ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc

Vén màn bí ẩn của cuộc đời nhạc sĩ Hoàng Nguyên

2019/08/21
in Bàn Tròn Âm Nhạc
Vén màn bí ẩn của cuộc đời nhạc sĩ Hoàng Nguyên

Trong cuộc sống ngắn ngủi 43 năm của mình, nhạc sĩ Hoàng Nguyên đã để lại cho đời nhiều ca khúc bất tử: Ai Lên Xứ Hoa Đào, Bài Thơ Hoa Đào, Cho Người Tình Lỡ, Tiếng Hai Đêm… Ngoài ra, cuộc đời ông cũng như một màn sương bao phủ lên những bí ẩn chưa có lời đáp. 46 năm qua kể từ ngày ông qua đời vì một vụ tai nạn xe hơi kỳ lạ, những lớp bụi mờ che khuất sự thật về cuộc đời ông sẽ ngày càng dày thêm trong sự lãng quên vô tình của thời gian.

Nghi vấn về hoạt động chính trị của nhạc sĩ Hoàng Nguyên

Ngay từ thời điểm nhạc sĩ Hoàng Nguyên mất, là vào ngày 21/8/1973, báo chí Sài Gòn đã có nhiều tranh cãi. Người ta cho rằng ông đã “bị lộ thân phận là nằm vùng” nên bị “thủ tiêu”.

Thông tin đó không phải không có lý, vì nhạc sĩ Hoàng Nguyên đã tham gia Việt Minh từ thập niên 1940. Sau khi dinh tê về thành trong thập niên 1950, ông đã viết ca khúc “Anh Đi Mai Về” với một tâm thế kháng chiến rất rõ ràng. Cùng lúc đó là ca khúc khác: Đàn Ơi Xa Rồi, có lời ca nhắc nhớ những ngày ông tham gia cách mạng ở liên khu 4:

“Quên đi những chiều nhìn mây vương sau đèo
Nắng vàng đùa thông reo bên bờ dòng suối lắng
Cùng nhau vỗ súng ca cho đời biên khu

Xa rồi ơi đàn
Đâu đêm trăng vàng cùng chung vui bên rừng
Tiếng trầm hùng vang vang, bóng từng đoàn chiến sĩ
nguyền dâng sức sống cho quê nhà…”

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Ngoài ra khi lên Đà Lạt sinh sống, dạy học, nhạc sĩ Hoàng Nguyên còn tham gia hoạt động phong trào văn hóa Phật giáo chống chính quyền Ngô Đình Diệm.

Trong một lần, 2 nhạc sĩ Hoàng Nguyên và Hoàng Thi Thơ (cũng là một nhạc sĩ từng tham gia hàng ngũ Việt Minh) tổ chức đại nhạc hội tại Đà Lạt, thì Trưởng Ty Cảnh Sát Đà Lạt đã chụp mũ cho đây là hình thức tổ chức hoạt động văn hoá để quy tụ lực lượng, chống phá chính quyền mới, nên đưa người đến bắt và khám xét căn nhà trọ của Hoàng Nguyên. Trong tủ sách của chàng nhạc sĩ nhập cư lúc bấy giờ có giữ hai bản nhạc Tiến Quân Ca và Thiên Thai của Văn Cao. Vì lý do này mà nhạc sĩ Hoàng Nguyên bị đày đi Côn Đảo.

Sự nhầm lẫn về thông tin cá nhân

Thông tin cá nhân của Hoàng Nguyên (tên thật là Cao Cự Phúc) cũng bị nhầm lẫn trong một thời gian dài. Trước đây người ta cứ đinh ninh rằng ông sinh vào ngày 3/1/1932 ở Quảng Trị. Tuy nhiên vào năm ngoái, trong một cuộc hội thảo về cuộc đời của nhạc sĩ Hoàng Nguyên do hội VHNT tỉnh Nghệ An tổ chức, có sự tham gia của người thân trong dòng họ của nhạc sĩ, nhiều tài liệu mới về Hoàng Nguyên đã được công bố. Thông tin chính thức của Hoàng Nguyên là ông sinh ngày 3/1/1930 tại xóm Chợ Mới (nay là xóm 2, xã Diễn Bình)  tỉnh Nghệ An.

