ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Xuất xứ bài hát

Sự thật đằng sau bài nhạc thất tình nổi tiếng “Đoạn Tái Bút” của Chế Linh

2018/11/13
in Xuất xứ bài hát
Sự thật đằng sau bài nhạc thất tình nổi tiếng “Đoạn Tái Bút” của Chế Linh

Bài hát Đoạn Tái Bút được hai nhạc sĩ Bằng Giang và Tú Nhi (bút danh khi viết nhạc của ca nhạc sĩ Chế Linh) cùng hợp soạn vào thập niên 1960, có thể xem là một trong những bài nhạc vàng thất tình nổi tiếng nhất, với nội dung là tâm sự của một chàng trai tội nghiệp vì bị người tình phụ rẫy:

Ta xa rồi em nhé, đường em em cứ vui
Đừng về bên gác trọ, để mặc tôi với đời
Em đi thật xa, để quên chuyện ngày qua
Ở đây dù mưa gió một mình tôi sẽ đi qua…

Tuy nhiên, theo chính lời Chế Linh kể trong một buổi diễn ở trong nước vào gần đây, thì câu chuyện buồn trong bài hát này bắt nguồn từ việc ông đã… ngoại tình và bị vợ bắt quả tang.

Vào khoảng cuối thập niên 1960, một ngày nọ Chế Linh đến phòng thu cùng một cô gái rất đẹp vừa mới quen thì bị nhạc sĩ Nhật Ngân bắt gặp và… mách với người vợ chưa cưới.

Nguyên văn lời kể của Chế Linh như sau:

“Vợ tôi chạy thẳng tới phòng thu, lúc đó tôi run lắm. Khi tôi ra gặp, vợ chỉ nhìn rồi đi, tôi về năn nỉ gần chết nhưng vợ không chấp nhận. Tôi bỏ đi hai tuần mới về Sài Gòn thì nhìn thấy cô ngồi với người đàn ông khác. Tôi buồn vì nghĩ vừa mới xa nhau mà cô ấy đã thay lòng đổi dạ nhưng cũng chấp nhận vì mình có lỗi trước. Lúc đó chúng tôi mới hứa hẹn với nhau chứ chưa kết hôn.

Xem bài khác

Hoàn cảnh sáng tác 2 ca khúc Đường Tình Đôi Ngả và Tình Nào Trong Mắt Em (nhạc sĩ Ngân Giang)

Ca khúc Kiếp Dã Tràng của nhạc sĩ Từ Công Phụng – Khi chuyện tình giống như loài dã tràng xe cát

Tôi về nhà ngồi viết “Đoạn Tái Bút” với câu Tầm tay nào tôi với, tình ta cách xa rồi. Đến hơn tháng sau, một người đàn anh của tôi mắng là vợ tôi về nhà anh khóc lóc hoài vì chuyện chia tay. Tôi đến chở về với vợ và hứa không quen cô kia nữa, cũng nhận ra mình đã hiểu nhầm vợ vì cô ấy chỉ ngồi tâm sự với bạn chứ không hề phụ mình”.

Dựa theo năm sáng tác của bài hát Đoạn Tái Bút, khoảng cuối thập niên 1960, có thể đoán người vợ sắp cưới mà Chế Linh nhắc tới là người vợ thứ 2. Năm 1963, khi mới 21 tuổi, Chế Linh cưới người vợ đầu tiên. Đến năm 1967, hai người đã có 5 đứa con chung với nhau. Ngay sau đó hai người ly dị và Chế Linh bắt đầu hẹn hò và cưới người vợ thứ hai (cũng là em ruột của người vợ đầu).

Lời nhạc trong bài Đoạn Tái Bút rất thống thiết, nói về một chàng trai rất tội nghiệp, bị người yêu phụ rẫy: “Tôi không giận em, nhưng tiếc buồn tơ duyên, tầm tay nào tôi với, tình ta cách xa rồi…” Nhưng khi nghe Chế Linh kể lại như trên, nhiều người mới bất ngờ vì trái ngược với những gì đã hình dung khi nghe bài hát, và người có lỗi không phải là cô gái.

