ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc Chân dung những tiếng hát

Như Mai – Tiếng hát rực rỡ buổi sáng đầu xuân

2019/05/21
in Chân dung những tiếng hát
Như Mai – Tiếng hát rực rỡ buổi sáng đầu xuân

Khi còn ở trại tị nạn, Như Mai tham gia sinh hoạt ca nhạc, mỗi lần có người rời trại để đi định cư thì cô hát bản Thuyền Viễn Xứ (thơ Huyền Chi, nhạc Phạm Duy) trên loa phóng thanh để đưa tiễn. Giọng hát cùng tiếng đàn ghi-ta thùng thật cảm động và nhiều người ghi dấu kỷ niệm đó.

Thời trung học ở Sài Gòn, cô nữ sinh Đỗ Như Mai thường hát ở ca đoàn nhà thờ Tân Hòa của cha cố Sơn và là giọng hát solo chính nhà thờ Đắc Lộ; những lần nhiều ca đoàn họp lại hát ở nhà thờ Huyện Sỹ thì Như Mai vẫn giữ vai trò solo. Bây giờ ở Quận Cam, nhiều người sinh hoạt ca đoàn thời đó vẫn nhớ giọng hát của cô. Đã có năng khiếu từ hồi nhỏ và lớn lên có học thêm thanh nhạc nên tiếng hát Như Mai vững vàng.

Đến Quận Cam năm 1981, Như Mai tiếp tục học bậc trung học. Một đêm nọ, có bạn rủ đi nghe nhạc ở Quán Làng Văn (nằm trên đường số 1, thành phố Santa Ana), mà chủ nhân là bà Lan, sau này làm trung tâm băng nhạc Làng Văn.

Như Mai được mời lên hát giúp vui, và cô cất tiếng bản Thuyền Viễn Xứ được khán giả thích thú và chủ nhân mời cộng tác trong ba đêm cuối tuần. Lúc đó nhạc sĩ Tùng Giang phụ trách ban nhạc, cô nhớ lại tiền cát sê mỗi đêm là $50, số tiền đáng kể đối với một người còn đi học như cô. Không biết trang điểm là gì, y phục đơn sơ và có người gọi Như Mai là tiếng hát học trò, nghe dễ thương. Vào những năm đầu thập niên 80, khán giả thường đến quán Làng Văn để nghe ca nhạc cuối tuần, khác với loại khán giả đến vũ trường để khiêu vũ.

Sau quán Làng Văn, Như Mai chuyển sang hát ở quán cà phê Lan đường Westminter, nơi đây khán giả đa số là sinh viên, khách vào chỉ uống cà phê mỗi ly khoảng 2 đô la, để nghe nhạc, không khí rất lãng mạn, văn nghệ. Như Mai nhớ lại đứng hát trong khói thuốc lá mờ mịt và khung cảnh rất vui, khách và người ca sĩ đồng lứa tuổi thanh niên. Khán giả ngồi nhớ quê, nghe trình diễn những ca khúc một thời vang bóng quê nhà của Phạm Duy, Trịnh Công Sơn… Vào thời điểm này chưa có những nhạc phẩm mới sáng tác ở hải ngoại. Đó là những kỷ niệm dễ thương nhất trong đời ca hát của Như Mai.

Xem bài khác

Chân dung những tiếng hát – Phương Dung, tiếng hát gọi nhạn trong sương

Chân dung những tiếng hát: Khánh Ly – Tiếng hát đẹp man dại

Cuốn băng nhạc Cassette đầu tiên trong đời là Mộng Ban Đầu, tên nhạc phẩm của Hoàng Trọng, với tiếng hát Như Mai do trung tâm Thanh Lan thực hiện vào năm 1983, do nhạc sĩ Trung Nghĩa hòa âm rất thành công, bán cả mấy chục ngàn cuốn băng. Kế đến Như Mai thu âm cho trung tâm Lê Minh Bằng, Dạ Lan (tiền thân của trung tâm Asia), trung tâm Giáng Ngọc và rất nhiều trung tâm băng nhạc ở Quận Cam.

Vào thập niên 80, 90 thì Như Mai, Ngọc Lan, Kiều Nga là ba ca sĩ mới, nổi tiếng của làng nhạc hải ngoại.


Như Mai và ban Magic

Kế đến Như Mai tham gia vào ban nhạc Magic của Quốc Sĩ vào năm 1986 và bắt đầu đi trình diễn khắp nơi. Khi có phong trào hát nhạc ngoại quốc lời Việt để thay đổi món ăn âm nhạc thì Như Mai chuyển sang hát loại New Wave rất thành công. Và cô mở ra trung tâm băng nhạc Như Mai tự thực hiện những cuốn băng cho giọng hát mình và mời thêm những ca sĩ khác thu âm. Những sản phẩm đó bán rất chạy. Cô rất bận rộn với nghề ca hát, mỗi ngày dợt nhạc, thu băng và cuối tuần thì đi trình diễn các nơi xa.