Việc nhầm lẫn về năm sinh và nơi sinh có hai nguyên nhân: Do khi vào học Trường Quốc học Huế đã quá tuổi nên ông phải khai xuống 2 tuổi để được vào học; đến tuổi đi học ông vào Quảng Trị sống với cha, các em và mẹ kế nên các tài liệu ghi nhầm quê quán tại đây.

Dòng họ Cao Cự của nhạc sĩ Hoàng Nguyên ở Diễn Bình là một chi của họ Cao Đại Tôn ở Nho Lâm – Diễn Thọ. Ông nội của Hoàng Nguyên – Cao Cự Phúc có hai vợ. Cha của Hoàng Nguyên, ông Cao Cự Bành, là con bà cả. Hiện nay, con hai bà vẫn còn vài người đang sống tại xóm 2, xã Diễn Bình. Căn nhà nơi Hoàng Nguyên sinh ra hiện vẫn còn dấu tích.

Theo một bài viết của nhà báo Thụy Kha đăng trên báo Người Lao Động, cho biết rằng nhạc sĩ Hoàng Nguyên mê nhạc và họa từ nhỏ. Ông học trường huyện (nay là Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn), lúc ấy Nghệ An thuộc vùng tự do Khu Bốn. Bởi thế, ông từng được học nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương từ Huế ra tham gia Toàn quốc kháng chiến. Hoàng Nguyên còn đem kiến thức nhạc họa dạy cho lớp ít tuổi hơn ở làng. Trong số những người đó có giáo sư Cao Cự Bội (giáo sư đầu ngành của Ngân hàng Việt Nam) – về vai vế trong họ, ông là chú của Hoàng Nguyên nhưng về tuổi tác thì thua 6 tuổi.

Năm 1948, Hoàng Nguyên nhập ngũ và tham gia Văn Công quân đội ở Khu Bốn. Năm 1950, trong số những người “dinh tê”, có những người được Việt Minh bí mật đưa vào địch hậu để nhận những nhiệm vụ đặc biệt khác nhau, cài vào cơ quan đối phương theo nhiều cách thức.

Thông tin từ buổi hội thảo tại Nghệ An đã nói ở trên, cũng cho rằng nhạc sĩ Hoàng Nguyên đã được lãnh trách nhiệm như thế khi theo cha vào Quảng Trị. Từ Quảng Trị, ông vào học tại Trường Quốc học Huế. Để đủ tuổi đi học, lý lịch Hoàng Nguyên đã thay ngày tháng năm sinh là 3-1-1932 và nơi sinh là Quảng Trị. Sau Trường Quốc học Huế, ông vào Đại học Huế được thời gian ngắn rồi bỏ học.

Việc nhạc sĩ Hoàng Nguyên hoạt động theo phe phái nào thì cũng đều đã trở thành một phần của lịch sử vẫn đang còn đang tranh cãi. Tuy nhiên có một sự thật là năm 1965, Hoàng Nguyên vào quân ngũ ở Sài Gòn dưới quyền đại tá nhạc sĩ Anh Việt, và trong các sáng tác của mình thập niên 1970, ông đã thể hiện niềm mến yêu quê hương miền Nam, nơi ông sinh sống và làm việc, đặc biệt trong đoạn sau của bài hát Tiếng Hai Đêm:

Miền Nam nắng ngập xanh rờn ngọn má
Nơi đây ta lại cấy cày
Có sức người, ruộng ta lại tốt tươi…

Ruộng xanh xanh cả tình thương
Ruộng ta không còn hoen màu máu
Từ nay lúa về với người
Vang tiếng cười
Đời ta lại sáng tươi…

