Nhạc sĩ Lê Uyên Phương và bài phỏng vấn cuối cùng – Những sự thật được bày tỏ

Bài phỏng vấn dưới đây có thể coi là cuộc nói chuyện chính thức và cuối cùng Lê Uyên Phương tại tư gia của nhạc sĩ. Trong cái thế giới tràn ngập âm nhạc và tranh ảnh nơi căn nhà xinh xắn trên đường số 55 East, Long Beach, California, Lê Uyên Phương trong phút nói thật đã phơi bày lòng mình trong cuộc nói chuyện kéo dài cả một buổi, nhắm vào những chi tiết thường gây ra những thắc mắc nơi những người yêu nhạc của ông, như tên họ, sự đổ vỡ giữa ông và ca sĩ Lê Uyên, ngón tay với cục bướu khác thường của ông, quan niệm của ông về cái chêƭ…

Bài phỏng vấn được nhà báo Trường Kỳ thực hiện năm 1998 – một năm trước khi nhạc sĩ Lê Uyên Phương qua đời.

Cố nhà báo Trường Kỳ cùng với Lê Uyên & Phương

Nhiều người thường gọi ông với tên Lộc, nhưng thật ra không phải, “thành ra dịp này mình phải nói rõ cái tên của mình là Lê Minh Lập, sinh ngày 2 tháng Hai năm 1941 tại Đà Lạt”.

Vì sinh ra vào thời kỳ chiến tranh giấy tờ hộ tịch bị thất lạc, nên Lê Uyên Phương đã đôi lần phải làm lại giấy khai sinh. Và mỗi lần làm khai sanh mới là mỗi lần tên ông bị viên chức hộ tịch viết sai! Khai sinh lại lần đầu tên Lê Minh Lập bị đổi thành Lê Minh Lộc. Làm khai sinh lần thứ hai thành Lê Văn Lộc. Từ đó ông không đổi nữa, giữ luôn tên Lê Văn Lộc làm tên chính thức trên giấy tờ. Một điều đặc biệt nữa như ông cho biết là “ngay cái họ Lê của mình cũng không phải là họ của Ông nội mình!”

“Ông già tôi chịu chơi lắm” – Lê Uyên Phương đă nói về cụ thân sinh như vậy. Sau này ông biết được một cách mơ hồ là ngày xưa cụ thân sinh anh mang họ Phan, người gốc Quảng Nam. Ông cụ bỏ nhà đi từ khi mới 9 tuổi và không biết song thân mình – tức ông bà nội Lê Uyên Phương – là ai. Một thời gian ông lưu lạc giang hồ về Nha Trang và gặp mẹ ông ở đây, sau đó hai người thành hôn và lên Đà Lạt sống.

Khi bố ông gần 60 tuổi, có người từ Quảng Nam vào tìm người thừa kế để ký bán đất cho chính phủ xây cất phi trường, lúc đó ông mới biết bố ông từ họ Phan đã được ông nội đổi thành họ Dương (họ Phan là gốc, ông nội ông đổi thành họ Dương vì lý do cuộc cách mạng Phan Bội Châu, nhiều người mang họ Phan vì sợ nên đổi họ) trong khi đó thì bố ông đã tự đổi thành họ Lê!

“Phương là tên của má tôi, Công Tôn Nữ Phương Nhi (Phương Nhi có nghĩa là người con tên Phương) từ chữ Phương đó mình lấy làm tên Phương cho mình, Lê là họ của ông già. Còn Uyên là tên người con gái đầu tiên mà mình gặp nên mình ghép lại thành Lê Uyên Phương” (người con gái đó ông đã gặp và để ý nhưng không phải là mối tình đầu).

“Sau này khi mình gặp bà Lê Uyên, hai đứa cùng đi hát, lúc ấy bà ấy chưa có tên và không muốn lấy tên thật. Ngay cái bữa đầu tiên hát đó (tại quán Thằng Bờm, nơi sinh hoạt của Phong Trào Du Ca Việt Nam tại Sài G̣n năm 1970) mình cắt cái tên của mình ra. Cho nên khi viết nhạc mình lấy là Lê Uyên Phương, khi trình diễn hai người thành ra Lê Uyên và Phương. Đó là lý do tên mình như vậy!”