Bài hát này được Chế Linh hợp soạn cùng với nhạc sĩ Bằng Giang. Họ đã hợp tác với nhau trong nhiều bài nhạc vàng, trong đó nổi tiếng nhất (và cũng là bài hát đầu tay của Chế Linh) là bài Đêm Buồn Tỉnh Lẻ, viết năm 1962 khi Chế Linh mới 20 tuổi. Sau đó là Bài Ca Kỷ Niệm (cùng năm 1962), rồi Đoạn Tái Bút (khoảng cuối thập niên 1960). Có lẽ là sau khi “thất tình” với người vợ chưa cưới, Chế Linh đã tìm đến tâm sự với nhạc sĩ Bằng Giang, rồi hai người đã cùng nhau viết nên một tuyệt phẩm thất tình để lại cho đời: Đoạn Tái Bút.


Click để nghe Chế Linh hát trước 1975

Ta xa rồi em nhé, đường em em cứ vui
Đừng về bên gác trọ, để mặc tôi với đời
Em đi thật xa, để quên chuyện ngày qua
Ở đây dù mưa gió một mình tôi sẽ đi qua

Tôi đi tìm bôi xóa, hình em trong mắt tôi
Lời nào hai đứa nguyện, và tìm quên kỷ niệm
Men cay từng đêm, cũng chỉ đầy đọa thêm
Tình nhân, tình nhân hỡi, từ xin giã nhân tình

Tôi, tôi ngỡ em còn thơ, như lòng tôi ước mơ
Nên thầm yêu tha thiết, và nguyện sẽ tôn thờ
Đâu ngờ nhọc nhằn trong tình yêu
Giờ đây xót xa nhiều

Cơn mưa nào không dứt, buồn riêng ai chẳng phai
Lời nào không chuốt chải, tình nào luôn thắm hoài
Tôi không giận em nhưng tiếc buồn tơ duyên
Tầm tay nào tôi với, tình ta cách xa rồi

Lời bài hát này được chép theo tiếng hát Chế Linh thu âm trước năm 1975. Lời nhạc này có môt số khác biệt so với lời trong tờ nhạc dưới đây.


Click để nghe Trường Vũ hát Đoạn Tái Bút

Sau năm 1975, ca sĩ Trường Vũ rất được yêu thích với bài Đoạn Tái Bút, đồng thời cũng có hát thêm một lời mới dựa trên nhạc cũ, đó là bài Đoạn Tái Bút 2 như sau:

Đêm nay là đêm cuối còn riêng tôi với em
Còn gì em muốn tỏ còn gì em muốn bày
Tôi không giận em nhưng thấy lòng chua cay
Đường xưa giờ quang tái
Giọt sầu canh cánh trên vai.

Em đi về phương đó còn riêng tôi chốn đây
Một mình bên gối lẻ đọc hoài thư chúng mình
Tôi đâu ngờ đâu duyên kiếp mình bể dâu
Dành cho người yêu dấu phải xa mối duyên đầu.

Thôi hãy cố quên chuyện xưa vui buồn như nắng mưa
Ta còn mong chỉ nữa định mệnh đã an bài
Đêm về ngồi nhìn mưa nhẹ rơi
Chợt nghe xót thương đời.

Đêm nay là đêm cuối rồi mai xa mãi xa
Tình đầu hơn tất cả mộng đầu ghi nhớ hoài
Chia tay từ đây hai đứa về hai nơi
Người đi tìm duyên mới người đi cuối phương trời.


Click để nghe Trường Vũ hát Đoạn Tái Bút 2

Đông Kha (nhacxua.vn)

Tags: chế linh
Share1339TweetPin

Xem bài khác

Khi ca sĩ Chế Linh hát nhạc của nhạc sĩ Tú Nhi
Bàn Tròn Âm Nhạc

Khi ca sĩ Chế Linh hát nhạc của nhạc sĩ Tú Nhi

Nam danh ca nhạc vàng Chế Linh được xưng tụng là một trong "tứ trụ nhạc vàng", cùng với Duy...

by admin
April 3, 2021
Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Chế Linh – Hành trình từ vùng quê nghèo trở thành danh ca nhạc vàng
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Chế Linh – Hành trình từ vùng quê nghèo trở thành danh ca nhạc vàng

Nam danh ca Chế Linh được xem là một huyền thoại của dòng nhạc vàng, là một trong những ca...

