ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp ca sĩ Khánh Hà – Giọng hát quyến rũ của dòng nhạc trữ tình

2021/02/28
in Bàn Tròn Âm Nhạc
Cuộc đời và sự nghiệp ca sĩ Khánh Hà – Giọng hát quyến rũ của dòng nhạc trữ tình

Khánh Hà là một trong những nữ ca sĩ nổi tiếng nhất của làng nhạc hải ngoại sau năm 1975. Cô sở hữu chất giọng đầy nội lực và quyến rũ, đã thể hiện thành công các ca khúc từ nhạc trữ tình đến nhạc trẻ, nhạc ngoại.

Ngoài quyến rũ, nữ tính, giọng hát của Khánh Hà rất tinh tế và chinh phục được những đôi tai khó tính nhất, với từng chữ, từng nốt rất êm và đẹp, làm chủ được cảm xúc của những bài hát mà đa phần là buồn. Cho dù bài hát có buồn mấy thì khán giả vẫn tìm thấy những nét tươi sáng qua giọng hát rất tròn trịa và hoàn hảo của Khánh Hà.

Với Khánh Hà, ca hát là một cái nghiệp dĩ đã gắn liền với cả đời khi còn là thiếu nữ cho đến nay đã ở tuổi gần 70. Ngay ở cái tên là Khánh Hà, là tên thật cũng là nghệ danh, được viết tắt là K.H (ca hát) cũng là một sự tiền định cho sự nghiệp âm nhạc đạt được nhiều thành công suốt hơn nửa thế kỷ qua.


Click để nghe Khánh Hà hát Cỏ Hồng

Khánh Hà xuất thân từ một trong những gia đình nghệ sĩ nổi tiếng nhất Việt Nam, có cha là nghệ sĩ Lữ Liên, các anh chị em của cô đều là những ca sĩ nổi tiếng bậc nhất là Bích Chiêu, Tuấn Ngọc, Anh Tú, Thúy Anh Lan Anh và Lưu Bích.

4 anh em nghệ sĩ: Anh Tú, Khánh Hà, Thúy Anh và Lan Anh

Ca sĩ Khánh Hà tên thật là Lã Thị Khánh Hà, sinh ngày 28/2/1952 tại Đà Lạt. (Hiện nay trên mạng ghi sai tháng sinh thành 28/3). Chỉ vài tháng sau khi ra đời, cô cùng với gia đình di cư vào Sài Gòn.

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Lúc nhỏ, Khánh Hà theo học ở trường tư thục Công Lý (trước đó là trường Tây nổi tiếng mang tên Charles De Gaulle) ở đường Công Lý, hiện nay đổi tên thành trường tiểu học Nguyễn Thanh Tuyền.

Một thời gian sau đó, Khánh Hà chuyển vào học nội trú tại trường tiểu học ở Thủ Đức cùng với 2 em gái là Lan Anh và Thúy Anh. Lên trung học, cô theo học trường Nguyễn Bá Tòng đến năm đệ tam, đồng thời theo học ở Trung tâm văn hóa Pháp (Centre culturel français) và Hội Việt Mỹ (Vietnam-USA Society), cũng vì vậy mà ở giai đoạn đầu của sự nghiệp, cô chủ yếu chỉ hát nhạc Pháp – Mỹ.

Khánh Hà đi hát lần đầu tiên khi 16 tuổi trong một chương trình văn nghệ phụ diễn Xổ Số Kiến Thiến Quốc Gia tại rạp Thống Nhất với bài Chiến Sĩ Của Lòng Em. Một năm sau đó (1969), Khánh Hà xuất hiện lần đầu tiên với loại nhạc trẻ trong chương trình “Hippies À GoGo” do Trường Kỳ tổ chức hàng tuần tại vũ trường Queen Bee trên đường Nguyễn Huệ. Cũng trong cùng năm đó, cô chính thức đến với nhạc trẻ cùng anh trai là Anh Tú, gia nhập ban nhạc “The Flowers” để đi trình diễn tại các club Mỹ.

