ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Tin Tức
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Chân dung những tiếng hát
    • Ca từ trong nhạc xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Tiểu sử các bài hát
  • Nghệ sĩ
    • Nhạc sĩ
    • Ca sĩ
  • Nhạc Tờ
  • Saigon Xưa
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc Chân dung những tiếng hát

Chân dung những tiếng hát: Khánh Ly – Tiếng hát đẹp man dại

2019/08/25
in Chân dung những tiếng hát
Chân dung những tiếng hát: Khánh Ly – Tiếng hát đẹp man dại

Tiếng hát Khánh Ly là một giọng hiếm quý. Dù chưa đạt được kỹ thuật thâm hậu, nhưng đây là một giọng cao sang thanh thoát, không đục ngầu những cặn bã, những cái huê dạng kỳ quái .

Tôi không hiểu vì sao giọng Khánh Ly hợp với các ca khúc của Trịnh Công Sơn một cách kỳ diệu, như trăng phải có nước để lồng bóng, như tuyết phải có mai để đọ màu. Bài hát “Diễm Xưa” trước đó đã có Thái Thanh thâu vào dĩa mà chẳng ai buồn chú ý đến. Phải đợi đến Khánh Ly diễn tả thì bài hát mới khởi sắc bừng hượng. Hình như đa số ca khúc họ Trịnh đều được Khánh Ly hát đạt tình đạt ý, trừ ra 2 bài “Xin Mặt Trời Ngủ Yên” và “Hãy Khóc Đi Em”.

Ở bài Xin Mặt Trời Ngủ Yên thì Khánh Ly làm sao gào xé ruột bằng Lệ Thu, vì giọng Lệ Thu cao hơn và chắc nịch hơn giọng cô. Ở bài Hãy Khóc Đi Em thì Khánh Ly cũng không thể gào và chuyền hơi bằng Carol Kim. Cả hai Lệ Thu và Carol Kim không ngân nga vững và đẹp như Khánh Ly, nhưng về phần diễn tả và phần cao độ của giọng hát, họ trội hơn Khánh Ly, đạt tình đạt ý trong hai nhạc phẩm đó hơn cô.

Tiếng hát của Khánh Ly khàn khàn như phảng phất khói thuốc lá, như vương vấn sa mù trộn bóng tối. Tuy nhiên ở chót đuôi nó loé ra âm vang dòn sang sảng cực kỳ gợi cảm.

Cô ngân nga thoải mái dù chuỗi ngân không được dài lắm. Cô xuống trầm cũng dễ dàng, nhưng ở những chỗ trầm, tiếng cô không căng phồng không dầy cộm, không rền vang như tiếng Thanh Thúy.

Tóm lại về kỹ thuật, Khánh Ly hát khá trội, không có lỗi lầm tỳ vết, nhưng không có cái chân truyền thâm hậu. Về tình ý, dù không điệu đà, Khánh Ly hát vẫn đẹp gợi cảm. Đó là thứ đẹp gợi cảm từ bản chất, không cần nắn nót chạm trổ gì cả.

Ngoài ra, 12 ca khúc của Lê Uyên Phương mà cô hát trong băng nhạc với chủ đề “Vũng Lầy Của Chúng Ta”, trong đó có những bài tiêu biểu như “Hãy Ngồi Xuống Đây” , “Vũng Lầy Của Chúng Ta”, “Tình Khúc Cho Em” , “Uống Nước Bên Bờ Suối” đều rất truyền cảm, có thể thay thế nữ ca sĩ Lê Uyên đã từng hát trước đây, khi chưa ra hải ngoại.

Nhạc đã đẹp trong tình ý nóng bỏng nhục cảm, lời hát đã đẹp hoang dã, cả hai rất hợp với giọng hát rất đẹp man dại của Khánh Ly. Thật ra, tiếng hát của Khánh Ly và tiếng hát của Lê Uyên giống nhau một mười một tám. Băng nhạc này do Khánh Ly tặng cho tôi vào năm 1991, và tôi trân quý như một siêu phẩm của chàng nhạc sĩ Lê Uyên Phương và cũng như một kiệt phẩm của Khánh Ly.

Tiếng hát Khánh Ly đưa chúng ta đến những cảnh thiên nhiên man rợ, nơi đó có những dãy rừng trinh bạch mà chân các nhà thám hiểm chưa hề đặt chân tới. Nơi đó có những di tích của những kỳ quan nguy nga tráng lệ từ hằng nghìn năm xưa bị chôn vùi, có những bóng ma nghìn năm chưa siêu sinh và còn lảng vảng trong đêm tà mờ sương.

Tiếng hát đó cũng đua ta về thuở hồng hoang thái cổ, về thời khuyết sử để chúng ta cảm nhận được cái đẹp man rợ của khắp cõi địa cầu với những thứ cây trổ kỳ hoa dị quả, với những quái cầm dị điểu không còn sống trên cõi đời nầy nữa sau khi trái đất trải qua những kỷ nguyên thay đổi từng chặng không ngừng. Tiếng hát đó gợi nên cái đẹp phá thể, cái đẹp hoang vu, cái đẹp thoát ra khuôn vàng thước ngọc của trường phái cổ điển.

