vãng là thơ
Đem thơ về ghép nhạc thành khúc tình ca
Thôi thế là thôi là thế rồi
Hiện tại ước mơ nhiều
Cuộc đời rồi đây biết bao giờ mới được yêu

Nỗi lo âu chuyện tình của mình không được bền lâu đã trở thành sự thật. Bây giờ những mùa xuân bên nhau đã chỉ còn là quá khứ. “Thôi thế là thôi là thế đó” như một sự đành lòng phải xa nhau, như số phận không duyên hợp cho đôi mình thì đành thôi. Nhưng lòng thì không thể nào quên dĩ vãng êm đềm của ngày tháng đẹp đẽ. Dĩ vãng bây giờ là thơ, những bài thơ đã được dệt bằng bao ân tình của ngày xưa nhiều mộng đẹp.

Cuộc đời rồi đây biết bao giờ mới được đắm say như mùa yêu đương ngày cũ. Bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông đến rồi cũng sẽ đi, chỉ có mùa hương hoa tình ái thì mãi ở lại trong ký ức biết bao giờ cho phai được. Ngày tháng kỷ niệm là thơ, xin đem thơ về ghép lại thành khúc tình ca ghi dấu lại chuyện tình của hai đứa mình một thuở nồng ấm đắm mê.

Ngày biệt ly chúng mình chưa nói hết câu tạ từ
Năm năm cách biệt, năm năm mong chờ héo mòn tình nghĩa xưa
Nhắc đến thấy buồn, tình kia ngăn đôi đường
Nhật ký đời tôi ghi thêm một lần thương

Ngày chia tay nói làm sao hết nỗi niềm, người nghe nhạc cảm nhận được nỗi luyến tiếc tràn đầy thương cảm của người ở lại, đành chia tay người mình yêu, đành chấp nhận số phận duyên tình dang dở của mình dù trong lòng có đau buồn đến mấy.

“Năm năm cách biệt” là “Năm năm mong chờ héo mòn tình nghĩa xưa”. Nỗi quạnh hiu trống trải trong thời gian đợi chờ, nỗi tình buồn ấp ủ hoài nhớ bóng dáng người xưa đã héo mòn lòng tương tư mối tình cũ nghĩa xưa nay đã ngăn cách đôi đứa đôi đường.

Nhắc nhớ đến chỉ thấy buồn, người xưa đã xa hút cánh chim bay, chỉ còn đây là kỷ niệm, là những bài thơ ghép thành bản tình ca hoài nhớ thương cuộc tình mình, một lần thương là một lần đau, một lần ghi vào nhật ký cuộc đời.

Thời tuổi trẻ, nhạc sĩ Thanh Sơn đã đi qua những mối tình dang dở, là chất liệu và cảm xúc để ông viết thành những bài ca chất chứa tâm sự buồn, những giai điệu đã đi vào lòng biết bao thế hệ yêu nhạc, vì nói lên được nỗi lòng của biết bao nhiêu người đã từng yêu nhau và xa nhau. Dù có buồn, tiếc hay là đau xót, nhưng đó vẫn là những mối tình đẹp của thời ngây thơ và trong sáng đã một lần ghi vào trong những trang nhật ký cuộc đời, rồi lưu dấu mãi cùng thời gian.

Bài: Trương Đình Tuấn
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

 

Tags: thanh sơn
ShareTweetPin

Xem bài khác

Ca khúc “Ba Tháng Tạ Từ” (nhạc sĩ Thanh Sơn) và dư âm tuổi học trò một thuở
Cảm xúc âm nhạc

Ca khúc “Ba Tháng Tạ Từ” (nhạc sĩ Thanh Sơn) và dư âm tuổi học trò một thuở

Nhạc sĩ Thanh Sơn là một trong những tên tuổi tiêu biểu của dòng nhạc vàng đại chúng với rất...

by admin
May 17, 2021
Những bài nhạc quê hương hay nhất của nhạc sĩ Thanh Sơn
Bàn Tròn Âm Nhạc

Những bài nhạc quê hương hay nhất của nhạc sĩ Thanh Sơn

Từ thập niên 1970, bên cạnh những ca khúc về học trò, nhạc tình yêu và những bài tâm sự...

