ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Cảm xúc âm nhạc

Bài hát “Khi Xa Sài Gòn” (Kim Tuấn – Lê Uyên Phương) và những điều ít người biết

2019/09/10
in Cảm xúc âm nhạc, Xuất xứ bài hát
Bài hát “Khi Xa Sài Gòn” (Kim Tuấn – Lê Uyên Phương) và những điều ít người biết

“Khi Xa Sài Gòn” là một ca khúc rất đặc biệt của dòng nhạc trữ tình, là bài hát viết về thành đô Sài Gòn có nhắc đến cái tên Sài Gòn nhiều lần nhất.

Nhạc sĩ Lê Uyên Phương rất hiếm khi viết nhạc từ lời thơ, hầu hết các ca khúc nổi tiếng của ông đều tự viết lời. Còn ca khúc Khi Xa Sài Gòn – Lê Uyên Phương là một bài nhạc phổ từ thơ Kim Tuấn, với phần lời nhạc gần như được giữ nguyên từ bài thơ.

Điểm đặc biệt thứ 2 của bài hát là: Nếu như không tìm hiểu, hầu hết những người nghe nhạc đều tin rằng đây là 1 sáng tác được nhạc sĩ Lê Uyên Phương viết sau năm 75, bởi vì lời ca của Khi Xa Sài Gòn giống như là nỗi nhớ Sài Gòn của những kẻ viễn xứ, xa lìa quê hương:

Sài Gòn bây giờ trời mưa hay nắng
Sài Gòn bây giờ ai khóc thương ai
Sài Gòn giới nghiêm che kín đêm dài
Sài Gòn khói bay, Sài Gòn nắng đổ
Sài Gòn đã buồn như trời sớm mai… 

…Sài Gòn còn ai khóc kẻ lên đường
Sài Gòn xe chiều rạt rời vó ngựa
Sài Gòn âm thầm, đèn đỏ đèn xanh
Sài Gòn mưa bay, thôi thế cũng đành… 

…Sài Gòn bây giờ trời mưa hay nắng
Sài Gòn bây giờ cúi mặt xa nhau
Sài Gòn bước ai gõ xuống đêm sầu
Sài Gòn bóng nghiêng, Sài Gòn đứng đợi
Sài Gòn bây giờ cúi mặt xa nhau…

Xem bài khác

Chuyện tình trong ca khúc “Tôi Ơi Đừng Tuyệt Vọng” (nhạc sĩ Trịnh Công Sơn) – Nỗi lòng của kẻ tuyệt vọng

Nhạc sĩ Hoàng Dương và hoàn cảnh sáng tác Hướng Về Hà Nội – “Hà Nội ơi, những ngày vui đã ra đi…”

Thực ra, Khi Xa Sài Gòn được nhạc sĩ sáng tác ở Đà Lạt, vào những ngày tháng gần trước năm 1975, vì vậy bài hát đã bị xếp lại sau đó, và chỉ được hát khi cặp đôi Lê Uyên Phương sang đến hải ngoại.

Nữ ký giả Cát Linh của RFA đã nhận xét về ca khúc này như sau:

“Khi xa Sài Gòn là một ca khúc rất đặc biệt của cố nhạc sĩ Lê Uyên Phương phổ từ thơ Kim Tuấn. Hai từ Sài Gòn được nhắc đến ở mỗi đầu câu hát, từ câu đầu tiên cho đến câu cuối cùng. Ngay từ câu hát đầu tiên, người nghe, hay nói cách khác, người của Sài Gòn đã thấy hiện lên trong tâm trí một niềm khắc khoải xen lẫn nỗi nhớ về những đêm thành phố giới nghiêm, hoàn toàn yên lặng trong đêm tối.

Nơi phương xa, họ tự hỏi rằng Sài Gòn của mình bây giờ trời đang mưa hay đầy nắng? Những hình ảnh rất thân quen với ngọn đèn đường xanh, đỏ, với những con đường ngái ngủ buổi sớm mai được tác giả nhắc đến trong ca khúc như đang cố gắng níu kéo một điều gì đó của Sài Gòn đang thuộc về quá khứ.”

Ca sĩ Lê Uyên nói về hoàn cảnh sáng tác của Khi Xa Sài Gòn:

“Bài Khi xa Sài Gòn là một bài thơ tình của nhà thơ Kim Tuấn sống ở Pleiku mà anh Lê Uyên Phương và tôi có dịp gặp gỡ và quen biết anh nhân một chuyến lưu diễn, một tuần lễ văn hoá tổ chức ở Pleiku. Trong những bài thơ mà anh khoe với chúng tôi thì anh Lê Uyên Phương cảm được bài Khi Xa Sài Gòn để phổ thành ca khúc. Ý nghĩa chính của nó là một bài thơ tình viết của một người từ Pleiku nhớ về người yêu của mình ở Sài Gòn, được sáng tác trong giai đoạn chiến tranh bùng nổ lên cao điểm là 1972. Còn nhà thơ Kim Tuấn viết bài thơ đó, nếu tôi nhớ không lầm là vào thời 1970, cũng là thời khốc liệt lắm, cũng có giai đoạn Sài Gòn bị giới nghiêm lúc 7 giờ tối”.

