ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết

Cảm thức về dòng ca khúc bolero Việt

2013/03/06
in Bài viết

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

 

SGTT.VN – Nhạc sĩ Thanh Sơn đã ra đi như dòng nước sông Seine chảy qua cầu Mirabeau mà thi sĩ G. Apollinaire ghi nhận là nước chảy nhưng ông còn đọng lại.

Dòng nước bolero Thanh Sơn trôi đi, nhưng bao nhiêu người còn đọng lại với bolero của Nỗi buồn hoa phượng, Lưu bút ngày xanh… Sài Gòn Tiếp Thị giới thiệu loạt bài về dòng nhạc bolero mà nhạc sĩ Thanh Sơn đã đóng góp không nhỏ.

 

Ca sĩ Hương Lan, môt trong những giọng ca bolero mùi mẫn
và ngọt ngào nửa thế kỷ nay.

 

Như nhiều nội dung khác, phần kết luận về sự xuất hiện các dòng tân nhạc Việt Nam không đạt đến tính thống nhất về các giá trị. Nhưng sức sống của dòng nhạc bolero thì lại vượt qua khỏi những đánh giá chính thống – hàn lâm và tự nhiên kết tinh thành giai điệu lấp lánh trong một phần riêng của tâm hồn nhiều thế hệ người Việt.

Có thể ai đó mà khả năng thẩm âm của họ được giáo dục để chỉ cảm thụ nhạc giao hưởng, opera… nhưng liệu có chắc là không hề có cảm xúc gì khi bên tai bỗng vang lên giai điệu của một bản bolero, nhất là khi tình trạng cảm xúc họ đang có nhu cầu tự tình trước cảnh trí thiên nhiên hay nỗi niềm nhân thế. Có thể ai đó chỉ thuộc giới bình dân ít học, việc họ đón nhận điệu thức và ca từ bolero không phải là để thay thế câu ca dao, điệu hò, bản vọng cổ mà chính là để lấp đầy nhu cầu muốn cất giọng tự tình nâng cảm xúc bản thân sao cho khớp với những biến động nhân sinh, phận người đa đoan, tình người dâu bể.

Người ta có thể kể về trường hợp cây đàn ghita du nhập và đã trở thành cây đàn ghita phím lõm, một tài sản vô giá của đờn ca tài tử, vọng cổ, sân khấu cải lương. Và sẽ là bất công nếu không tin rằng trong những điệu tân nhạc du nhập vào Việt Nam vào những năm đầu của thế kỷ 20, điệu bolero bỗng nhiên trúng khía một cách kỳ lạ với nhu cầu tự tình của người Việt. Tất nhiên để đạt được chuyện gãi đúng chỗ ngứa, điệu bolero phải được chế cho khớp để xe duyên, để có cuộc hôn phối với chất cảm âm Việt. Và nếu nhìn vào sức thuỷ chung của cuộc hôn phối này rồi đem so với việc du nhập các dòng tân nhạc khác cũng như đặt cạnh những giá trị lớn khác từ văn hoá phương Tây, thì đây là một trong những cuộc hôn phối sâu rộng – tròn đầy.

 

Bản kí âm Nỗi buồn hoa phượng của NS Thanh Sơn

 

Trên con đường bolero – tự tình, nhiều thế hệ người Việt từ lúc học tiểu học đã cất giọng: “Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn, chín mươi ngày qua chứa chan tình thương…” Nhiều thế hệ nhạc sĩ sáng tác ca khúc bolero đã đặt được chất trong sáng của giai điệu bolero và ca từ vào tâm hồn tuổi học trò. Và rồi những cô cậu học trò vào tuổi dậy thì lại ngẩn ngơ thì thầm Ngày xửa ngày xưa, đôi ta chung bước đôi ta chung trường… bolero tự tình tiếp tục rời con đường làng, phố thị tỉnh lẻ đến những ngã ba, ngã tư của những cung bậc gập ghềnh, éo le trớ trêu hơn của tình tự con người với những Nỗi buồn gác trọ, Mưa nửa đêm, Sao chưa thấy hồi âm, Chuyến tàu hoàng hôn… Cứ vậy, điệu bolero chở cảm xúc con người đi, và thật sự bolero Việt đã đi qua biết bao là biến động nhân sinh, kể cả những khổ nạn chiến tranh… những nơi chốn mà tưởng chừng chỉ có người may mắn, kẻ mạnh mới có thể tồn tại thì điệu bolero tưởng như uỷ mị, mềm yếu lại là nơi nương tựa, đỡ đần cho tâm hồn con người. Chất tha thiết chia sẻ, giãi bày thiệt lòng, chất réo rắt của suối nguồn buồn vui lúc rịn ra như máu của một vết đau, lúc vỡ oà như mưa lành, như hoa xuân… Và chất tự tình của bolero Việt lại là nơi chốn không gì có thể thay thế, một khi con người muốn tình tự chân thật với mình và với cuộc sống.

Một dòng nhạc, một bài hát luôn có không gian riêng và chỉ khi thuộc về không gian riêng đó hiệu ứng mới đủ làm nên cảm thụ sâu sắc. Nếu nhìn từ góc độ đó, không gian tình tự bolero quả thật rất rộng và sâu. Một ca khúc bolero hay không chỉ làm chủ phạm vi sân khấu biểu diễn, không chỉ nâng dìu cảm xúc người đồng điệu mà còn khiến thính giả hát theo trong đầu hoặc hát thầm trong miệng khi lời ca tiếng đàn vang lên. Hát theo, để đánh thức những chi tiết kỷ niệm! Liệu sự thức giấc của vùng cảm xúc thường tình có phải là chiều chuộng cảm xúc vụn vặt của mình chăng! Làm mình không sang trọng, không trí thức, không xứng, quá sến chăng! Có lẽ đúng vậy và cũng không cần giấu lòng. Bolero là không gian tự sự – tự tình và trong kho báu tình tự có trong mỗi người, điệu bolero Việt luôn là một cơn gió mát thổi qua và làm rung lên những mạch cảm xúc rẻ tiền có, quý giá có, thô vụng có, tinh tế có nhưng hơn hết là rất người và không cần che giấu.

