ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc

Tiếng hát Khánh Ly và dấu ấn trong lòng khán giả Nhật suốt hơn nửa thế kỷ

2021/03/07
in Bàn Tròn Âm Nhạc
Tiếng hát Khánh Ly và dấu ấn trong lòng khán giả Nhật suốt hơn nửa thế kỷ

Cho đến nay, Khánh Ly là ca sĩ Việt Nam duy nhất từng tạo nên một hiện tượng tại thị trường âm nhạc Nhật từ thập niên 1970. Nhiều thập niên sau đó, hình ảnh một nữ ca sĩ người Việt trong bộ áo dài trắng hát Diễm Xưa bằng tiếng Nhật ở hội chợ Osaka năm 1970 vẫn in sâu vào trí nhớ của khán giả Nhật, và từ đó Khánh Ly cũng được người Nhật gọi bằng biệt danh là “công chúa áo dài”.

Khởi đầu cho mối duyên của Khánh Ly với khán giả Nhật là vào năm 1970, cô được hãng đĩa Myrica Music mời sang Tokyo để thu âm 2 ca khúc Diễm Xưa và Ca Dao Mẹ bằng cả 2 ngôn ngữ Việt – Nhật, ngay lập tức những bài nhạc Trịnh này gây được sự chú ý đối với công chúng Nhật Bản.

Mời các bạn nghe 2 ca khúc đó sau đây:


Click để nghe Khánh Ly hát Diễm Xưa, song ngữ năm 1970


Click để nghe Khánh Ly hát Ca Dao Mẹ, song ngữ năm 1970

Từ sự thành công ban đầu đó, trong cùng năm 1970, một lần nữa Khánh Ly được mời sang Nhật. Ban đầu phía Nhật đã mời cả Khánh Ly và Trịnh Công Sơn sang, nhưng vì nhạc sĩ bận đột xuất nên Khánh Ly gọi nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 để đi cùng. Lúc đó Nguyễn Ánh 9 là một trong những nhạc công chơi piano, guitar quen thuộc nhất tại khắp các phòng trà Sài Gòn, và vẫn chưa phải là một nhạc sĩ sáng tác nhạc.

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Toàn cảnh Expo Osaka 1970

Trong đoạn video dưới đây, có thể thấy lại được hình ảnh Nguyễn Ánh 9 đệm đàn cho Khánh Ly hát trên sân khấu của Expo Osaka năm 1970. Hàng ngàn người Nhật đã tập trung tại gian hàng của Việt Nam tại hội chợ này để theo dõi Khánh Ly hát Diễm Xưa bằng tiếng Nhật. Chỉ vài ngày trước đó, khán giả cũng đã được xem Khánh Ly trình diễn trên đài MBS – một đài truyền hình nổi tiếng có trụ sở cũng tại Osaka.


Click để xem Khánh Ly hát Diễm Xưa tiếng Nhật tại Expo Osaka 1970, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đệm guitar

Cũng nhờ chuyến đi này, với sự khuyến khích của Khánh Ly, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đã sáng tác ca khúc đầu tay, bài nổi tiếng nhất của ông mang tên 1 chữ là “Không”, là khởi đầu cho sự nghiệp sáng tác, tuy không quá lừng lẫy, nhưng cũng tạo được dấu ấn riêng trong làng nhạc miền Nam trước 1975.

Sau lần ra mắt khán giả Nhật năm 1970, tiếng hát Khánh Ly và nhạc Trịnh Công Sơn đã thành công ngoài sức tưởng tượng, đặc biệt là bài Diễm Xưa với phiên bản tiếng Nhật mang tên Utsukushii Mukashi nhanh chóng trở thành một ca khúc thuộc hàng “top hit” trên thị trường âm nhạc Nhật Bản đầu thập niên 1970, đi đến đâu người ta cũng nghe thấy giai điệu Diễm Xưa vang lên.