Cuộc đời nổi trôi của nhạc sĩ Hoàng Nguyên

Cuộc đời nổi trôi với số phận nhiều ly kỳ của nhạc sĩ Hoàng Nguyên được nhiều nơi kể lại như sau:

Sau Hiệp định Genève, Hoàng Nguyên lên Đà Lạt, dạy học tại Trường Tư thục Tuệ Quang thuộc chùa Linh Quang ở khu số 4 do Thượng tọa Thích Thiện Tấn làm hiệu trưởng. Hoàng Nguyên dạy môn Việt văn và nhạc. Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 là học trò của Hoàng Nguyên lúc đó.

Những năm tháng ở Đà Lạt, Hoàng Nguyên đã viết “Ai Lên Xứ Hoa Đào” và “Bài Thơ Hoa Đào”. Hai nhạc phẩm này luôn ở trong danh sách những ca khúc hay nhất viết về Đà Lạt. Năm 1956, trong một đợt truy lùng của chính quyền Sài Gòn, ông bị nghi vấn có hoạt động chống chính phủ quốc gia nên bị bắt và đày ra Côn Đảo.

Ở Côn Đảo, nhạc sĩ Hoàng Nguyên được chúa đảo mến mộ, đưa về tư gia dạy nhạc và Việt văn cho con gái. Không ngờ, lửa tình giữa chàng nhạc sĩ và ái nữ chúa đảo (19 tuổi) bùng cháy mãnh liệt. Cuộc tình ấy đã cho kết quả là ái nữ chúa đảo mang thai. Chúa đảo đã buộc Hoàng Nguyên phải hợp thức hóa chuyện tình thành chuyện trăm năm và hứa trả tự do cho ông. Như lời hứa của chúa đảo, nhạc sĩ được trả tự do về lại Sài Gòn, vừa dạy học ở Trường Tư thục Quốc Anh vừa sáng tác.

Năm 1961, Hoàng Nguyên theo học tại Đại học Sư phạm Sài Gòn, ban Anh văn. Trong thời gian học đại học, do sớm nổi tiếng, Hoàng Nguyên quen biết Thị trưởng TP Phan Thiết tên là Phạm Ngọc Thìn. Vợ thị trưởng này là nữ diễn viên Huỳnh Khanh, vì mến mộ tài năng Hoàng Nguyên nên nhận ông là em nuôi và nhờ ông dạy kèm cô con gái Phạm Thị Ngọc Thuần. Lại thêm một lần thầy trò yêu nhau. Lần này thì Hoàng Nguyên trở thành con rể của thị trưởng Phan Thiết.

Năm 1965, Hoàng Nguyên bị động viên vào Khóa 19 Trường Bộ Binh Thủ Đức. Ra trường được thuyên chuyển về Cục Quân Cụ, dưới quyền của Đại tá nhạc sĩ Anh Việt. Trong một chuyến công tác bằng xe Jeep ở miền Đông năm 1973, Hoàng Nguyên qua đời tại dốc 47 Vũng Tàu vì một vụ tai nạn xe hơi đầy bí ẩn.

nhacxua.vn tổng hợp và biên soạn

Tags: hoàng nguyên
Share856TweetPin

Xem bài khác

Ca khúc “Cho Người Tình Lỡ” và chuyện tình buồn như tiểu thuyết của nhạc sĩ Hoàng Nguyên: “Khóc mà chi yêu thương qua rồi…”
Cảm xúc âm nhạc

Ca khúc “Cho Người Tình Lỡ” và chuyện tình buồn như tiểu thuyết của nhạc sĩ Hoàng Nguyên: “Khóc mà chi yêu thương qua rồi…”

Nhắc đến nhạc sĩ Hoàng Nguyên, người ta thường nhớ đến những nhạc phẩm bất hủ của ông về Đà...

by admin
June 18, 2021
Nghe lại những ca khúc nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Hoàng Nguyên trước năm 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nghe lại những ca khúc nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Hoàng Nguyên trước năm 1975