Năm 1970, 3 anh em ruột là Anh Tú, Khánh Hà và Thúy Anh thành lập ban nhạc mang tên “The Blue Jets”, được một thời gian thì đổi tên thành “The Uptight”, đến năm 1972 thì đổi thành ban Thúy-Hà-Tú.

Sau khi sang đến hải ngoại, ban Thúy-Hà-Tú được tái lập vào thập niên 1980 với tên cũ là The Uptight.

Sự nghiệp của Khánh Hà trước năm 1975 vốn không quá nổi bật đã kết thúc vào tháng 3 năm 1975, sớm hơn 1 tháng so với các đồng nghiệp khác, vào lúc cô rời Việt Nam tỏng một dịp tình cờ.

Khi đang hát tại phòng trà “Đêm Màu Hồng” trên đường Nguyễn Huệ đầu năm 1975, trong số những người khách Hoa Kỳ thích giọng ca của Khánh Hà có một ký giả tên George, người mà cô gọi là một “quý nhân”. Ông cho biết là tình hình Miền Nam đã rất nguy ngập nên đã đề nghị làm giấy tờ để cô rời khỏi Việt Nam đến Hoa Kỳ với vai trò là một du khách. Khánh Hà nhận lời và rời Việt Nam tháng 3 năm 1975, chỉ 1 tháng trước biến cố lịch sử.

Thời gian đầu tham gia làng nhạc hải ngoại, Khánh Hà vẫn gắn bó với nhạc Pháp, Anh. Cho đến năm 1980, cô mới bắt đầu thường xuyên hát nhạc Việt, đầu tiên là với băng nhạc mang tên “Gợi Giấc Mơ Xưa”, do chính Khánh Hà tự thực hiện với sự giúp đỡ của nhạc sĩ Tùng Giang được trung tâm Làng Văn phát hành vào năm 1981.

Từ đó, tên tuổi của Khánh Hà gắn liền với dòng nhạc trữ tình suốt gần 40 năm qua.

Cuối thập niên 1980, Khánh Hà thành lập một trung tâm băng nhạc riêng là Khánh Hà Production, phát hành khá nhiều băng đĩa của các tiếng hát Khánh Hà, Tuấn Ngọc, Anh Tú, Trịnh Nam Sơn, và của chồng là nam ca sĩ điển trai Tô Chấn Phong. Ngoài ra Khánh Hà còn tham gia hát tại các trung tâm ca nhạc lớn nhất hải ngoại là Thúy Nga, Asia, Làng Văn.

Khánh Hà đã trải qua 2 cuộc hôn nhân. Người chồng đầu tiên cũng là người yêu đầu tiên lúc cô chỉ mới 18 tuổi, vào thời mà mà cô gọi là “yêu mù quáng” dù gia đình ra sức cấm cản. Lấy nhau rồi mới nhận ra là không hề hợp nhau trong cả cách sống, sinh hoạt hàng ngày đến cách suy nghĩ.

Khi sang Mỹ, cô mang theo con nhỏ, thời gian đầu đi hát thì gửi con cho Anh Tú ở cạnh nhà. Cô kể lại:

“Anh Tú vừa là bác, nhưng vừa như là cha. Mỗi lần nó khóc hay nó hư, gọi anh Tú là thằng bé im re. Kể cả sau này khi nó ngoài 20 tuổi, nó có thể cãi mẹ nhưng không dám cãi anh Tú đâu. Nếu không có anh Tú chăm lo nó, không biết tôi có hát nổi không nữa. Tôi còn nhớ, trong một lần sinh nhật nó, bạn bè hỏi cha mày đâu, nó chỉ anh Tú. Thấy mà chảy nước mắt”.

Người chồng thứ 2 của Khánh Hà là Tô Chấn Phong, chàng ca sĩ lãng tử có giọng hát êm đềm mượt mà đã từng làm mê mẩn biết bao nhiêu cô gái.

