ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Tin Tức
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Chân dung những tiếng hát
    • Ca từ trong nhạc xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
  • Nghệ sĩ
    • Nhạc sĩ
    • Ca sĩ
  • Nhạc Tờ
  • Saigon Xưa
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc

Nghe lại những băng nhạc “Tiếng hát Thái Thanh” hay nhất trước 1975: Thái Thanh Sélection, Tơ Vàng 3, Sơn Ca 10…

2021/03/17
in Bàn Tròn Âm Nhạc
Nghe lại những băng nhạc “Tiếng hát Thái Thanh” hay nhất trước 1975: Thái Thanh Sélection, Tơ Vàng 3, Sơn Ca 10…

Từ thập niên 1970, khi dĩa nhựa thoái trào để nhường chỗ lại cho các loại băng cối (magnetic) lên ngôi, đã có rất nhiều băng nhạc dành riêng cho một tiếng hát được phát hành, và Thái Thanh là một trong những ca sĩ có nhiều băng nhạc riêng nhất. Mời các bạn nghe lại các băng nhạc Thái Thanh được thu âm từ nửa thế kỷ trước nhưng có giá trị mang tính vĩnh cửu, trường tồn với thời gian, đến nay vẫn còn được nhiều người tìm nghe lại.

Băng nhạc Tơ Vàng 4 

Thập niên 1970, nhạc sĩ Văn Phụng đã thực hiện những cuốn băng Tơ Vàng với những giọng hát và bài ca đã làm say mê khán giả là sinh viên hoặc trí thức đương thời.

Hai băng Tơ Vàng đầu tiên đều dành cho cặp đôi Lê Uyên & Phương, băng Tơ Vàng 3 là tuyển tập 12 ca khúc của Nhạc sĩ Từ Công Phụng, do chính tác giả cùng với Từ Dung, Châu Hà, Kim Tước, Mộc Lan, Châu Hà trình bày cùng dàn nhạc Văn Phụng.

Còn băng Tơ Vàng 4 là tiếng hát Thái Thanh với phần hòa âm của Phạm Đình Chương, Văn Phụng, cùng dàn nhạc của Đêm Màu Hồng và nhạc sĩ Văn Phụng.


Click để nghe băng Tơ Vàng 4 – Tiếng Hát Thái Thanh

Viết lời tựa cho băng Tơ Vàng 4 là nhà văn Mai Thảo, người dành rất nhiều tình cảm đặc biệt cho Thái Thanh, và cũng từ đây, ông xưng tụng cho nữ danh ca này biệt hiệu đã gắn liền với sự nghiệp của bà: Tiếng Hát Vượt Thời Gian.

Băng nhạc Sơn Ca 10 – Thái Thanh và Ban hợp ca Thăng Long

Những băng Sơn Ca của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông thực hiện tại Sài Gòn từ năm 1971 đến 1975 có thể xem là loạt băng nổi tiếng nhất của Việt Nam thập niên 1970, cho đến nay vẫn được nhiều người yêu thích và tìm nghe lại.

Chương trình Sơn Ca có tất cả 10 băng nhạc, đánh số từ 1 đến 11, nhưng không có băng số 4 (vì lý do kiểm duyệt nên không được phát hành), với các giọng hát nổi tiếng: Phương Dung, Giao Linh, Khánh Ly, Sơn Ca, Lệ Thu và Thái Thanh.

Nếu không kể băng Sơn Ca số 11 – Tiếng hát Phương Dung, vốn đã làm xong nhưng chưa kịp phát hành vì biến cố tháng 4 năm 1975, thì băng số 10 với giọng hát Thái Thanh là cuốn băng Sơn Ca cuối cùng được phát hành chính thức.

Băng nhạc này gồm có 18 bài hát, xen kẽ giọng hát Thái Thanh hát riêng một mình và hát chung với ban Thăng Long (bao gồm Thái Thanh, Hoài Bắc và Hoài Trung)


Click để nghe băng Sơn Ca 10 – Thái Thanh và Ban Thăng Long

Băng nhạc Thanh Thúy 7 – Tiếng hát Thái Thanh

Kể từ khi kết hợp cùng nhạc sĩ Ngọc Chánh và ban Shotguns để thực hiện các băng nhạc mang nhãn hiệu Thanh Thúy từ năm 1971, ca sĩ Thanh Thúy đã thực hiện trên 30 băng nhạc cho đến năm 1975, và hầu hết trong số đó là băng nhạc tổng hợp nhiều ca sĩ.

Nếu không kể 2 cuốn Thanh Thúy số 6 và số 12 dành riêng cho một giọng hát của chính ca sĩ Thanh Thúy, thì cuốn Thanh Thúy số 7 là lần duy nhất mà Thanh Thúy thực hiện hiện riêng cho một giọng hát, đó chính là Thái Thanh. Mời các bạn nghe lại sau đây:


Click để nghe băng Thanh Thúy 7 – Tiếng Hát Thái Thanh

Băng nhạc Thái Thanh Sélection (Tiếng Hát Thái Thanh 1)

Đây là băng nhạc được ông Tô Văn Lai thực hiện khoảng năm 1970, là một trong những cuốn băng đầu tiên thực hiện cho một tiếng hát duy nhất, vì thời đó làng nhạc Việt Nam thường thu âm nhiều giọng hát trong một dĩa nhạc hoặc băng nhạc.