Ra hải ngoại, Khánh Ly đi lưu diễn cùng khắp Âu, Mỹ, Úc. Cô vô băng nhạc xối xả, sau đó là băng hình. Cô có lập hãng băng nhạc dành ưu tiên cho giọng hát cô (hãng băng nhạc Khánh Ly). Có lần tôi được xem cô hát trong băng hình Asia video 10 với chủ đề “Gởi Người Một Miềm Vui” với bài “Biển Nhớ” của Trịnh Công Sơn. Cô mặc chiếc dài màu chàm đậm tức là màu xanh mà Phạm Duy viết lời ca cho bản “Le Beau Danube Bleu”: “Ôi mắt em xanh như đêm dài”. Trên nền xanh phía trước có in hình hoa lan trắng to hơn miệng bát, cổ và cánh tay mặt cùng lưng áo phía sau cũng bằng thứ lụa nền xanh, nhưng nổi những chấm confettis trắng.

Chiếc áo chỉ có màu tối in hoa và chấm trắng nhưng lại nổi bật lên sự kết hợp tươi sáng và xôn xao. Cô giồi phấn hồng đào, tô son màu hạt lựu khá thắm rỡ. Tóc cô bỏ xõa, không có dáng rũ rượi như là tóc mềm chải khéo, đóng khung cho khuôn mặt làm ra vẻ thiểu não rất cần thiết khi cô hát bản nhạc buồn.

Giọng hát cô vẫn trơn như loại hương du (dầu dừa, dầu mù u) rót từ chai vào thếp đèn, vẫn ngọt ngào say sưa như mật ong. Chuỗi ngân cô rất dài và rất lưu loát.
Tiếng hát cô không cần chăm sóc. Cô hút thuốc liên miên, cô ăn đủ loại mắm thả cửa, vậy mà nó vẫn chưa hư hao mòn khuyết, vẫn nguyên vẹn như vần tố nguyệt đêm rằm. Xin mừng cho cô.

Tác giả Hồ Trường An

Tags: khánh ly
Share1945TweetPin
Next Post
Giải mã những “nỗi niềm nghiệt ngã” trong thơ của Đinh Hùng

Giải mã những "nỗi niềm nghiệt ngã" trong thơ của Đinh Hùng

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Anh Khoa – Tiếng hát êm đềm và truyền cảm của dòng nhạc trữ tình

Câu chuyện về bài hát “Không” của Nguyễn Ánh 9 và giọng hát diva Đài Loan – Đặng Lệ Quân

Cuộc đời và sự nghiệp nhạc sĩ Châu Kỳ – Thế hệ đầu tiên của dòng nhạc vàng

Giải nghĩa câu chữ trong các bài nhạc vàng nổi tiếng (Phần 3) – Đường Minh Đế nhàn du thăm tinh cầu

Băng nhạc Sơn Ca 3: Mừng Giáng Sinh – Tình Yêu & Thanh Bình – Băng nhạc Việt dành cho mùa Noel sống mãi cùng thời gian

Nghe nhạc vàng được hát bằng giọng Quảng Nam: Duyên Kiếp, Tình Bơ Vơ… (ca sĩ Ánh Tuyết)

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Thu của một thời

Phân tích ý nghĩa trường ca Hòn Vọng Phu (Lê Thương) – Phần 3: Người Chinh Phu Về – Nguồn sử xanh âm thầm vẫn sống…

Những giai thoại về hoàn cảnh sáng tác các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Chuyện tình buồn trong “Bài Không Tên Cuối Cùng” và lý do nhạc sĩ Vũ Thành An viết thêm lời mới cho bài hát

Chuyện tình trong bài hát “Thu, Hát Cho Người” của Vũ Đức Sao Biển: “Ta vẫn chờ em dưới gốc sim già đó…”

Sự ra đời của ca khúc ‘Mùa thu chết’ và cái tên Julie Quang

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Giải nghĩa câu chữ trong các bài nhạc vàng nổi tiếng (Phần 3) – Đường Minh Đế nhàn du thăm tinh cầu

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Giải nghĩa câu chữ trong các bài nhạc vàng nổi tiếng (Phần 2)

Giải nghĩa câu chữ trong các bài nhạc vàng nổi tiếng (Phần 4)

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh dương thiệu tước giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê minh bằng lê thương lê uyên phương minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn ánh 9 ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh nhạc tiền chiến phương dung phạm duy phạm thế mỹ phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thanh tuyền thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

Content Protection by DMCA.com

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Tin Tức
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Chân dung những tiếng hát
    • Ca từ trong nhạc xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Tiểu sử các bài hát
  • Nghệ sĩ
    • Nhạc sĩ
    • Ca sĩ
  • Nhạc Tờ
  • Saigon Xưa

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.