by admin
April 4, 2021
Hoàn cảnh sáng tác “Trả Lại Thời Gian (nhạc sĩ Thanh Sơn) – “Xin trả lại những kỷ niệm buồn vui…”
Xuất xứ bài hát

Hoàn cảnh sáng tác “Trả Lại Thời Gian (nhạc sĩ Thanh Sơn) – “Xin trả lại những kỷ niệm buồn vui…”

Ca khúc Trả Lại Thời Gian được nhạc sĩ Thanh Sơn sáng tác vào khoảng năm 1968 và được ca...

by admin
April 4, 2021
Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Nỗi Buồn Hoa Phượng” (Thanh Sơn) – “Mỗi lần hè thêm kỷ niệm, người xưa biết đâu mà tìm…”
Xuất xứ bài hát

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Nỗi Buồn Hoa Phượng” (Thanh Sơn) – “Mỗi lần hè thêm kỷ niệm, người xưa biết đâu mà tìm…”

Nhạc sĩ Thanh Sơn được xem là nhạc sĩ nổi tiếng nhất của những ca khúc viết về tuổi học...

by admin
April 4, 2021
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Thanh Sơn – Người viết nhạc cho tuổi học trò và quê hương Nam Bộ
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Thanh Sơn – Người viết nhạc cho tuổi học trò và quê hương Nam Bộ

Nhạc sĩ Thanh Sơn là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu nhất của dòng nhạc vàng và nhạc quê...

by admin
April 3, 2021
Ca khúc “Mùa Hoa Anh Đào” của nhạc sĩ Thanh Sơn – Tình yêu như sắc hoa đào, lúc đẹp nhất cũng là lúc phải lìa xa
Cảm xúc âm nhạc

Ca khúc “Mùa Hoa Anh Đào” của nhạc sĩ Thanh Sơn – Tình yêu như sắc hoa đào, lúc đẹp nhất cũng là lúc phải lìa xa

Có lẽ Thanh Sơn là một trong những nhạc sĩ đã tìm thấy nhiều cảm hứng nhất từ các loài...

by admin
February 5, 2021
Next Post
Cảm nhận về ca khúc “Tiếng Còi Trong Sương Đêm” của nhạc sĩ Lê Trực – “Bến nước gió rét đò thưa khách sang…”

Cảm nhận về ca khúc "Tiếng Còi Trong Sương Đêm" của nhạc sĩ Lê Trực - "Bến nước gió rét đò thưa khách sang..."

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Nhạc sĩ Trần Văn Bùi và ca khúc “Tình Chết Như Mùa Đông”

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và ca khúc “Có Những Con Đường” – Sự tái hiện của những con đường giới nghiêm sau 50 năm

Vĩnh biệt nhạc sĩ Phượng Vũ – Tác giả Áo Nhà Binh, Cánh Thư Mùa Hạ…

Danh ca nhạc vàng Duy Khánh và những chuyện tình trong đời

Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước và mối tình với nữ danh ca Minh Trang – Nguồn cảm hứng sáng tác ca khúc “Ngọc Lan”

Câu chuyện về 4 ca khúc nhạc ngoại lời Việt nổi tiếng về mùa xuân: Xuân Yêu Thương, Cánh Bướm Vườn Xuân, Lạc Mất Mùa Xuân, Bức Tranh Xuân

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Nguồn gốc của câu chuyện về Áo Lụa Hà Đông trong thơ và nhạc 50 năm trước

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Hào Hoa của nhạc sĩ Giao Tiên

Hoàn cảnh sáng tác “Ngày Xưa Hoàng Thị” và “Em Lễ Chùa Này” (Phạm Thiên Thư – Phạm Duy)

Nhạc sĩ Hoàng Dương và hoàn cảnh sáng tác Hướng Về Hà Nội – “Hà Nội ơi, những ngày vui đã ra đi…”

Hoàn cảnh sáng tác “Tôi Đi Giữa Hoàng Hôn” – Tâm sự của nhạc sĩ Văn Phụng về cuộc tình tha thiết nhất trong đời

Ca khúc Nhớ Nhau Hoài – Gió Về Miền Xuôi và mối giao cảm nghệ thuật của nhạc sĩ Anh Việt Thu và Thiên Hà

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.