ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc

Tiếng hát Thái Thanh: “Trăm người chê, vạn người mê”

2019/08/04
in Bàn Tròn Âm Nhạc
Tiếng hát Thái Thanh: “Trăm người chê, vạn người mê”

Danh ca Thái Thanh được nhiều tầng lớp khán giả và hầu hết các nghệ sĩ, giới nghiên cứu âm nhạc xưng tụng là tên tuổi lớn nhất trong số những ca sĩ của tân nhạc Việt Nam. Ngay từ đầu thập niên 1970, Thái Thanh đã được nhà văn Mai Thảo gọi là “Tiếng hát vượt thời gian”, và danh hiệu này đã đi liền với cuộc đời và sự nghiệp của bà. Ngoài ra, Thái Thanh cũng được xưng tụng là “đệ nhất danh ca” của âm nhạc Việt Nam.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bất kỳ ai cũng thấy Thái Thanh hát hay, thậm chí là ngược lại, có kha khá người “không nghe nổi” trọn một bài hát nào của Thái Thanh. Như vậy có nghĩa là danh xưng “tiếng hát vượt thời gian” hay là “đệ nhất danh ca” đó không thuyết phục được tất cả mọi người, mà chỉ đúng với những ai yêu mến giọng hát Thái Thanh.

Nói cách khác, theo lời của tác giả Ấu Lăng trong một bài viết, thì có lẽ giọng hát của nữ danh ca này chỉ thích hợp cho những người chuộng các “âm tần cao” và quen với sự “cường độ biểu cảm (đặc biệt là bi cảm) lớn”.


Click để nghe nhạc Thái Thanh trước 1975

Tiếng hát Thái Thanh thường được những người lớn tuổi tán thưởng, đó là những người cùng thời, hoặc ít nhất là đã từng quen với không khí âm nhạc Sài Gòn trước 1975. Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là giới trẻ không yêu thích giọng hát Thái Thanh. Có rất nhiều người thuộc thế hệ 8x, 9x, thậm chí là 2k sau này vẫn xem bà là một thần tượng, và phần lớn trong số đó cũng nói rằng ban đầu đã từng không thích, hoặc không thể nghe được Thái Thanh hát, nhưng khi đã nghe được, thấm được, thì bắt đầu say mê giọng hát vút cao đó. Một số người còn nói rằng nếu đã nghe qua Thái Thanh hát một ca khúc nào đó rồi thì sẽ không thấy người khác hát bài đó hay nữa.

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Tiếng hát Thái Thanh có thể ví như một “đặc sản”, ai yêu thích thì sẽ nghiện, còn nếu đã không có sự đồng điệu thì không thể gượng ép để mà nghe được, dù chỉ là một câu, một nốt nhạc.

Vì vậy, không thể phủ nhận là có khá nhiều người “chê” giọng hát Thái Thanh, tuy nhiên số lượng người yêu mến bà thì lớn hơn gấp nhiều lần, và trong số đó không bao giờ thiếu những tên tuổi lớn, bao gồm cả những người trong nghề, am hiểu nhạc thuật, hoặc là nghiên cứu lâu năm về âm nhạc, đó là những tên tuổi lớn như nhạc sĩ Phạm Duy, Cung Tiến, Phạm Đình Chương, Nguyễn Đình Toàn, nhạc sư Nghiêm Phú Phi…, các nhà văn, nhà thơ lớn như Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Du Tử Lê, Nguyên Sa… Đó đều là những “cây đa, cây đề” của làng nghệ thuật miền Nam, lời nói của họ có trọng lượng rất lớn, và không phải ngẫu nhiên mà tất cả họ đều nhất loạt ca tụng danh ca Thái Thanh, nếu như giọng ca ấy không xứng đáng với điều đó.

Để giải thích thêm về vấn đề này, xin trích một đoạn trong bài viết của nhạc sĩ Tuấn Khanh nhan đề: “Thái Thanh – Tạ ơn tiếng hát khai tâm” như sau:

Tiếng hát của Thái Thanh không những là những bài học về thưởng thức tinh tế cho nhiều thế hệ, mà còn là lời khai tâm cho tình dân tộc, đủ sức âm vang đến tận mai sau. Nghe và cảm nhận được tiếng hát Thái Thanh không dễ dàng, cũng tương tự như để sống là một người Việt đủ nghĩa chưa bao giờ là chuyện đơn giản.

