ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Cảm xúc âm nhạc

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc Uống Nước Bên Bờ Suối (Lê Uyên Phương)

2021/06/29
in Cảm xúc âm nhạc, Xuất xứ bài hát
Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc Uống Nước Bên Bờ Suối (Lê Uyên Phương)

Uống Nước Bên Bờ Suối là một trong số 12 ca khúc trong tập nhạc “Tình Khúc Lê Uyên Phương – Yêu Nhau Khi Còn Thơ” phát hành năm 1971. Đây là tuyển tập những ca khúc đầu tay của Lê Uyên Phương sáng tác trong khoảng thời gian từ 1960-1967. Trong đó, Uống Nước Bên Bờ Suối là một ca khúc đặc biệt được nhạc sĩ Lê Uyên Phương viết tại Pleiku, viết về thứ tình yêu say mê, đắm đuối, đầy tận hưởng chứ không có sự lo âu, sầu muộn, đớn đau như trong rất nhiều các nhạc phẩm khác của ông.


Click để nghe Lê Uyên & Phương hát Uống Nước Bên Bờ Suối trước 1975

Ai đã từng yêu mến nhạc của Lê Uyên & Phương (tên gọi chung của nhạc sĩ Lê Uyên Phương và ca sĩ Lê Uyên) hẳn là đều biết đến mối tình trắc trở, nhiều thác ghềnh và vô cùng mãnh liệt của họ. Ca sĩ Lê Uyên từng kể rằng, để bảo vệ tình yêu của mình và chàng nhạc sĩ, cô đã phải nhiều lần liều lĩnh và quyết liệt. Cô đã làm mọi cách, thậm chí cả những cách dại dột nhất nhất của một cô gái 16 tuổi để gia đình chấp nhận cho cưới, có lần Lê Uyên & Phương còn trốn nhà xuống Bảo Lộc ở chung cùng nhau suốt một tuần. Bỏ lại những lo âu sau lưng, họ đã từng cùng nhau du sơn ngoạn thủy, rồi trong một lần đến bên bờ suối ở vùng Pleiku hoang sơ, nhạc sĩ Lê Uyên Phương có niềm cảm hứng dạt dào để làm nên những lời ca “chất ngất mê say” bên bờ suối:

Qua bao con đường, qua bao phố phường lê mòn gót chân
Chim muông bên rừng chờ mình về đón mừng
Môi khô em tròn đợi từng giọt sữa non

Dừng bên suối rồi rừng trưa nắng ngừng trôi
Đường dài đón ta cho ta dòng nước tươi thêm tình yêu
Ngọt bùi sẽ đem cho em ngày tháng đi qua cuộc đời

Trong từ lời ca, có thể thấy chuyến đi của đôi tình nhân hoàn toàn không phải là một cuộc dạo chơi thong dong trong rừng, bên bờ suối, mà giống như một cuộc đào thoát, trốn chạy mệt nhoài “qua bao con đường, qua bao phố phường”. Họ đã phải đi một quãng “đường dài”, phải “lê mòn gót chân” mới tới được dòng suối tình yêu. Nơi chờ đợi và đón mừng đôi tình nhân trở về, nơi bờ “môi khô” héo của em được nhấm nháp những “giọt sữa non” của tình yêu, nơi chào đón và “cho ta dòng nước” để “tươi thêm tình yêu”. 

Xem bài khác

Hoàn cảnh sáng tác 2 ca khúc Đường Tình Đôi Ngả và Tình Nào Trong Mắt Em (nhạc sĩ Ngân Giang)

Ca khúc Kiếp Dã Tràng của nhạc sĩ Từ Công Phụng – Khi chuyện tình giống như loài dã tràng xe cát

Và cũng ở nơi đó, họ tin rằng “Ngọt bùi sẽ đem cho em ngày tháng đi qua cuộc đời”. Hơn ai hết, chàng trai tin tưởng và hy vọng, tình yêu của họ rồi sẽ đem đến “ngọt bùi” cho những tháng ngày sắp tới trong cuộc đời nàng.