Click để nghe nhạc Lê Uyên & Phương hát trước 1975

“Hồi đó mình ở gần nhà bà Uyên, mình ở số nhà 22, bà Uyên ở nhà 18 (đường Võ Tánh, Đà Lạt). Mình gặp bà ấy thì thấy vậy thôi, không có gì hết! Bà ấy học ở trường Franciscain. Mình gặp rồi quen biết vậy thôi, chứ không có gì đặc biệt… Từ đó rồi tán tỉnh này nọ. Nói vậy chứ thật ra thực sự mình chưa tán bà ấy bao giờ hết. Nhưng có điều là khi tôi gặp bà ấy tôi chịu liền, bà ấy gặp tôi bà cũng chịu tôi liền. Cái đó là cái đặc biệt, nghĩa là gặp là chịu nhau ngay từ lúc đầu… Chính ra lúc đầu bà ấy chỉ coi tôi như người anh thôi, bả hỏi ý kiến tôi về những người theo đuổi. Hồi đó có tất cả ba người theo. Bà Uyên nhờ tôi chọn một trong ba người thì tôi cũng chọn… Và cuối cùng cái chuyện nó như vậy. Nó phải tới thì nó phải tới thôi!”

Lê Uyên Phương lập gia đình với Lâm Phúc Anh (tức Lê Uyên) vào năm 1968. Sau 15 năm chung sống, hai người đi đến đổ vỡ vào khoảng 1984, 1985. Họ có với nhau hai con gái là Lê Uyên Uyên và Lê Uyên My.

“Đối với tôi đó là một cái “choc” lớn. Và đó cũng là một bài học lớn nhất tôi học được từ đời sống. Mà điều tôi học được trong đời sống đó có nghĩa là gì? Là thoát ra khỏi được nó! Một người không thuộc bài, tức là một người mắc hoài trong cái điều mà anh phải đọc hoài cái điều đó để thuộc nó. Nhưng mà tới lúc anh không cần đọc nó nữa, tức là anh đã thuộc nó rồi. Mà khi không cần đọc nó nữa tức là nó đã đi vào một cái trang khác của đời sống. Tức là đối với tôi, khi mà tôi hiểu được cái mối tương quan đó tức là tôi thoát được nó. Và đối với tôi cái chuyện đó là một trong những điều lớn nhất trong đời sống của tôi nếu nói về sự tương quan…”

“Nó không ảnh hưởng xấu. Nó có ảnh hưởng, nhưng là ảnh hưởng tốt. Tức là từ cái bài học đó, tôi biết thêm được nhiều về đời sống và tôi thấy rằng tôi hiểu được nhiều điều hơn về đời sống. Và từ cái chỗ mình hiểu nhiều điều hơn về đời sống tôi thấy tôi thoải mái hơn, tôi thấy tôi hạnh phúc hơn, tôi thấy tôi đi vào với cuộc đời nhẹ nhàng hơn”.

“Anh đă thấy được điều đó rất rõ, và tôi cũng đồng ý với anh điều đó!

Là thế này, sau một cái chuyện như vậy thì mình thấy đời sống mình nó dễ hơn một chút. Sau cái sự khó khăn đó, cái khó khăn ghê gớm lắm mà nghĩ rằng không bao giờ vượt qua được mà mình vượt qua được thì không còn cái gì khó khăn nữa hết trên tất cả mọi chuyện khác.

Nói về sự tương quan có nghĩa là không phải với người A này có sự tương quan này, mà đối với người B thì tương quan khác, không phải! Đối với tôi, với người A có sự tương quan thế nào thì đối với người B, C, D, G… nó cũng có sự tương quan như vậy thôi. Khi mình thoát ra được một cái bẫy của đời sống thì mình thoát được những cái bẫy khác của đời sống. Và khi mình thoát được một cái gì đó gây nên cái nỗi bất hạnh nào đó trong đời sống của mình, thì mình bắt đầu mình đi vào những hạnh phúc khác của đời sống một cách thoải mái”.

“Cái vấn đề là còn tùy! Tôi nghĩ là khó lòng để mà lập lại một thứ nào giống như vậy. Mà nếu như cái việc đó xảy ra nữa thì nó không còn là một cái “choc” nữa. Nghĩa là mình đã thoát nó rồi.

