ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Cảm xúc âm nhạc

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc “Lời Gọi Chân Mây” (Lê Uyên Phương) – Khi chim trời mỏi cánh nhung, muốn tìm về chiếc lồng êm thân ái

2021/06/29
in Cảm xúc âm nhạc, Xuất xứ bài hát
Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc “Lời Gọi Chân Mây” (Lê Uyên Phương) – Khi chim trời mỏi cánh nhung, muốn tìm về chiếc lồng êm thân ái

Chuyện tình Lê Uyên & Phương đã trở thành huyền thoại trong âm nhạc Việt Nam, được khởi đầu vào năm 1967 khi nàng (Lê Uyên) mới 15 tuổi, là tiểu thư con nhà giàu, còn chàng (nhạc sĩ Lê Uyên Phương) đã là một nhà giáo 26 tuổi, chững chạc, điềm đạm, và thâm trầm với nhiều ưu tư về thân phận, thời cuộc, lại đang mang trong mình căn bệnh lạ hiếm gặp. Họ gặp nhau, yêu nhau đắm say, cuốn lấy nhau trước sự ngăn cản quyết liệt của gia đình của nàng, để rồi đến cuối cùng biết rằng không thể nào ngăn cản được, gia đình cũng đã chấp thuận.

Nhạc sĩ Lê Uyên Phương đã ghi lại chuyện tình đặc biệt đó của mình qua những ca khúc viết riêng cho 2 người, chỉ 2 người hát, nhưng lại được hàng triệu người nghe và yêu thích suốt hơn nửa thế kỷ qua: Dạ Khúc Cho Tình Nhân, Cho Lần Cuối, Vũng Lầy Của Chúng Ta, Tình Khúc Cho Em, Chiều Phi Trường, và Lời Gọi Chân Mây.


Click để nghe Lê Uyên & Phương hát Lời Gọi Chân Mây trước 1975

Có thể nói, mỗi ca khúc của Lê Uyên Phương đều mang cảm thức hạnh phúc lẫn chia lìa. Bởi theo Lê Uyên Phương, tình yêu của một chàng trai 27-28 tuổi đang mang trong mình căn bệnh không biết ra đi lúc nào, với cô gái phơi phới mới lớn như Lâm Phúc Anh, đối với ông là quá lớn.

Trước khi được phép cưới nhau, “Lê Uyên và Phương” (tên gọi chung của 2 người) đã có một thời gian dài yêu nhau trong khắc khoải, lo âu, yêu trong giây phút hiện tại mà chưa biết tương lai sẽ ra sao. Họ gặp nhau ở Đà Lạt khi chàng đang dạy học ở đây, còn nàng là cô nữ sinh từ Sài Gòn được gia đình gửi lên để học trường dòng của Tây. Trong những lần nàng về lại Sài Gòn, họ đưa tiễn nhau ở phi trường Liên Khương, cùng mang tâm trạng xót xa khi nghĩ về những ngày sẽ không được gặp nhau. Nỗi niềm đó được nhạc sĩ Lê Uyên Phương ghi lại trong Chiều Phi Trường, sau đó là Lời Gọi Chân Mây:

Xem bài khác

Hoàn cảnh sáng tác 2 ca khúc Đường Tình Đôi Ngả và Tình Nào Trong Mắt Em (nhạc sĩ Ngân Giang)

Ca khúc Kiếp Dã Tràng của nhạc sĩ Từ Công Phụng – Khi chuyện tình giống như loài dã tràng xe cát

Em ơi, quên đi bao nhiêu xót xa
Những chiều thiết tha bên nhau
Em ơi, xin em, xin em nói yêu đương đậm đà
Để rồi ngày mai cách xa.

Lời Gọi Chân Mây có giai điệu dồn dập, với những lời hát vừa van lơn, vừa thiết tha quyến luyến, như là tiếng lòng của một người đang rối bời tâm trí, cố níu kéo chút thời gian ít ỏi cuối cùng được gần nhau để thổ lộ những suy nghĩ của mình đến người tình, thay cho những ngày sắp tới sẽ chỉ còn lại một mình với nỗi nhớ và sự dằn vặt.

Hầu hết ca khúc của nhạc sĩ Lê Uyên Phương sáng tác, dường như là chỉ dành riêng cho chính họ hát mà thôi. Đây là một bài để song ca, nên sau đoạn mở đầu là lời van lơn của chàng, thì đoạn tiếp theo là lời an ủi của nàng khi thấu tỏ được tâm trạng người mình yêu:

Anh ơi, bao nhiêu tang thương
mỗi khi đã rời giấc mơ yêu đương
Anh ơi, xin anh, xin anh cúi trên cơn mộng dài
Để chờ ngày mai lên nắng

Ở giữa phi trường ly biệt, với bao nỗi lo toan của cả 2 người vì cuộc tình này mọc lên giữa thời cuộc còn nhiều tang thương, đôi tình nhân đã hẹn rằng hãy cố bước qua cơn mộng dài này, để chờ đợi ngày mai lên nắng ươm cho thắm tươi cuộc tình.

Nhớ đến ngày còn gần nhau
Nước mắt rơi khóc phút không ngờ
Nhớ thương ngậm ngùi cách xa
Biết đến bao giờ…

Chỉ còn khoảnh khắc nữa thì một người sẽ bước lên phi cơ, một người quay mặt cúi đầu lê bước về nơi gác trọ buồn, nghĩ đến giây phút đó, không ai ngăn được dòng lệ đầy. Dù giờ này còn cầm tay, nhưng nỗi nhớ thương đã dâng ngập vì nỗi ngậm ngùi cách xa, chưa biết ngày nào lại được nhìn thấy nhau lần nữa.