by admin
April 3, 2021
Câu chuyện về 2 ca khúc “Thói Đời” (Trúc Phương) và “Trong Tầm Mắt Đời” (Tú Nhi) – Trong thói đời cười ra nước mắt…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Câu chuyện về 2 ca khúc “Thói Đời” (Trúc Phương) và “Trong Tầm Mắt Đời” (Tú Nhi) – Trong thói đời cười ra nước mắt…

Đầu thập niên 1960, ca sĩ Chế Linh bắt đầu nổi tiếng với dòng nhạc vàng cùng những ca khúc...

by admin
December 20, 2019
Hoàn cảnh sáng tác ca khúc: Đêm Buồn Tỉnh Lẻ (Bằng Giang – Tú Nhi) và dòng nhạc vàng đại chúng thập niên 60
Xuất xứ bài hát

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc: Đêm Buồn Tỉnh Lẻ (Bằng Giang – Tú Nhi) và dòng nhạc vàng đại chúng thập niên 60

Danh ca nhạc vàng Chế Linh tên thật là Chà Len, được sinh ra trong một gia đình người Chăm...

by admin
December 15, 2019
Đôi song ca hai con lạc đà – Chế Linh & Giang Tử và ca khúc “Nỗi Buồn Sa Mạc”
Bàn Tròn Âm Nhạc

Đôi song ca hai con lạc đà – Chế Linh & Giang Tử và ca khúc “Nỗi Buồn Sa Mạc”

Khoảng giữa thập niên 1960, ca sĩ Chế Linh cùng Giang Tử đã hợp thành đôi song ca "hai con...

by admin
November 14, 2019
Nỗi niềm “thương” và “hận” trong ca khúc “Thương Hận” của ca sĩ Chế Linh – nhạc sĩ Tú Nhi
Cảm xúc âm nhạc

Nỗi niềm “thương” và “hận” trong ca khúc “Thương Hận” của ca sĩ Chế Linh – nhạc sĩ Tú Nhi

Trước năm 1975, nhạc sĩ Tú Nhi (bút danh khi viết nhạc của danh ca Chế Linh) đã sáng tác...

by admin
September 3, 2019
Next Post
Hoàn cảnh sáng tác “Chuyện Giàn Thiên Lý” (nhạc sĩ Anh Bằng) – Nhà tôi ở cuối chân đồi, có giàn thiên lý có người tôi thương…

Hoàn cảnh sáng tác "Chuyện Giàn Thiên Lý" (nhạc sĩ Anh Bằng) - Nhà tôi ở cuối chân đồi, có giàn thiên lý có người tôi thương...

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Phim Chân Trời Tím (diễn viên Hùng Cường, Kim Vui, Mộng Tuyền) – Đỉnh cao của điện ảnh miền Nam thập niên 1970

Bộ sưu tập hình ảnh đẹp của ca sĩ Hoàng Oanh trước và sau 1975

Nhạc Phạm Duy, tiếng hát Duy Quang và bộ “tam khúc” Nguyễn Tất Nhiên

Những ca khúc nhạc vàng có kết thúc “happy ending”

Bộ sưu tập ảnh xưa của ca sĩ “thần đồng” Hương Lan từ thuở bé cho đến lúc trở thành ca sĩ nổi tiếng

Cảm xúc của 1 fan hâm mộ khi trực tiếp xem ca sĩ Hoàng Oanh trình diễn ở Singapore – chương trình Paris By Night 130

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Ca khúc “Cho Người Tình Lỡ” và chuyện tình buồn như tiểu thuyết của nhạc sĩ Hoàng Nguyên: “Khóc mà chi yêu thương qua rồi…”

Hoàn cảnh sáng tác chùm ca khúc “Nhớ Người Yêu” của nhạc sĩ Giao Tiên

Hoàn cảnh sáng tác bài “Dạ Lai Hương” (nhạc sĩ Phạm Duy) – Một đêm thơm xứ Huế, một bản tình ca tinh khiết

Hoàn cảnh sáng tác bài “Chiều Trên Phá Tam Giang” (Trần Thiện Thanh & Tô Thùy Yên) – Sài Gòn những ngày giới nghiêm…

Hoàn cảnh sáng tác bài hát ‘Về Quê Ngoại’ và những ký ức thời thơ ấu của nhạc sĩ Hàn Châu

Câu chuyện có thật về đằng sau ca khúc Hai Mùa Noel (Đài Phương Trang) – “Mùa Noel đó chúng ta quen bên giáo đường…”

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.