ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc

Câu chuyện về 2 ca khúc “Thói Đời” (Trúc Phương) và “Trong Tầm Mắt Đời” (Tú Nhi) – Trong thói đời cười ra nước mắt…

2019/12/20
in Bàn Tròn Âm Nhạc
Câu chuyện về 2 ca khúc “Thói Đời” (Trúc Phương) và “Trong Tầm Mắt Đời” (Tú Nhi) – Trong thói đời cười ra nước mắt…

Đầu thập niên 1960, ca sĩ Chế Linh bắt đầu nổi tiếng với dòng nhạc vàng cùng những ca khúc ông tự viết với bút danh là Tú Nhi. Ngoài ra Chế Linh còn chơi thân với nhạc sĩ Châu Kỳ và Trúc Phương, nhờ những nhạc sĩ này viết những ca khúc phù hợp với chất giọng nức nở của mình, trong đó có bài Thói Đời:

Đường thương đau đày ải nhân gian
Ai chưa qua chưa phải là người

Trông thói đời cười ra nước mắt:
Xưa trắng tay gọi tên bằng hữu
Giờ giàu sang quên kẻ tâm giao,
còn gian dối cho nhau.

Người yêu ta rồi cũng xa ta
Nên chung thân ta giận cuộc đời

Đôi mắt nào từng đêm buốt giá
Bên chiếu chăn tình xa nhịp thở
Tiền đổi tay khi rũ cơn mê
Để chua xót trên bước về.

Rượu trần ai gội niềm cay đắng
Những suy tư in đậm đường hằn
Mình còn ai đâu để vui
Khi trót sa vũng lầy nhân thế
Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi.

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Bạn quên ta tình cũng quên ta
Nên chân đêm thui thủi một mình
Soi bóng đời bằng gương vỡ nát
Nghe xót xa ngùi lên tròng mắt

Đoạn buồn xa ta đã đi qua
Ngày vui tới, ta vẫn chờ.

Đến nay, bài hát này vẫn được rất nhiều người yêu thích, có lẽ nó phản ánh trung thực tình đời và tình người trong xã hội cả xưa và nay. Thời nào thì cũng đều có: “giàu sang quên kẻ tâm giao…”


Click để nghe Chế Linh hát Thói Đời

Trong một bài viết trên mạng, nói hoàn cảnh sáng tác của Thói Đời như sau: Khi Trúc Phương chia tay vợ, người ta thường thấy ông ở trong quán rượu trên đường Tô Hiến Thành gần nhà của ông. Trong hoàn cảnh buồn như vậy nên nhạc sĩ Trúc Phương đã mượn rượu để giải sầu.

Tuy nhiên thông tin này bị người con của Trúc Phương cho biết là sai sự thật, vì nhạc sĩ này không bao giờ uống rượu. Việc này cũng được ca sĩ Chế Linh xác nhận. Ông là người thường xuyên gặp gỡ Trúc Phương thời đó, và cho biết là Trúc Phương chỉ hút thuốc và uống coca chứ không uống rượu bao giờ.

Sau khi nhạc sĩ Trúc Phương sáng tác Thói Đời với những nỗi niềm cay đắng về cuộc đời, về nhân tình thế thái, Chế Linh đã đồng cảm với người anh, người bạn đồng nghiệp và sáng tác một ca khúc có nội dung tương đồng và mang tính tiếp nối là Trong Tầm Mắt Đời để tặng cho Trúc Phương. Chế Linh nói rằng ông đã mượn tâm trạng của Trúc Phương để viết thành ca khúc này:

Nhiều khi tôi muốn bỏ đi thật xa.
Bạn thân ngoảnh ngơ như người xa lạ.
Người mình bao năm chăn gối.
Bây giờ còn dối gian nhau.
Mấy ai trong đời hiểu thấu.