Băng nhạc Thái Thanh Sélection cũng là một trong những băng đầu tiên được phát hành để nghe trên đầu máy magnetophone, vào thời điểm giao thời giữa 2 loại dĩa nhựa và băng magnetic (băng cối).

Người thực hiện băng nhạc này là ông Tô Văn Lai, người sáng lập ra trung tâm Thúy Nga hiện nay. Thời điểm băng nhạc này ra đời, ông là giáo viên tiếng Pháp nên đã đặt tên cho băng này một cái tên tiếng Pháp là Thái Thanh Sélection, nghĩa là Tuyển chọn nhạc Thái Thanh, và chính ông Lai cũng là người đọc lời giới thiệu ngắn cho băng nhạc mà chúng ta có thể nghe ở đầu cuốn băng sau đây: “Đây Chương Trình của băng Nhạc Tuyển Selection với Tiếng hát Thái Thanh”.


Click để nghe băng Thái Thanh 1 – Nhạc Tuyển Selection của Thúy Nga phát hành trước 1975

Người hòa âm cho băng nhạc này là nhạc sư Lê Văn Thiện, ban nhạc gồm có Nguyễn Ánh 9, Cao Phi Long, Hoàng Liêm.

Ngoài ra, lúc này trung tâm Thúy Nga chưa ra đời nên sau khi băng nhạc được làm xong, ông Tô Văn Lai phải

Một điều đặc biệt là trong băng nhạc này có ca khúc Cỏ Hồng, khi đó nhạc sĩ Phạm Duy vừa viết xong còn chưa ráo mực. Vì vậy trong băng nhạc này, bài Cỏ Hồng đã lần đầu tiên ra mắt công chúng yêu nhạc.

Theo lời của cô Marie Tô – con của ông Lai, thì ông đã gom hết số tiền dành dụm để thực hiện băng nhạc này, sau đó nhờ Tiệm Lita ở Crystal Palace phát hành giúp vì lúc này trung tâm Thúy Nga chưa ra đời.

Ông Lai cũng kể lại rằng bài hát mà cố danh ca Thái Thanh yêu thích nhất trong băng nhạc này là Ngàn Thu Áo Tím của nhạc sĩ Hoàng Trọng.

Băng Nhạc Tiếng Hát Thái Thanh 2 và 3

Sau khi thành công ngoài mong đợi với băng Thái Thanh số 1, ông Tô Văn Lại thực hiện thêm 2 cuốn Thái Thanh số 2 và số 3, lần này do chính trung tâm Thúy Nga vừa mới thành lập đứng ra phát hành:


Click để nghe băng nhạc Thái Thanh 2


Click để nghe băng nhạc Thái Thanh 3

Đông Kha (nhacxua.vn) biên soạn

Tags: thái thanh
ShareTweetPin
Next Post
Ca khúc “Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà” – Tuyệt phẩm phổ thơ của nhạc sĩ Phạm Duy

Ca khúc "Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà" - Tuyệt phẩm phổ thơ của nhạc sĩ Phạm Duy

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Quốc Khanh & Hoàng Thục Linh – Cặp đôi đẹp của làng nhạc hải ngoại

Tiểu sử ca sĩ Phương Hoài Tâm – Người trong mộng của một thế hệ học trò

Nghệ sĩ Kim Hương – Người đầu tiên đóng vai Dương Vân Nga thay thế cho Thanh Nga

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Ngọc Lan – “Thương hoài đóa hoa mong manh”

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Chế Linh – Hành trình từ vùng quê nghèo trở thành danh ca nhạc vàng

Khi ca sĩ Chế Linh hát nhạc của nhạc sĩ Tú Nhi

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Ý nghĩa và hoàn cảnh sáng tác của bài hát Mèo Hoang (Hàn Châu): ‘Có phải em về trong đêm nay…’

Hoàn cảnh sáng tác “Nếu Xuân Này Vắng Anh” (Bảo Thu) – Ca khúc nhạc xuân bất tử

Ca khúc “Mùa Hoa Anh Đào” của nhạc sĩ Thanh Sơn – Tình yêu như sắc hoa đào, lúc đẹp nhất cũng là lúc phải lìa xa

Ca khúc “Chiếc Lá Cuối Cùng” (Tuấn Khanh) – Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của từng câu hát

Gợi giấc mơ xưa

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của bài hát Nguyệt Ca (Trịnh Công Sơn) – “Từ trăng thôi là Nguyệt”

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh dương thiệu tước giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang huỳnh anh khánh ly lam phương le thu lê dinh lê minh bằng lê thương minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngô thụy miên ngọc lan nhạc tiền chiến phương dung phạm duy phạm thế mỹ phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thanh tuyền thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

Content Protection by DMCA.com

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Tin Tức
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Chân dung những tiếng hát
    • Ca từ trong nhạc xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
  • Nghệ sĩ
    • Nhạc sĩ
    • Ca sĩ
  • Nhạc Tờ
  • Saigon Xưa

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.