Ngay cả trong giới sinh viên Nhạc viện, thậm chí là sinh viên thanh nhạc, cũng không phải ai cũng tiếp nhận được tiếng hát Thái Thanh. Để thưởng thức nhanh, những người học nhạc chúng tôi thường chia nhau giọng hát của những người thuộc hàng con cháu của bà như Thái Hiền, Duy Quang, Khánh Hà hoặc Ý Lan… chứ không thể bước ngay vào thánh đường âm nhạc của bà. Giọng hát của Thái Thanh kiêu hãnh như vậy đó. Hoặc để người tìm tới và chiêm ngưỡng, hoặc là cứ bước qua vô tình chứ không thể nhận mình tiếng hát giải trí đơn giản.

Trong làng nhạc Việt Nam, ngoài Thái Thanh ra, có lẽ là không còn ai khác có được sự ngưỡng mộ tuyệt đối từ hầu hết những ca sĩ khác. Người ta thường nói “con gà tức nhau ở tiếng gáy”, và những cô ca sĩ đôi khi không tránh khỏi việc có những sự tị hiềm với nhau, nhưng nhắc tới Thái Thanh, thì tất cả mọi ca sĩ khác, từ vô danh đến bậc danh ca, đều bày tỏ sự ngưỡng mộ của họ.

Năm 1970, nhân chuyến tham dự khai mạc Hội Chợ Osaka, Nhật Bản, danh ca Lệ Thu đã trả lời phỏng vấn của báo chí như sau: “Nếu chị Thái Thanh có mặt ở đây và hát, mọi người sẽ cúi đầu khâm phục!”.

Còn Khánh Ly cũng đã từng nói đại ý rằng: “Thái Thanh là ngọn hải đăng của tôi… Ngày ấy, mọi ca sĩ đều kính nể và tôn trọng chị Thái Thanh”.

Một lần khác, cũng Khánh Ly, đã nói: “Kể ra, trên thế giới, diva không nhiều lắm đâu, còn nói tới Việt Nam, nếu có, tôi nghĩ chỉ một người xứng đáng được xưng tụng là Diva, đó là cô Thái Thanh”.

Những ca sĩ như Khánh Ly hay Lệ Thu, dù là danh ca bậc nhất, nhưng xét cho cùng thì cũng là thế hệ sau của Thái Thanh, nên cũng khó có thể so sánh. Còn nếu như nhìn lại những danh ca cùng thời với Thái Thanh, như là Châu Hà, Kim Tước, Mộc Lan, Ánh Tuyết, hoặc thế hệ trước đó, như Minh Đỗ, Ái Liên, rồi Minh Trang, Minh Diệu, dù đều là những danh ca được ngưỡng mộ, nhưng tất cả họ đều không thể so với Thái Thanh về vị thế trong làng tân nhạc Việt.

Về mặt kỹ thuật thanh nhạc, thì các nữ danh ca thế hệ thập niên 1940-1950 kể trên đều ở mức thượng thặng, họ đều sở hữu giọng hát chuẩn mực và hát tốt dòng nhạc thính phòng, nên khó có thể so sánh là ai hát kỹ thuật hơn ai. Nhưng nếu xét về vấn đề cảm xúc, thì có thể khẳng định Thái Thanh làm tốt nhất việc thể hiện được tình cảm ngập tràn trong từng câu chữ, thậm chí đôi khi có phần thái quá, nên mạch cảm xúc thường được đẩy lên đến cao trào, người nào nghe không quen thì thấy không thích. Nhưng một khi đã quen với điều đó rồi, thì khán giả sẽ thấy rằng mình không chỉ là đang nghe nhạc bằng tai, mà còn cảm được bài hát bằng cả trái tim, và dường như là tất cả những tâm tình mà nhạc sĩ muốn nói đều được người ca sĩ truyền tải một cách trọn vẹn nhất.

Theo nhiều nhà nghiên cứu, Thái Thanh là người tiên phong trong việc kết hợp giữa hai cách hát “đóng – mở” của Á và Âu. Đó là kiểu hát Bel Canto hay kiểu hát phô diễn âm giọng của những nghệ sĩ Opera, cùng với kiểu hát nỉ non, da diết, diễm tình của âm nhạc dân tộc. Có lẽ vì sự kết hợp độc đáo này mà rất nhiều nhạc phẩm qua sự thể hiện của Thái Thanh trở nên vừa diễm tình, vừa kiêu hãnh và truyền cảm.


Click để nghe tuyển tập Thái Thanh hát nhạc Phạm Duy trước 1975

Danh ca Thái Thanh không chỉ được ngưỡng mộ ở tài năng, giọng hát, mà người ta còn nể trọng lối sống chuẩn mực, không bị khuất phục trước cường quyền, cũng như phong thái, cách ứng xử chân tình với đồng nghiệp và thế hệ đi sau. Ở ngoài đời, Thái Thanh là một người chỉn chu, khá kiệm lời, và ở trên sân khấu hoặc trong phòng ghi âm, bà là một người cực kỳ khó tính, luôn đòi hỏi những điều thật hoàn hảo. Đã có nhiều người từng hợp tác trong công việc kể về sự khó tính đó của Thái Thanh, nhưng chưa thấy ai nói rằng họ cảm thấy không hài lòng với sự khó tính đó, vì ai cũng biết rằng nhờ khó tính như vậy mà giọng hát của bà tiệm cận đến sự hoàn hảo và có giá trị lâu dài với thời gian.