Click để nghe Chế Linh hát Trong Tầm Mắt Đời

Khi so sánh lại lời của 2 bài hát Thói Đời và Trong Tầm Mắt Đời, chúng ta có thể thấy sự tương đồng với nhau:

Xưa trắng tay gọi tên bằng hữu
Giờ giàu sang quên kẻ tâm giao (Thói Đời)
và
Bạn thân ngoảnh ngơ như người xa lạ… (Trong Tầm Mắt Đời)

Người yêu ta rồi cũng xa ta
Nên chung thân ta giận cuộc đời… (Thói Đời)
và
Người mình bao năm chăn gối.
Bây giờ còn dối gian nhau. (Trong Tầm Mắt Đời)

Rượu trần ai gội niềm cay đắng (Thói Đời)
và
Đọa đày trong cơn men đắng (Trong Tầm Mắt Đời)

Chế Linh kể lại, khi ông sáng tác xong Trong Tầm Mắt Đời thì lập tức đến gặp Trúc Phương để hát cho bạn nghe. Trúc Phương nghe xong thấy ngậm ngùi và rơi nước mắt. Trúc Phương là một nhạc sĩ tài hoa, nhưng nhạc của ông sao lại quá buồn, buồn như cuộc đời của ông kể từ thuở đó cho đến tận cuối đời. Sau này không biết đã bao nhiêu lần ông đã phải chứng kiến thêm cái “thói đời cười ra nước mắt” mà ông đã viết. Cho dù nhạc của ông được rất nhiều người hát và yêu thích, nhưng lúc tuổi về chiều, ông vẫn sống dưới mức nghèo khổ. Trước thời điểm Trúc Phương qua đời (năm 1995), nhạc của Trúc Phương rất thịnh hành ở hải ngoại, nhưng tiền tác quyền ông nhận được không đáng là bao. Ngoại trừ ca sĩ Thanh Thúy và 1 số ít trung tâm ở hải ngoại là có gửi tiền về cho ông, còn lại hàng chục trung tâm lớn nhỏ khác đều sử dụng “chùa” nhạc của Trúc Phương. Phải chăng đó cũng là một thời đời mà ông đã đoán trước?

Cho đến nay, Thói Đời và Trong Tầm Mắt Đời đều trở thành những ca khúc vượt thời gian, có sức sống mạnh mẽ sau hơn nửa thế kỷ. Đây cũng là 2 ca khúc hiếm hoi viết về thói đời cay đắng mà có lẽ ai cũng từng trải qua hoặc là được chứng kiến. Đó là sự giả dối, hai mặt của lòng người. Thói đạo đức giả tung hoành và nhiều khi người ta lại chấp nhận nó như một sự thỏa hiệp và cho rằng “ai chả vậy”. Sự chiếm lĩnh của thói giả tạo đó khiến cho sự thật thà bị tổn thương và lòng tốt, sự trung thành, công bằng, phải khó khăn để tồn tại được.

Con đường đời không bao giờ là bằng phẳng, những thói đời được nhắc đến trong 2 bài hát là những trở ngại thường tình mà người ta phải vượt qua trên hành trình đi hết kiếp người.

Đông Kha
(Bản quyền bài viết của nhacxua.vn)

Tags: chế linhtrúc phương
Share1837TweetPin

Xem bài khác

“Hình Bóng Cũ” của nhạc sĩ Trúc Phương – Khi đường tình chia hai lối mộng
Cảm xúc âm nhạc

“Hình Bóng Cũ” của nhạc sĩ Trúc Phương – Khi đường tình chia hai lối mộng

Khi nhắc đến nhạc sĩ Trúc Phương, người ta nhớ đến rất nhiều bài nhạc vàng bất tử: Nửa Đêm...

by admin
July 20, 2021
“Tàu Đêm Năm Cũ” – Một ca khúc bolero “kinh điển” của nhạc sĩ Trúc Phương và dòng nhạc vàng
Cảm xúc âm nhạc

“Tàu Đêm Năm Cũ” – Một ca khúc bolero “kinh điển” của nhạc sĩ Trúc Phương và dòng nhạc vàng

