ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc Chân dung những tiếng hát

Chân dung những tiếng hát: Khánh Hà – Tiếng ca nồng nàn hương tình đêm

2019/05/21
in Chân dung những tiếng hát
Chân dung những tiếng hát: Khánh Hà – Tiếng ca nồng nàn hương tình đêm

Khi Khánh Hà lao vào nghiệp cầm ca thì chị cô là danh ca Bích Chiêu đã ra ngoại quốc lập nghiệp, kể như một ngôi sao thoát ly ra khỏi vòm trời ca nhạc của quê hương Việt Nam.

Nhưng bà chị Bích Chiêu dù đã ra đi mà danh tiếng đương sự còn để lại xứ sở, biến thành một dãy núi sừng sững đè nặng cô em Khánh Hà, che mất con đường tiến thủ bày trước mắt Khánh Hà không ít. Cho nên Khánh Hà phải làm một cái gì độc đáo để khán thính giả không còn so sánh hơn kém giữa Bích Chiêu và cô, để khán thính giả không cho rằng cô đi theo dấu vết của Bích Chiêu để khỏi trở thành một bản sao tái ngắt lu câm của Bích Chiêu.

Đa số những người con họ Lã, trong đó có Khánh Hà, đều có cá tính mạnh, có óc tự lập, tinh thần khám phá, thần trí sáng tạo. Do đó, sớm hay muộn mỗi người cũng tuần tự tạo cho mình một tên tuổi lẫy lừng.

Hồi mới tập tễnh ca hát, Khánh Hà bị ông anh Tuấn Ngọc của mình chê rằng cô hát không có hồn. Chê hát không có kỹ thuật thì không sao vì cô có thể luyện tập lâu ngày chầy tháng thì sẽ có một giọng hát tinh luyện về kỹ thuật. Đằng này, cô bị chê là hát không có hồn, cái đó mới nguy. Hát không có hồn thì chỉ là một thợ hát dù hát giỏi về kỷ thuật tới đâu đi nữa.

Vậy mà cô không nản chí, vẫn cứ đeo đuổi sự nghiệp ca hát với bất cứ giá nào. Nhưng không hiểu cô tập luyện giọng cách nào mà đã thành công trong việc cắt xén từng mảnh tâm hồn, từng mảnh tim của mình để rải vào giọng hát của mình. Nghe cô hát, có cảm tưởng mỗi tiếng hát, mỗi câu hát do cô diễn tả như thấm nhuần những giọt máu từ tim cô vắt ra.

Xem bài khác

Chân dung những tiếng hát – Phương Dung, tiếng hát gọi nhạn trong sương

Chân dung những tiếng hát: Khánh Ly – Tiếng hát đẹp man dại

Cho nên Khánh Hà là một giọng hát vừa đẹp vừa điêu luyện, là cái mẫu cái khuôn để các nữ ca sĩ đồng thời với cô lẫn các nữ ca sĩ thuộc lớp hậu sinh cô bắt chước hát theo. Tuy các cô bạn đồng nghiệp khác dù có một tiếng hát nũng nịu dễ thương, nhưng cái âm sắc khàn khàn ấm áp từ trong tiếng hát trong trẻo và sắc vút “tưa” ra thật mịn màng óng ả thì không cô nào có thể bắt chước Khánh Hà được.

Khánh Hà chỉ có giọng bán kim thôi, nhưng khi lên cao cô gồng cổ ré lên, dù là giọng hơi mỏng nhưng thật dẻo thật ngọt như kẹo mạch nha. Khi chuyển qua nhạc tình cảm Việt Nam, cô hát với một lối diễn tả riêng biệt không giống một ai trong khi đó những nữ ca sĩ khác hát giống cô thì khá đông.

Hồi Thanh Lan còn mắc kẹt sau bên kia bức màn tre, kẻ sành điệu tưởng chừng chẳng có nữ ca sĩ trẻ trung nào ở hải ngoại có thể thay thế cô ta: biết hát theo lối chân truyền, biết chọn những bản có giá trị nghệ thuật căn bản để trình bày. Nhưng rồi nền ca nhạc ở hải ngoại đã có Thái Hiền và Hải Lý biết lột xác giọng hát vốn không có đặc sắc của mình để trở thành ca sĩ có tầm vóc. Và nhất là đã có Khánh Hà hát điêu luyện và độc đáo vượt cả Thanh Lan.