Đông Kha (nhacxua.vn) biên soạn

Tags: thái thanh
Share2512TweetPin

Xem bài khác

Nghe lại những băng nhạc “Tiếng hát Thái Thanh” hay nhất trước 1975: Thái Thanh Sélection, Tơ Vàng 3, Sơn Ca 10…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nghe lại những băng nhạc “Tiếng hát Thái Thanh” hay nhất trước 1975: Thái Thanh Sélection, Tơ Vàng 3, Sơn Ca 10…

Từ thập niên 1970, khi dĩa nhựa thoái trào để nhường chỗ lại cho các loại băng cối (magnetic) lên...

by admin
March 17, 2021
Cuộc đời và sự nghiệp của “đệ nhất danh ca” Thái Thanh (1934-2020)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của “đệ nhất danh ca” Thái Thanh (1934-2020)

Thái Thanh là ca sĩ duy nhất trong nền âm nhạc Việt Nam từ cổ chí kim được ca tụng...

by admin
March 17, 2021
Nghe lại những bản thu âm hay nhất trước 1975 của Thái Thanh hát nhạc Phạm Duy
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nghe lại những bản thu âm hay nhất trước 1975 của Thái Thanh hát nhạc Phạm Duy

Nếu như nhạc sĩ Phạm Duy được xem là tên tuổi lớn nhất của tân nhạc Việt Nam, thì ở...

by admin
January 28, 2021
Những lời nhận xét về danh ca Thái Thanh
Bàn Tròn Âm Nhạc

Những lời nhận xét về danh ca Thái Thanh

Tưởng niệm danh ca Thái Thanh, xin giới thiệu những lời nhận định của các nhà phê bình, nhà nghiên...

by admin
March 19, 2020
Chuyện tình của “đệ nhất danh ca” Thái Thanh
Bàn Tròn Âm Nhạc

Chuyện tình của “đệ nhất danh ca” Thái Thanh

Vào thập niên 1950, cuộc hôn nhân giữa danh ca Thái Thanh và nam tài tử Lê Quỳnh một thời...

by admin
July 23, 2019
Đọc lại nhật ký của danh ca Thái Thanh hơn 60 năm trước
Bàn Tròn Âm Nhạc

Đọc lại nhật ký của danh ca Thái Thanh hơn 60 năm trước

Mời bạn đọc lại những dòng nhật ký do chính Thái Thanh đã viết sau khi cô cùng Ban Thăng...

by admin
May 25, 2019
Next Post
Tiểu sử ca sĩ Bùi Thiện – “Giọng nam cao” nổi tiếng của làng nhạc trước 75

Tiểu sử ca sĩ Bùi Thiện - "Giọng nam cao" nổi tiếng của làng nhạc trước 75

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Cuộc đời buồn của nhạc sĩ Thanh Bình, tác giả ca khúc Tình Lỡ – “Thôi rồi còn chi đâu em ơi…”

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Hùng Lân – Tác giả của Khỏe Vì Nước, Việt Nam Minh Châu Trời Đông, Đêm Thánh Vô Cùng…

Đôi nét về ca khúc “Xa Lộ Không Đèn” (nhạc sĩ Y Vân) và cuốn phim nhựa “Xa Lộ Không Đèn” năm 1972

Câu chuyện tình “bí ẩn” của Từ Dung & Từ Công Phụng

Câu chuyện về ca khúc “Hai Mùa Mưa” và tiếng hát Trang Mỹ Dung

Nhạc Tiền Chiến – Lời thuật của Nhạc sĩ Lê Thương

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Tâm Sự Nàng Buram (nhạc sĩ Ngân Giang)

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc Sơn Nữ Ca (Trần Hoàn) – “Sơn nữ ơi, hoàng hôn xuống dần đợi chờ ai đây?”.

Nhạc sĩ Lê Thương kể về hoàn cảnh sáng tác trường ca Hòn Vọng Phu

Câu chuyện đằng sau bài nhạc phổ thơ “Trên Ngọn Tình Sầu” (Từ Công Phụng – Du Tử Lê)

Gợi giấc mơ xưa

Phân tích ý nghĩa trường ca Hòn Vọng Phu (Lê Thương) – Phần thứ nhất: “Vui ca xang rồi đi tiến binh ngoài ngàn…”

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.