Trong cuộc đời ngắn ngủi của mình, nhạc sĩ Hoàng Nguyên có rất nhiều sáng tác với nhiều đề tài...

by admin
August 21, 2020
Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, nhạc sĩ Hoàng Nguyên và Đà Lạt những ngày tháng cũ
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, nhạc sĩ Hoàng Nguyên và Đà Lạt những ngày tháng cũ

Trong những tháng ngày ngắn ngủi cuối cùng, trước khi căn bệnh viêm phổi và suy tim quật ngã, nhạc...

by admin
August 21, 2019
Ca khúc “Ai Lên Xứ Hoa Đào” – Cõi đào nguyên một thuở của Đà Lạt ngày xưa
Cảm xúc âm nhạc

Ca khúc “Ai Lên Xứ Hoa Đào” – Cõi đào nguyên một thuở của Đà Lạt ngày xưa

Đà Lạt là xứ sở của tình yêu, của ngàn hoa, là nơi được nhớ đến với những buổi sáng...

by admin
August 21, 2019
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Hoàng Nguyên – tác giả Ai Lên Xứ Hoa Đào, Bài Thơ Hoa Đào, Cho Người Tình Lỡ…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Hoàng Nguyên – tác giả Ai Lên Xứ Hoa Đào, Bài Thơ Hoa Đào, Cho Người Tình Lỡ…

Nhạc sĩ Hoàng Nguyên thuộc thế hệ nhạc sĩ đầu tiên có mặt ở miền Nam từ năm 1954 sau...

by admin
August 20, 2019
Nhạc sĩ Hoàng Nguyên và những tình khúc bất hủ về Đà Lạt: Ai Lên Xứ Hoa Đào, Bài Thơ Hoa Đào
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nhạc sĩ Hoàng Nguyên và những tình khúc bất hủ về Đà Lạt: Ai Lên Xứ Hoa Đào, Bài Thơ Hoa Đào

Nhạc sĩ Hoàng Nguyên đặt chân lên xứ lạnh vào giữa thập niên 1950 và để lại cho Đà Lạt...

by admin
June 18, 2019
Next Post
Ca khúc “Ai Lên Xứ Hoa Đào” – Cõi đào nguyên một thuở của Đà Lạt ngày xưa

Ca khúc "Ai Lên Xứ Hoa Đào" - Cõi đào nguyên một thuở của Đà Lạt ngày xưa

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Nhạc sĩ Trịnh Nam Sơn và ca khúc “Con Đường Màu Xanh”

Đôi nét về ca sĩ Ngọc Minh

Từ Công Phụng: “Tôi chọn con đường tình ca để tôi viết, bởi tình ca là một điều vĩnh cửu”

Những “danh hề” một thời lừng lẫy của làng nghệ thuật Miền Nam trước 1975

Điển cố và thơ cổ trong nhạc Nguyễn Văn Đông

Phương Anh & Hoàng Thục Linh – Sự kết hợp của 2 nữ ca sĩ xinh đẹp của dòng nhạc vàng với liên khúc Mưa

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Ca khúc “Lời Đắng Cho Cuộc Tình” và chuyện tình tuyệt vọng của danh ca Duy Khánh

Ca khúc “Em Lễ Chùa Này” (Phạm Thiên Thư – Phạm Duy) – Từ thơ đến nhạc và trở thành bất tử

“Như Chiếc Que Diêm” – Bài hát buồn nhất của nhạc sĩ Từ Công Phụng

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc: Đêm Buồn Tỉnh Lẻ (Bằng Giang – Tú Nhi) và dòng nhạc vàng đại chúng thập niên 60

Nỗi niềm tuyệt vọng trong bài “Phút Cuối” của nhạc sĩ Lam Phương – “Chỉ còn gần em một giây phút thôi…”

Hoàn cảnh sáng tác bài Thu Sầu (nhạc sĩ Lam Phương) – Mùa thu thưa nắng gió mang niềm nhớ…

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.