Từ sau đó, Khánh Ly là ca sĩ Việt Nam được yêu thích nhất, và có lẽ là duy nhất nổi tiếng tại thị trường âm nhạc Nhật Bản, nên sau đó 1 năm (1971), đài truyền hình Nhật Bản đã sang đến Việt Nam để thực hiện một chương trình phỏng vấn Khánh Ly ngay tại Saigon.

Phóng viên Nhật Bản phỏng vấn Khánh Ly năm 1971 tại Saigon

Năm 1979, khi vẫn đang lo cuộc mưu sinh sau cơn biến động lớn của thời cuộc, thì tên tuổi của Khánh Ly vẫn còn người Nhật nhớ đến, và đài NHK của Nhật đã sang tận Mỹ để mời cô tham gia Đại hội dân nhạc châu Á, với những đại diện đến từ Thái Lan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Việt Nam, Nhật Bản.

Cũng trong dịp này, hãng đĩa Columbia Nippon của Nhật mời Khánh Ly thu âm các ca khúc của Trịnh Công Sơn bằng 2 ngôn ngữ Việt – Nhật. Sau đó 2 năm (1981) Khánh Ly đã phát hành lại những ca khúc đó tại thị trường hải ngoại và đọc lời giới thiệu như sau:

“Đây là 10 bài hát đầu tiên của Việt Nam được thâu thanh năm 1981 bởi hãng đĩa Columbia Nippon với phần hòa âm của ban đại hòa tấu Tokyo và 2 bài hát của 1 tác giả Nhật hiện đang là thần tượng của giới trẻ Nhật.

Qua 10 bài hát Khánh Ly hát bằng 2 thứ tiếng, quý vị còn thấy rõ sự hòa hợp tuyệt diệu giữa âm nhạc Việt Nam và cách hòa âm cùng những nhạc khí của Nhật, là 1 mới lạ xôn xao người nghe.

Từ những mới lạ đó, Diễm Xưa, Ca Dao Mẹ đã nhiều lần dẫn đầu suốt thập niên 1970 đến 1980. Mới nhất là Ướt Mi, lại nhiều tuần lễ liên tiếp là bài hát được ưa chuộng nhất.

Bây giờ sau 2 năm, Khánh Ly được phép giới thiệu 12 bài hát này đến quý thính giả Việt Nam.

Nhạc Việt nói chung, và những bài hát Trịnh Công Sơn do Khánh Ly trình bày chinh phục được cảm tình của người yêu nhạc Việt, thật đã là hạnh phúc của riêng Khánh Ly.

Khánh Ly quyết định gửi đến quý vị những bài hát này bằng một biết ơn bao la vì những thương yêu đằm thắm quý vị đã dành cho Trịnh Công Sơn, Khánh Ly trong suốt 18 năm qua.”

Mời các bạn nghe lại những bài hát này ở dưới đây:


Click để nghe Khánh Ly hát nhạc Trịnh song ngữ

Sau đó Khánh Ly tiếp tục được đài Bunka Honso Radio mời đến Liên Hoan Âm Nhạc Á Châu 3 năm sau đó cùng nhiều nghệ sĩ tên tuổi khác của Châu Á.

Gia đình Khánh Ly năm 1997, khi đài NHK Nhật sang làm phim tài liệu

Năm 1997, đài truyền hình nổi tiếng NHK của Nhật Bản đã làm một bộ phim tài liệu về cuộc đời và sự nghiệp âm nhạc của Khánh Ly mang tên “Tiếng Hát Của Sự Đoàn Tụ” dài gần 50 phút. Khánh Ly là 1 trong 10 nhân vật nổi tiếng được chọn để làm loạt chương trình này.