Tính ra cho đến nay Như Mai đã thu riêng cho giọng hát chính mình khoảng mười cuốn. Cô đã thu âm mấy trăm bài hát cho mọi trung tâm, tính cả sự nghiệp của Như Mai.

Cuối thập niên 90, Như Mai không còn cộng tác với ban nhạc Magic và trở thành ca sĩ độc lập. Thuở ban đầu là nhạc tình êm dịu, chuyển sang nhạc New Wave, rồi trở lại nhạc tình lãng mạn, Như Mai đã trình diễn nhiều thể loại.

Khi được hỏi rằng có bài hát nào mà khán giả thích Như Mai hát nhất, thì Như Mai cho biết nhiều người ở trong nước cho là bản Ba Tháng Tạ Từ của nhạc sĩ Thanh Sơn. Trong một cuốn băng hình, Như Mai mặc áo dài trắng nữ sinh đi trong sân trường, quay ở trường Golden West; bài hát tả về thời học sinh trung học có ba tháng hè xa nhau nỗi nhớ bạn bè thắm thiết, làm giới trẻ học trò ưa thích. Bản này các ca sĩ khác thường luyến láy, riêng Như Mai hát rất tự nhiên và tạo nên phong cách riêng.

Bản Gợi Giấc Mơ Xưa của nhạc sĩ Lê Hoàng Long, bản Nỗi Niềm (Tuấn Khanh), bản Cô Đơn (Nguyễn Ánh 9), Từ Giọng Hát Em (Ngô Thụy Miên), Bài Không Tên Số 8 (Vũ Thành An), Tuổi Đá Buồn (Trịnh Công Sơn) cũng là những bài mà Như Mai hát được khán giả yêu thích, cũng như nhiều bản thánh ca mà cô đã thu âm thành nhiều đĩa.

Nhìn lại quá trình mấy chục năm ca hát tại hải ngoại từ năm 1981 cho đến nay, Như Mai cảm nhận rằng thời trước khán giả chỉ nghe tiếng hát; thời nay khán giả ngoài nghe tiếng hát còn chú ý tới vóc dáng của cô ca sĩ trên băng hình. Thập niên 80,90 sinh hoạt ca nhạc hải ngoại ít ca sĩ, bây giờ có quá nhiều ca sĩ, thời thế đã khác.

Như Mai và chồng ngày nay

Hiện nay Như Mai vẫn tiếp tục sinh hoạt ca nhạc, đi trình diễn xa và hát cho các buổi văn nghệ tại Quận Cam. Tiếng hát của cô vẫn điêu luyện trong các bản tiền chiến, nhạc tình và nhạc quê hương. Tên thật là Đỗ Như Mai, được dùng tên thật để làm nghệ thuật cũng là điều hân hạnh cho ca sĩ Như Mai. Tiếng hát đó hơn ba chục năm trước bây giờ vẫn vậy, như đóa hoa mai vàng rực rỡ trong nắng sớm buổi sáng mùa xuân.

Theo Trần Chí Phúc (SBTN)

Tags: như mai
Share492TweetPin

Xem bài khác

No Content Available
Next Post
Vĩnh biệt thi sĩ Tô Thùy Yên, tác giả của “Chiều Trên Phá Tam Giang”

Vĩnh biệt thi sĩ Tô Thùy Yên, tác giả của "Chiều Trên Phá Tam Giang"

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Câu chuyện về 4 ca khúc nhạc ngoại lời Việt nổi tiếng về mùa xuân: Xuân Yêu Thương, Cánh Bướm Vườn Xuân, Lạc Mất Mùa Xuân, Bức Tranh Xuân

Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975

Nghe lại những băng nhạc “Tiếng hát Thái Thanh” hay nhất trước 1975: Thái Thanh Sélection, Tơ Vàng 3, Sơn Ca 10…

Những bài hát nổi tiếng được phổ từ thơ Du Tử Lê

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, nhạc sĩ Hoàng Nguyên và Đà Lạt những ngày tháng cũ

Danh ca Khánh Ly và những cuộc tình trong đời

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Mối tình cao thượng trong “Bài Không Tên Cuối Cùng” – Vũ Thành An: “Hãy yêu nhiều người em tôi…”

Nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương và hoàn cảnh sáng tác Thu Ca, Thương Hoài Ngàn Năm…

Nhạc sĩ Hoàng Nguyên và những tình khúc bất hủ về Đà Lạt: Ai Lên Xứ Hoa Đào, Bài Thơ Hoa Đào

Áo lụa Hà Đông

Những đồi hoa sim

Ý nghĩa và hoàn cảnh sáng tác của bài hát Mèo Hoang (Hàn Châu): ‘Có phải em về trong đêm nay…’

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.