Nếu ngày xưa Tuấn Ngọc chê Khánh Hà hát không có hồn, nhưng anh phải công nhận rằng Khánh Hà có làn hơi thiên phú dồi dào để trở thành một giọng hát ưu tú sau này. Nhờ làn hơi đó nên khi tâp luyện ngân nga, cô có một chuỗi ngân trác tuyệt, muốn kéo dài tới đâu cũng được.

Tiếng hát của Khánh Hà là tiếng hát man dại, tiếng vọng của những trái tim nhiệt tình và khát tình. Nó như ướt đẫm mật ngọt tình yêu, như rạo rực ngọn lửa ân tình chỉ chờ cơ hội bùng cháy thành họng hỏa diệm sơn. Nó lai láng, trào dâng, ngất ngây, lao theo một vận tốc đam mê khủng khiếp, lướt qua chông gai, qua sa mạc khô cháy, qua miền bão nổi lụt tràn… để đi lên tuyệt đỉnh của yêu đương.

Lúc nào Khánh Hà cũng hát bằng trái tim, bằng những rung cảm sâu sắc và nhất là bằng sự tự tin. Âm sắc trong tiếng hát của cô hãy còn trẻ trung và mềm dẻo. Cô thường tuyên bố chỉ sợ khán giả sẽ chán cô nếu cô xuất hiện thường xuyên trên sân khấu, trong băng hình hoặc hát xối xả trong băng nhạc và dĩa nhạc. Nếu cái ngày đó phải tới thì chắc hãy còn xa lắm.

Khánh Hà tên thật là Lã Khánh Hà, cô sinh ra trong một gia đình nghệ sĩ. Cha của Khánh Hà là nghệ sĩ Lữ Liên, thành viên ban nhạc hài hước ATV. Các anh chị em của Khánh Hà đều là những ca sĩ tên tuổi: Bích Chiêu,Tuấn Ngọc, Lưu Bích, Anh Tú, Thúy Anh, Lan Anh.

Cô sinh ra tại Đà Lạt nhưng chỉ vài tháng sau cùng với gia đình dọn vào Sài Gòn. Trong thời gian ở Sài Gòn, cô cùng với gia đình thay đổi chỗ ở nhiều lần. Lúc còn nhỏ cô học ở trường Charles De Gaulle, một thời gian sau vào nội trú tại trường tiểu học ở Thủ Đức cùng với Lan Anh và Thúy Anh. Lên trung học, cô theo học trường Nguyễn Bá Tòng đến năm đệ Tam, và cùng một lúc theo học ở Centre Culturel Français và Hội Việt Mỹ. Khánh Hà đi hát lần đầu tiên khi 16 tuổi trong một chương trình văn nghệ phụ diễn Xổ Số Kiến Thiến Quốc Gia tại rạp Thống Nhất với bài Chiến sĩ của lòng em và đó là kỷ niệm đáng nhớ nhất của cô.

Vào năm 1969, Khánh Hà xuất hiện lần đầu tiên với loại nhạc trẻ trong chương trình “Hippies À GoGo” do Trường Kỳ tổ chức hàng tuần tại vũ trường Queen Bee trên đường Nguyễn Huệ, Sài Gòn. Cũng trong năm đó, cô chính thức đến với nhạc trẻ cùng Anh Tú, sau khi được tay trống Dũng khuyến khích và đã gia nhập ban nhạc “The Flowers” đi trình diễn tại các club Mỹ.

Vào cuối năm 1969, Khánh Hà gia nhập “The Blue Jets” cùng với Anh Tú và Thuý Anh. Sau đó, cô cùng một số anh em thành lập ban nhạc “The Uptight” vào năm 72. Khánh Hà qua Mỹ trong một trường hợp khá đặc biệt. Vào thời kỳ cô hát tại nightclub “Đêm Màu Hồng” trên đường Nguyễn Huệ đầu năm 1975, trong số những người khách Hoa Kỳ thích giọng ca của cô có một ký giả tên George, mà cô gọi là một “quý nhân”. Ông cho biết là tình hình Việt Nam rất nguy ngập nên đã đề nghị làm giấy tờ để cô rời khỏi Việt Nam với tư cách một du khách. Khánh Hà nhận lời và đến Hoa Kỳ ngay từ tháng 03 năm 1975.