 

Bản ký âm Lưu bút ngày xanh của NS Thanh Sơn

 

 

 

Nếu nói loại ra hoặc bỏ rơi tính tự sự – tự tình trong đời sống âm nhạc thì nhu cầu ca hát của công chúng cũng sẽ không còn. Tất nhiên không sức mạnh nào có thể làm được điều đó, chính vì thế tôi thấy tiếc cho những bạn trẻ không chịu hiểu hoặc không hát được bolero Việt, và mừng vì mình và bạn bè luôn còn nguyên một gia tài ca khúc bolero.

TRẦN TIẾN DŨNG

Tags: thanh sơn
ShareTweetPin

Xem bài khác

Ca khúc “Ba Tháng Tạ Từ” (nhạc sĩ Thanh Sơn) và dư âm tuổi học trò một thuở
Cảm xúc âm nhạc

Ca khúc “Ba Tháng Tạ Từ” (nhạc sĩ Thanh Sơn) và dư âm tuổi học trò một thuở

Nhạc sĩ Thanh Sơn là một trong những tên tuổi tiêu biểu của dòng nhạc vàng đại chúng với rất...

by admin
May 17, 2021
Những bài nhạc quê hương hay nhất của nhạc sĩ Thanh Sơn
Bàn Tròn Âm Nhạc

Những bài nhạc quê hương hay nhất của nhạc sĩ Thanh Sơn

Từ thập niên 1970, bên cạnh những ca khúc về học trò, nhạc tình yêu và những bài tâm sự...

by admin
April 4, 2021
Hoàn cảnh sáng tác “Trả Lại Thời Gian (nhạc sĩ Thanh Sơn) – “Xin trả lại những kỷ niệm buồn vui…”
Xuất xứ bài hát

Hoàn cảnh sáng tác “Trả Lại Thời Gian (nhạc sĩ Thanh Sơn) – “Xin trả lại những kỷ niệm buồn vui…”

Ca khúc Trả Lại Thời Gian được nhạc sĩ Thanh Sơn sáng tác vào khoảng năm 1968 và được ca...

by admin
April 4, 2021
Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Nỗi Buồn Hoa Phượng” (Thanh Sơn) – “Mỗi lần hè thêm kỷ niệm, người xưa biết đâu mà tìm…”
Xuất xứ bài hát

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Nỗi Buồn Hoa Phượng” (Thanh Sơn) – “Mỗi lần hè thêm kỷ niệm, người xưa biết đâu mà tìm…”

Nhạc sĩ Thanh Sơn được xem là nhạc sĩ nổi tiếng nhất của những ca khúc viết về tuổi học...

by admin
April 4, 2021
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Thanh Sơn – Người viết nhạc cho tuổi học trò và quê hương Nam Bộ
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Thanh Sơn – Người viết nhạc cho tuổi học trò và quê hương Nam Bộ

Nhạc sĩ Thanh Sơn là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu nhất của dòng nhạc vàng và nhạc quê...

by admin
April 3, 2021
Ca khúc “Mùa Hoa Anh Đào” của nhạc sĩ Thanh Sơn – Tình yêu như sắc hoa đào, lúc đẹp nhất cũng là lúc phải lìa xa
Cảm xúc âm nhạc

Ca khúc “Mùa Hoa Anh Đào” của nhạc sĩ Thanh Sơn – Tình yêu như sắc hoa đào, lúc đẹp nhất cũng là lúc phải lìa xa

Có lẽ Thanh Sơn là một trong những nhạc sĩ đã tìm thấy nhiều cảm hứng nhất từ các loài...

by admin
February 5, 2021
Next Post

Bolero và hoài niệm

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Danh ca Sĩ Phú – Tiếng hát của một thời kỷ niệm

Quá trình thu âm nhạc trước năm 1975 diễn ra như thế nào?

Danh ca Lệ Thu và 15 ca khúc Trịnh Công Sơn thu âm trước 1975

Phạm Đình Chương, Khánh Ngọc và chuyện tình “Nửa Hồn Thương Đau”

Nhạc sĩ Anh Bằng và ca khúc “Mai Tôi Đi” (thơ Nguyên Sa) – Paris lộng lẫy và u sầu trong thơ và nhạc Việt

Nghe lại những băng nhạc Tú Quỳnh trước năm 1975 do nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương thực hiện

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Câu chuyện về “nàng Ẩn Lan” trong ca khúc Gọi Em Là Đóa Hoa Sầu (nhạc Phạm Duy, thơ Phạm Thiên Thư)

Nhạc sĩ Chung Quân và hoàn cảnh sáng tác bài Làng Tôi năm 16 tuổi: “Làng tôi có cây đa cao ngất từng xanh…”

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc “Đôi Mắt Người Sơn Tây” (Quang Dũng – Phạm Đình Chương)

Nhạc sĩ Huỳnh Anh và 2 cảnh đời trái ngược trong ca khúc Thuở Ấy Có Em: “Thuở ấy có em anh yêu cuộc đời…”

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Thà Như Giọt Mưa” (Nguyễn Tất Nhiên – Phạm Duy)

Nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm và “Trả Lại Thoáng Mây Bay” – Nước mắt nào nhỏ xuống lấp môi khô…

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.