Em ơi, chim bay mang theo chút hơi nắng tàn, ấp trong tim son
Em ơi, xin em, xin em giấu trong cơn nghẹn ngào
Những chiều buồn mưa lẻ loi…

Nàng như là cánh chim bay đi về phương trời xa, mang theo hết tất cả tình yêu của chàng, cũng là chút hơi nắng ấm xin nàng hãy ấp vào trong tim son, giấu trong cơn nghẹn ngào. Bởi vì đó chính là linh hồn của chàng, là hơi nắng tàn còn lại, nên khi nàng đã mang theo rồi thì chỉ còn lại ở chốn cao nguyên này những chiều buồn mưa lẻ loi mà thôi.

Anh ơi, như chim say mê
Có khi rã rời cánh nhung thôi bay
Anh ơi, xin anh, xin anh
Lúc chân mây mệt nhoài

Trở về lồng êm thân ái…

Nàng là cánh chim trời tung cánh tự do, say mê trên những nẻo đường chân mây. Đến đoạn này, chúng ta đã hiểu được ý nghĩa của tựa đề “lời gọi chân mây”. Đó là lời gọi từ chân mây (hoặc đến từ chân mây), ở nơi có nàng, như là cánh chim đang bay vút đường mây mệt nhoài, rồi khi rã rời cánh nhung, nàng sẽ thôi bay và thèm tìm về cái lồng êm thân ái của chàng, chấp nhận rời bỏ sự tự do của chim trời để mãi mãi được nép vào trong vòng tay ấm áp tình nhân.

Bài: Đông Kha
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

Tags: lê uyên phương
ShareTweetPin

Xem bài khác

Bàn Tròn Âm Nhạc

Chuyện tình đặc biệt của Lê Uyên & Phương – Khắc khoải và đam mê, hạnh phúc và chia lìa

Cặp đôi nghệ sĩ, đôi tình nhân, đôi vợ chồng Lê Uyên & Phương là một trường hợp rất đặc...

by admin
June 30, 2021
Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc “Cho Lần Cuối” (Lê Uyên Phương) – Dự cảm chia xa của một mối tình cuồng mê
Cảm xúc âm nhạc

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc “Cho Lần Cuối” (Lê Uyên Phương) – Dự cảm chia xa của một mối tình cuồng mê

Câu chuyện tình của Lê Uyên & Phương đã trở thành một huyền thoại của làng nghệ thuật Việt Nam,...

by admin
June 30, 2021
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lê Uyên Phương (1941-1999) – Tác giả những bài tình ca mê đắm của tình nhân
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lê Uyên Phương (1941-1999) – Tác giả những bài tình ca mê đắm của tình nhân

Trong làng nhạc miền Nam trước năm 1975, dòng nhạc Lê Uyên Phương có một chỗ đứng độc tôn, khác...

by admin
June 29, 2021
Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc Uống Nước Bên Bờ Suối (Lê Uyên Phương)
Cảm xúc âm nhạc

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc Uống Nước Bên Bờ Suối (Lê Uyên Phương)

Uống Nước Bên Bờ Suối là một trong số 12 ca khúc trong tập nhạc "Tình Khúc Lê Uyên Phương...

by admin
June 29, 2021
Ca khúc “Vũng Lầy Của Chúng Ta” (Lê Uyên Phương) – Một chuyện tình đắm đuối nhưng tuyệt vọng
Cảm xúc âm nhạc

Ca khúc “Vũng Lầy Của Chúng Ta” (Lê Uyên Phương) – Một chuyện tình đắm đuối nhưng tuyệt vọng

Những ca khúc nhạc Lê Uyên Phương rất khác biệt với hầu hết các ca khúc khác của nhạc trữ...

by admin
June 28, 2021
Bài hát “Khi Xa Sài Gòn” (Kim Tuấn – Lê Uyên Phương) và những điều ít người biết
Cảm xúc âm nhạc

Bài hát “Khi Xa Sài Gòn” (Kim Tuấn – Lê Uyên Phương) và những điều ít người biết

"Khi Xa Sài Gòn" là một ca khúc rất đặc biệt của dòng nhạc trữ tình, là bài hát viết...

by admin
September 10, 2019
Next Post
Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc Uống Nước Bên Bờ Suối (Lê Uyên Phương)

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc Uống Nước Bên Bờ Suối (Lê Uyên Phương)

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Câu chuyện về bài hát ‘Không’ của Nguyễn Ánh 9 và diva người Đài Loan – Đặng Lệ Quân

Cuộc đời và sự nghiệp của danh ca Lệ Thu (1943-2021) – Một đời ca sĩ hát trong buồn tênh

Nhạc sĩ trẻ sáng tác tiếp phần 4-5 cho bài Lan & Điệp, nên hay không nên?

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Băng Châu – Người đẹp Tây đô có gương mặt khả ái

Chuyện tình ca sĩ Giao Linh

“Phòng trà nghỉ chân” hay “Phòng trà Mỹ Trân”? – Tranh cãi xung quanh lời bài hát ‘Giọt Buồn Không Tên’

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác bài “Tiễn Đưa” (Nguyên Sa – Song Ngọc) – “Người về đêm nay hay đêm mai…”

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Lầm: “Anh đã lầm đưa em sang đây, để đêm trường nghe tiếng thở dài…”

Ca khúc Nhớ Nhau Hoài – Gió Về Miền Xuôi và mối giao cảm nghệ thuật của nhạc sĩ Anh Việt Thu và Thiên Hà

Hoa trắng thôi cài trên áo tím

Hoàn cảnh sáng tác “Quê Nghèo” của nhạc sĩ Phạm Duy – Thương quê nghèo Bình Trị Thiên

Thành phố buồn

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.