Vào những năm 1986-87, Khánh Hà khai thác một chương trình ca nhạc riêng ở các nơi như “Sea Palace”, “cafe Tùng” ở Monterey Park, tiểu bang California và sau đó là vũ trường “Chez Moi”. Cô chính thức chuyển qua nhạc Việt Nam từ năm 1980, đánh dấu sự ra đời của băng nhạc Gợi Giấc Mơ Xưa, phát hành vào năm 1981 do chính cô thực hiện với sự giúp đỡ về kỹ thuật của nhạc sĩ Tùng Giang. Khánh Hà xuất hiện lần đầu tiên trong Video “Hè 90” do Tô Chấn Phong và Lưu Huỳnh thực hiện, chính trong dịp này Khánh Hà và Tô Chấn Phong quen biết nhau và đã sống chung với nhau cho đến hôm naỵ.

Nhà văn Hồ Trường An (Chân Dung Những Tiếng Hát)

Tags: khánh hà
Share987TweetPin

Xem bài khác

Tình muộn của Khánh Hà và Tô Chấn Phong – Như hẹn hò “từ muôn kiếp trước”
Tin Tức

Tình muộn của Khánh Hà và Tô Chấn Phong – Như hẹn hò “từ muôn kiếp trước”

Khánh Hà và Tô Chấn Phong là đôi vợ chồng đặc biệt của làng nhạc hải ngoại. Họ cùng sinh...

by admin
February 28, 2021
Nghe lại 10 ca khúc trữ tình hay nhất của Khánh Hà – Tiếng ca nồng nàn và quyến rũ
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nghe lại 10 ca khúc trữ tình hay nhất của Khánh Hà – Tiếng ca nồng nàn và quyến rũ

Khánh Hà là một trong những nữ ca sĩ nổi tiếng nhất của làng nhạc hải ngoại sau năm 1975....

by admin
February 28, 2021
Cuộc đời và sự nghiệp ca sĩ Khánh Hà – Giọng hát quyến rũ của dòng nhạc trữ tình
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp ca sĩ Khánh Hà – Giọng hát quyến rũ của dòng nhạc trữ tình

Khánh Hà là một trong những nữ ca sĩ nổi tiếng nhất của làng nhạc hải ngoại sau năm 1975....

by admin
February 28, 2021
Next Post
Như Mai – Tiếng hát rực rỡ buổi sáng đầu xuân

Như Mai - Tiếng hát rực rỡ buổi sáng đầu xuân

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Những “đôi song ca vàng” trước năm 1975: Sơn Ca – Bùi Thiện

Tiểu sử ca sĩ Hà Thanh Xuân – Nữ ca sĩ khả ái của làng nhạc hải ngoại thập niên 2010

Công Thành & Lyn – Đôi song ca đặc biệt của làng nhạc hải ngoại

Cuộc đời và sự nghiệp ngắn ngủi của nhạc sĩ Hoàng Quý – Tác giả ca khúc “Cô Láng Giềng”

Cuộc đời ngắn ngủi của nhạc sĩ Tuấn Lê (1952-1988), tác giả của Lá Thư Đô Thị, Ngày Ấy Mình Quen Nhau, Tà Áo Đêm Noel…

Phân tích ý nghĩa của Trường ca Con Đường Cái Quan – Phần 2: Qua Miền Trung – “Nước non ngàn dặm ra đi…”

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác “Tôi Đi Giữa Hoàng Hôn” – Tâm sự của nhạc sĩ Văn Phụng về cuộc tình tha thiết nhất trong đời

Hoàn cảnh sáng tác bài “Chuyến Tàu Hoàng Hôn” (Minh Kỳ & Hoài Linh): “Tà dương khuất trong sương là mỗi lần ngóng chờ…”

Ca khúc “Thương Tình Ca” và chuyện tình đặc biệt của nhạc sĩ Phạm Duy: “Nhịp chân êm êm thánh thót, đừng cho trăng tan dưới gót…”

Nhạc sĩ Hoàng Nguyên và những tình khúc bất hủ về Đà Lạt: Ai Lên Xứ Hoa Đào, Bài Thơ Hoa Đào

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Em Về Miệt Thứ” của nhạc sĩ Hà Phương – “Miệt Thứ” là ở đâu?

Thi khúc và nhạc khúc “Ngậm Ngùi” (Huy Cận – Phạm Duy) – Nỗi đau của người anh trai thương em bằng trái tim của mẹ

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.