Dù khoảng cách chênh nhau đến 13 tuổi (chứ không phải 20 tuổi như thông tin sai), nhưng Khánh Hà và Tô Chấn Phong tỏ ra là một cặp đôi trời sinh, thấu hiểu và gắn bó với nhau suốt 30 năm qua.

Lần đầu họ gặp nhau là mùa hè năm 1990, Tô Chấn Phong mời Khánh Hà thu âm trong một cuốn video với 2 ca khúc Bài Không Tên Số 8 và Bảy Ngày Đợi Mong, ban đầu vẫn là “chị em”, nhưng sau đó vì phải duyên số, tình yêu đến và đã gắn bó cuộc đời nhau cho đến nay.

Đông Kha (nhacxua.vn) biên soạn

Tags: khánh hà
ShareTweetPin

Xem bài khác

Tình muộn của Khánh Hà và Tô Chấn Phong – Như hẹn hò “từ muôn kiếp trước”
Tin Tức

Tình muộn của Khánh Hà và Tô Chấn Phong – Như hẹn hò “từ muôn kiếp trước”

Khánh Hà và Tô Chấn Phong là đôi vợ chồng đặc biệt của làng nhạc hải ngoại. Họ cùng sinh...

by admin
February 28, 2021
Nghe lại 10 ca khúc trữ tình hay nhất của Khánh Hà – Tiếng ca nồng nàn và quyến rũ
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nghe lại 10 ca khúc trữ tình hay nhất của Khánh Hà – Tiếng ca nồng nàn và quyến rũ

Khánh Hà là một trong những nữ ca sĩ nổi tiếng nhất của làng nhạc hải ngoại sau năm 1975....

by admin
February 28, 2021
Chân dung những tiếng hát: Khánh Hà – Tiếng ca nồng nàn hương tình đêm
Chân dung những tiếng hát

Chân dung những tiếng hát: Khánh Hà – Tiếng ca nồng nàn hương tình đêm

Khi Khánh Hà lao vào nghiệp cầm ca thì chị cô là danh ca Bích Chiêu đã ra ngoại quốc...

by admin
May 21, 2019
Next Post
Nghe lại 10 ca khúc trữ tình hay nhất của Khánh Hà – Tiếng ca nồng nàn và quyến rũ

Nghe lại 10 ca khúc trữ tình hay nhất của Khánh Hà - Tiếng ca nồng nàn và quyến rũ

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Hoàn cảnh sáng tác “Lời Buồn Thánh” (Trịnh Công Sơn) và sự thực về hình bóng giai nhân trong bài hát

Tiểu sử nhạc sĩ Tùng Giang (1940-2009)

Bộ sưu tập hình ảnh đẹp của danh ca Bạch Yến qua thời gian

Chuyện tình nhạc sĩ Văn Cao – “Người tình duy nhất” trong đời của nhạc sĩ tài hoa

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lê Văn Thiện – Người hòa âm nhiều ca khúc nhạc vàng nhất

2021 – Nhìn lại một năm buồn của âm nhạc Việt Nam – Năm tiễn biệt nhiều nghệ sĩ

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Ca khúc “Thiên Thai” của Văn Cao – Khi âm nhạc vươn tới sự tuyệt mỹ

Nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm và hoàn cảnh sáng tác “Gọi Người Yêu Dấu” – Mối tình oan trái ở xứ sương mù Đà Lạt

Đêm đông…

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc “Cho Lần Cuối” (Lê Uyên Phương) – Dự cảm chia xa của một mối tình cuồng mê

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Lời Tạ Từ (nhạc sĩ Dzũng Chinh) – “Nhớ chăng là lúc em đến trong màu trắng…”

Nhạc sĩ Huỳnh Anh và 2 cảnh đời trái ngược trong ca khúc Thuở Ấy Có Em: “Thuở ấy có em anh yêu cuộc đời…”

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.