Nhạc sĩ Trúc Phương là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu nhất của dòng nhạc vàng, được nhiều người...

by admin
April 8, 2021
Khi ca sĩ Chế Linh hát nhạc của nhạc sĩ Tú Nhi
Bàn Tròn Âm Nhạc

Khi ca sĩ Chế Linh hát nhạc của nhạc sĩ Tú Nhi

Nam danh ca nhạc vàng Chế Linh được xưng tụng là một trong "tứ trụ nhạc vàng", cùng với Duy...

by admin
April 3, 2021
Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Chế Linh – Hành trình từ vùng quê nghèo trở thành danh ca nhạc vàng
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Chế Linh – Hành trình từ vùng quê nghèo trở thành danh ca nhạc vàng

Nam danh ca Chế Linh được xem là một huyền thoại của dòng nhạc vàng, là một trong những ca...

by admin
April 3, 2021
“Nửa Đêm Ngoài Phố” – Câu chuyện về ca khúc đã đánh dấu sự gắn bó của Thanh Thúy và dòng nhạc Trúc Phương
Cảm xúc âm nhạc

“Nửa Đêm Ngoài Phố” – Câu chuyện về ca khúc đã đánh dấu sự gắn bó của Thanh Thúy và dòng nhạc Trúc Phương

"...Với thể điệu Rumba quen thuộc, diễn tả tâm trạng đau buồn của một người khi người yêu không đến...

by admin
March 14, 2021
Nhạc sĩ Trúc Phương và ca khúc Bóng Nhỏ Đường Chiều – “Bàn tay thon ngón nhỏ đan tay rắn sông hồ…”
Cảm xúc âm nhạc

Nhạc sĩ Trúc Phương và ca khúc Bóng Nhỏ Đường Chiều – “Bàn tay thon ngón nhỏ đan tay rắn sông hồ…”

Làng nhạc Sài Gòn ngày xưa có đến hàng trăm nhạc sĩ đã từng sáng tác nhạc vàng, là những...

by admin
March 12, 2021
Next Post
Video hiếm – Giáng sinh trên đường phố Sài Gòn trước năm 1975

Video hiếm - Giáng sinh trên đường phố Sài Gòn trước năm 1975

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Cuộc đời và sự nghiệp ca sĩ Thanh Mai – Búp bê khả ái của làng nhạc Sài Gòn trước 1975

Nghe lại 15 bản thu âm hay nhất của ca sĩ Thái Châu trước 1975

Những kỷ niệm thuở thiếu thời với nhạc sĩ Anh Việt Thu

Cảm xúc của 1 fan hâm mộ khi trực tiếp xem ca sĩ Hoàng Oanh trình diễn ở Singapore – chương trình Paris By Night 130

Hình ảnh “xưa và nay” của các ca sĩ nhạc vàng nổi tiếng trước 1975 (Phần 3)

Đi tìm tác giả bí ẩn TTKh của Hai Sắc Hoa Ti Gôn

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Ca khúc Nhớ Nhau Hoài – Gió Về Miền Xuôi và mối giao cảm nghệ thuật của nhạc sĩ Anh Việt Thu và Thiên Hà

Nữ sĩ Lệ Khánh và chuyện tình ngang trái trong bài hát “Vòng Tay Nào Cho Em”

Nhớ về tiếng rao gánh hàng rong Sài Gòn ngày xưa qua ca khúc “Vọng Tiếng Rao Khuya” của nhạc sĩ Ngọc Sơn (trước 1975)

Ý nghĩa của bài hát “Hương Xưa” (nhạc sĩ Cung Tiến) – Tuyệt tác của tân nhạc thập niên 1950

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc “Phố Đêm” (nhạc sĩ Tâm Anh) – Câu chuyện về những ngày thương tích lớn trong đời

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc “Dạ Khúc Cho Tình Nhân” (Lê Uyên Phương)

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.