Hình ảnh dòng suối tinh khiết và đẹp đẽ chính là đại diện cho đích đến của đôi tình nhân, sau khi trải qua nhiều sóng gió, phải tranh đấu để được ở bên nhau, cuối cùng họ cũng được bước đi trên thảm cỏ nhung mềm trên bờ suối vắng, được tắm mát trong dòng suối tình yêu ngọt lành, gội rửa đi hết những gió bụi dọc đường của những ngày “lê mòn gót chân”.

Như con nai hiền vui đôi chân mềm trên từng gót êm đềm
Em buông lơi tóc, nhón trên giòng nước trinh đầy
Đôi chân suôn ấy đã theo ngày tháng cuốn theo thời gian

Xa xôi nơi ấy để cho tình cũ chết trong buồn hiu
Ngày nào đã xa ngày nào có đôi ta
Đường dài đó em xin em đừng tiếc vui chơi ngày xanh
Một ngày sẽ qua ôm theo cuộc sống nên thơ tràn đầy

Chỉ bằng vài ca từ, nhạc sĩ Lê Uyên Phương đã vẽ lên một bức tranh tình yêu nồng say và ngọt lịm. Ta hình dung: Trong khu rừng vắng, chàng trai đứng ngây người ngắm nhìn người yêu chơi đùa dưới dòng nước. Mái tóc nàng buông lơi tự do, đôi chân trần nhón nhẹ, chầm chậm mân mê, e dè tận hưởng dòng nước mát lạnh chảy tràn qua từng kẽ ngón. Trái tim chàng hẳn đã loạn nhịp.

Nhìn hình ảnh đó, chàng bỗng xót thương cho đôi chân ngọc ngà kia đã phải cùng mình đi trên những chặng đường gió bụi cuộc đời, vượt qua nhiều sóng gió cuốn theo thời gian để được ở bên nhau: “Đôi chân suôn ấy đã theo ngày tháng cuốn theo thời gian”. Vậy nên, chàng đã cầu mong hãy “để cho tình cũ chết trong buồn hiu“, để cho những ngày tháng gian khó nhất từ đây mãi mãi lùi sâu vào quá khứ. Cuộc đời còn dài, những ngày tháng nên thơ tràn đầy còn ở phía trước, mong nàng đừng bỏ lỡ, mà hãy tận hưởng những tháng ngày mật ngọt sẽ trải dài trên con đường sắp đi qua.


Click để nghe Lê Uyên & Phương hát trên Asia năm 1996

Có thể nói Uống Nước Bên Bờ Suối là ca khúc tràn đầy niềm hy vọng nhất trong đa số những bài hát nhuốm màu khắc khoải lo âu của nhạc sĩ Lê Uyên Phương, được sáng tác vào lúc họ đã thực sự có được nhau, đã dắt dìu được nhau về bên bờ suối vắng để uống những ngụm nước ngọt lành, nên không có tiếng kêu than, mà chỉ có niềm reo vui:

Em yêu em yêu, em yêu em yêu
Uống cho tình ta, uống cho đời tươi hoài
Ngày mai còn đấy, tình yêu còn thấy
Đời ngất trong ta

Em yêu em yêu, em yêu em yêu
Uống cho ngày xanh, uống cho đời trong lành
Ngày mai còn đó, tình yêu còn có
Đời đã cho ta đời sẽ cho ta…

Bài: Niệm Quân
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

Tags: lê uyên phương
ShareTweetPin

Xem bài khác

Bàn Tròn Âm Nhạc

Chuyện tình đặc biệt của Lê Uyên & Phương – Khắc khoải và đam mê, hạnh phúc và chia lìa

Cặp đôi nghệ sĩ, đôi tình nhân, đôi vợ chồng Lê Uyên & Phương là một trường hợp rất đặc...