Khi Xa Sài Gòn

Kim Tuấn (sáng tác ở Pleiku)
Lê Uyên Phương (viết thành nhạc ở Đà Lạt)

Sài Gòn bây giờ trời mưa hay nắng
Sài Gòn bây giờ ai khóc thương ai
Sài Gòn giới nghiêm che kín đêm dài
Sài Gòn khói bay, Sài Gòn nắng đổ
Sài Gòn đã buồn như trời sớm mai

Sài Gòn bây giờ trời mưa hay nắng
Sài Gòn bây giờ ai khóc thương ai
Sài Gòn giới nghiêm che kín đêm dài
Sài Gòn khói bay, Sài Gòn nắng đổ
Sài Gòn có còn bước chiều bơ vơ

Sài Gòn còn ai khóc kẻ lên đường
Sài Gòn xe chiều rạt rời vó ngựa
Sài Gòn âm thầm, đèn đỏ đèn xanh
Sài Gòn mưa bay, thôi thế cũng đành
Giấc ngủ miền xa, ôm trời núi rừng
Bên rừng nhớ nắng Trung Nguyên

Sài Gòn bây giờ trời mưa hay nắng
Sài Gòn bây giờ cúi mặt xa nhau
Sài Gòn bước ai gõ xuống đêm sầu
Sài Gòn bóng nghiêng, Sài Gòn đứng đợi
Sài Gòn bây giờ cúi mặt xa nhau

Đông Kha (nhacxua.vn)

Tags: kim tuấnlê uyên phương
ShareTweetPin1

Xem bài khác

Bàn Tròn Âm Nhạc

Chuyện tình đặc biệt của Lê Uyên & Phương – Khắc khoải và đam mê, hạnh phúc và chia lìa

Cặp đôi nghệ sĩ, đôi tình nhân, đôi vợ chồng Lê Uyên & Phương là một trường hợp rất đặc...

by admin
June 30, 2021
Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc “Cho Lần Cuối” (Lê Uyên Phương) – Dự cảm chia xa của một mối tình cuồng mê
Cảm xúc âm nhạc

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc “Cho Lần Cuối” (Lê Uyên Phương) – Dự cảm chia xa của một mối tình cuồng mê

Câu chuyện tình của Lê Uyên & Phương đã trở thành một huyền thoại của làng nghệ thuật Việt Nam,...

by admin
June 30, 2021
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lê Uyên Phương (1941-1999) – Tác giả những bài tình ca mê đắm của tình nhân
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lê Uyên Phương (1941-1999) – Tác giả những bài tình ca mê đắm của tình nhân

Trong làng nhạc miền Nam trước năm 1975, dòng nhạc Lê Uyên Phương có một chỗ đứng độc tôn, khác...

by admin
June 29, 2021
Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc Uống Nước Bên Bờ Suối (Lê Uyên Phương)
Cảm xúc âm nhạc

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc Uống Nước Bên Bờ Suối (Lê Uyên Phương)

Uống Nước Bên Bờ Suối là một trong số 12 ca khúc trong tập nhạc "Tình Khúc Lê Uyên Phương...

by admin
June 29, 2021
Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc “Lời Gọi Chân Mây” (Lê Uyên Phương) – Khi chim trời mỏi cánh nhung, muốn tìm về chiếc lồng êm thân ái
Cảm xúc âm nhạc

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc “Lời Gọi Chân Mây” (Lê Uyên Phương) – Khi chim trời mỏi cánh nhung, muốn tìm về chiếc lồng êm thân ái

Chuyện tình Lê Uyên & Phương đã trở thành huyền thoại trong âm nhạc Việt Nam, được khởi đầu vào...

by admin
June 29, 2021
Ca khúc “Vũng Lầy Của Chúng Ta” (Lê Uyên Phương) – Một chuyện tình đắm đuối nhưng tuyệt vọng
Cảm xúc âm nhạc

Ca khúc “Vũng Lầy Của Chúng Ta” (Lê Uyên Phương) – Một chuyện tình đắm đuối nhưng tuyệt vọng

Những ca khúc nhạc Lê Uyên Phương rất khác biệt với hầu hết các ca khúc khác của nhạc trữ...

by admin
June 28, 2021
Next Post
Sự khác nhau giữa Tết trung thu xưa và nay

Sự khác nhau giữa Tết trung thu xưa và nay

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Nghe nhạc từ “băng Akai” trước 1975 – Thanh âm vọng từ quá khứ

Tiểu sử ca sĩ Nhật Hạ – Người đẹp không tuổi của làng nhạc hải ngoại vào thập niên 1980-1990

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Lê Uyên Phương – Những bài hát mang dự cảm về tình yêu chia cách đã trở thành sự thật sau 20 năm

Chuyện tình nhạc sĩ Văn Cao – “Người tình duy nhất” trong đời của nhạc sĩ tài hoa

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương và hoàn cảnh sáng tác Thu Ca, Thương Hoài Ngàn Năm…

Phân tích ý nghĩa trường ca Hòn Vọng Phu (Lê Thương) – Phần thứ nhất: “Vui ca xang rồi đi tiến binh ngoài ngàn…”

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Bạc Trắng Lửa Hồng” – Nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân và ý nghĩa của bút hiệu Thy Lynh

Ca khúc “Thiên Thai” của Văn Cao – Khi âm nhạc vươn tới sự tuyệt mỹ

Câu chuyện về nhân vật chính trong bài hát “Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang” (nhạc sĩ Ngọc Chánh – Phạm Duy)

Hoàn cảnh sáng tác “Học Sinh Hành Khúc” của nhạc sĩ Lê Thương: Học sinh là người tổ quốc mong cho mai sau…

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê minh bằng lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh nhạc tiền chiến phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.