Khi đó, ekip của đài truyền hình Nhật đã sang tận Mỹ để thực hiện cuốn phim này, bạn có thể xem phim ở bên dưới:


Click để xem phim

Đông Kha (nhacxua.vn) biên soạn

Tags: khánh ly
ShareTweetPin

Xem bài khác

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại
Bàn Tròn Âm Nhạc

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại

Hơn 60 năm đã trôi qua kể từ ngày những bản Trịnh ca đầu tiên ra mắt công chúng, chưa...

by admin
June 25, 2022
Danh ca Khánh Ly: “Tôi sẽ không xem phim Em Và Trịnh”
Tin Tức

Danh ca Khánh Ly: “Tôi sẽ không xem phim Em Và Trịnh”

Danh ca Khánh Ly vừa từ Hoa Kỳ về lại Việt Nam để chuẩn bị cho show xuyên Việt có...

by admin
June 19, 2021
Nghe lại 20 ca khúc nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn qua giọng hát Khánh Ly
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nghe lại 20 ca khúc nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn qua giọng hát Khánh Ly

Dù còn nhiều tranh cãi về sự nghiệp của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, nhưng không ai có thể phủ...

by admin
April 1, 2021
Top 20 bài nhạc tango hay nhất của “nữ hoàng tango” Khánh Ly
Bàn Tròn Âm Nhạc

Top 20 bài nhạc tango hay nhất của “nữ hoàng tango” Khánh Ly

Trong nền âm nhạc Việt Nam, danh ca Khánh Ly là người duy nhất được xưng tụng là "nữ hoàng...

by admin
March 6, 2021
Cuộc đời của danh ca Khánh Ly qua bộ ảnh đẹp trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời của danh ca Khánh Ly qua bộ ảnh đẹp trước 1975

Mời bạn nhìn lại cuộc đời và sự nghiệp của danh ca Khánh Ly qua bộ sưu tập ảnh hiếm...

by admin
March 6, 2021
Cuộc đời và sự nghiệp của danh ca Khánh Ly
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của danh ca Khánh Ly

Ca sĩ Khánh Ly được đánh giá là một trong những nữ danh ca nổi tiếng nhất của làng nhạc...

by admin
March 6, 2021
Next Post
Nghe lại 10 bài nhạc vàng nổi tiếng viết về chuyện những người con gái (thu âm trước 1975)

Nghe lại 10 bài nhạc vàng nổi tiếng viết về chuyện những người con gái (thu âm trước 1975)

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Nhạc sĩ Ngọc Sơn và câu chuyện tình sâu đậm trong ca khúc “100 Phần Trăm” và “Nét Son Buồn”

Tài năng âm nhạc thiên bẩm của nhóm “Tứ Trụ Nhạc Vàng”: Duy Khánh, Hùng Cường, Nhật Trường, Chế Linh

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ – nhạc nổi tiếng “Trúc Đào” của Nguyễn Tất Nhiên và nhạc sĩ Anh Bằng – Chiều xưa có ngọn trúc đào…

Bộ sưu tập ảnh đẹp sau 1975 của ca sĩ Thanh Lan

Những bài nhạc vàng mùa xuân dành cho những người xa quê

Danh ca Sĩ Phú và những ca khúc trữ tình – tiền chiến gắn liền với sự nghiệp

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác “Ngày Xưa Hoàng Thị” và “Em Lễ Chùa Này” (Phạm Thiên Thư – Phạm Duy)

Câu chuyện sáng tác của những nhạc sĩ nổi tiếng (Phần 1)

Em đến thăm anh một chiều mưa

Nỗi niềm tuyệt vọng trong bài “Phút Cuối” của nhạc sĩ Lam Phương – “Chỉ còn gần em một giây phút thôi…”

Câu chuyện về bài hát “Em Tôi” và mối tình day dứt suốt 60 năm của nhạc sĩ Lê Trạch Lựu

“Bâng Khuâng Chiều Nội Trú” (Nguyễn Trung Cang) – Ca khúc nói thay nỗi lòng của sinh viên nội trú gần 30 năm trước

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.