by admin
June 30, 2021
Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc “Cho Lần Cuối” (Lê Uyên Phương) – Dự cảm chia xa của một mối tình cuồng mê
Cảm xúc âm nhạc

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc “Cho Lần Cuối” (Lê Uyên Phương) – Dự cảm chia xa của một mối tình cuồng mê

Câu chuyện tình của Lê Uyên & Phương đã trở thành một huyền thoại của làng nghệ thuật Việt Nam,...

by admin
June 30, 2021
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lê Uyên Phương (1941-1999) – Tác giả những bài tình ca mê đắm của tình nhân
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lê Uyên Phương (1941-1999) – Tác giả những bài tình ca mê đắm của tình nhân

Trong làng nhạc miền Nam trước năm 1975, dòng nhạc Lê Uyên Phương có một chỗ đứng độc tôn, khác...

by admin
June 29, 2021
Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc “Lời Gọi Chân Mây” (Lê Uyên Phương) – Khi chim trời mỏi cánh nhung, muốn tìm về chiếc lồng êm thân ái
Cảm xúc âm nhạc

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc “Lời Gọi Chân Mây” (Lê Uyên Phương) – Khi chim trời mỏi cánh nhung, muốn tìm về chiếc lồng êm thân ái

Chuyện tình Lê Uyên & Phương đã trở thành huyền thoại trong âm nhạc Việt Nam, được khởi đầu vào...

by admin
June 29, 2021
Ca khúc “Vũng Lầy Của Chúng Ta” (Lê Uyên Phương) – Một chuyện tình đắm đuối nhưng tuyệt vọng
Cảm xúc âm nhạc

Ca khúc “Vũng Lầy Của Chúng Ta” (Lê Uyên Phương) – Một chuyện tình đắm đuối nhưng tuyệt vọng

Những ca khúc nhạc Lê Uyên Phương rất khác biệt với hầu hết các ca khúc khác của nhạc trữ...

by admin
June 28, 2021
Bài hát “Khi Xa Sài Gòn” (Kim Tuấn – Lê Uyên Phương) và những điều ít người biết
Cảm xúc âm nhạc

Bài hát “Khi Xa Sài Gòn” (Kim Tuấn – Lê Uyên Phương) và những điều ít người biết

"Khi Xa Sài Gòn" là một ca khúc rất đặc biệt của dòng nhạc trữ tình, là bài hát viết...

by admin
September 10, 2019
Next Post
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lê Uyên Phương (1941-1999) – Tác giả những bài tình ca mê đắm của tình nhân

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lê Uyên Phương (1941-1999) - Tác giả những bài tình ca mê đắm của tình nhân

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Tiểu sử ca sĩ Tâm Đoan – Giọng ca ngọt ngào của làng nhạc hải ngoại thập niên 2000

Phạm Thiên Thư và những bài thơ tình của kẻ theo thiền đạo

Lâm Nhật Tiến – Hiện tượng đặc biệt của nhạc hải ngoại thập niên 1990

Dao Ánh đọc thư tình của Trịnh Công Sơn trong album Lời Của Giòng Sông năm 2004

Ai là người đầu tiên đổi lời bài hát Hoa Trinh Nữ, từ “lính xa nhà” thành “khách phong trần”?

Tiểu sử nhạc sĩ Đức Huy – “Người tình trăm năm” của âm nhạc

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Ngày về trong giấc mơ hoa

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Tình Cầm” (Hoàng Cầm – Phạm Duy) – “Nếu anh còn trẻ như năm cũ…”

Hoàn cảnh sáng tác bài “Chiều Trên Phá Tam Giang” (Trần Thiện Thanh & Tô Thùy Yên) – Sài Gòn những ngày giới nghiêm…

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Lời Tạ Từ (nhạc sĩ Dzũng Chinh) – “Nhớ chăng là lúc em đến trong màu trắng…”

Thu của một thời

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Người Yêu Cô Đơn” qua lời kể của tác giả: Khi tình yêu không xây trên bạc vàng…

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.