Ví dụ bây giờ tôi có một người yêu mới, rồi người yêu mới đó bỏ tôi thì chuyện đó không có gì hết, nothing! Tôi thấy là nothing, nó không còn cái gì nữa hết. Bởi vì nó không còn nữa, nó đã thoát ra lần đầu rồi. Đối với tôi không có nghĩa là tôi không yêu người này như yêu người trước, không phải! Khi tôi sống với người yêu bây giờ của tôi, tôi cũng sẽ yêu như thế. Nhưng mà, đồng thời tôi cũng hiểu một điều là không có gì kéo dài lâu. Tôi hiểu ngay từ phút đầu”.

“Tôi biết nó như vậy, đó là bài học! Trong một bài hát tôi viết như bài “Có Được Cuộc Đời”: Có được cuộc đời nắng mưa thay đổi, có được cuộc đời mưa nắng đổi thay… Có được cuộc đời bên em tận tụy, có được cuộc đời tận tụy bên em… Có được cuộc đời bàng hoàng như ᴄhết, có được cuộc đời bỡ ngỡ như quên… Có được cuộc đời nằm chôn trong rác, có được cuộc đời ngồi tiền núi vung… Có được cuộc đời lao đao như bão, có được cuộc đời lặng lẽ như khuya… Có được cuộc đời như em thay đổi, có được cuộc đời thay đổi như em… Có được cuộc đời như tôi thay đổi, có được cuộc đời thay đổi như tôi… Bởi vì bản chất cuộc đời là một sự thay đổi”.

“Nếu nói như vậy cũng rất đúng, bởi vì trước hết tôi lớn tuổi hơn bà ấy nhiều, tôi hơn bà ấy hơn mười tuổi. Hồi bà ấy gặp tôi bà ấy hết sức là trong trắng, tức là tôi là người hướng dẫn cho bà ấy về mọi mặt trong đời sống. Và không có gì mà bà ấy không hỏi ý kiến tôi hết. Bà ấy còn gọi tôi là cha nữa kia mà, nói hơi quá đáng nhưng nó là như vậy. Tức là không có cái điều gì mà bà ấy dám làm mà không có ý kiến của tôi. Mà không có một việc gì ở trong đời, không có quyết định gì mà không có dính tôi trong đó. Tức là bà ấy sống mười mấy năm hoàn toàn là một người rất là “perfect” cho tới khi nó xảy ra những chuyện như vậy.

Nó nhiều lý do để đưa tới chuyện đó lắm, nhiều lắm. Nó xảy ra không phải một cách dễ dàng vậy đâu, nó phức tạp lắm. Nhưng điều mình thấy là những cái nguyên nhân nó không giải thích được cái hiện tượng. Bây giờ nếu như tôi dùng tất cả những cái đó để tôi giải thích cái trường hợp của tôi thì bây giờ một triệu người khác ở trong trường hợp đổ vỡ như vậy thì họ dùng cái lý do gì để họ giải thích? Cho nên những cái lý do đó không có mghĩa lý gì hết. Nó chỉ có cái sự kiện như thế này: đó là chuyện nó đã xẩy ra! Cho không phải một mình tôi mà cho rất nhiều người khác và có thể có cả triệu nguyên nhân khác nhau, không nguyên nhân nào giống nguyên nhân nào cả!”.

“Vẫn tốt đẹp, không có điều gì hết. Nghĩa là thỏa thuận với nhau ở chỗ là không sống với nhau nữa là xong! Nhưng mọi sự không có gì ghê gớm!”.

“Không có gì ràng buộc nào hết! Bà ấy nuôi cháu nhỏ một thời gian, tôi sống với đứa lớn cho tới ngày nó lấy chồng. Bà ấy sống với cháu nhỏ cho tới ngày nó được 11 tuổi thì nó về sống với tôi tới giờ. Sau khi đứa lớn nó về sống với tôi thì tôi nghĩ là đứa nhỏ nó nên sống với mẹ nó một thời gian. Sau khi sống một thời gian rồi thì nó thấy nó cần về với tôi để tôi lo cho nó thì nó về với tôi, vậy thôi!”.

“Con mình nó lớn rồi, nó phải hỏi chứ! Nó hỏi là lỗi ba hay lỗi má vậy? Ai đã bỏ ai vậy… Tôi nói lỗi cả hai người. Lý do là cuộc đời nó luôn luôn đưa ra những thử thách mà một người không qua được cái thử thách đó vì không được sự nâng đỡ đúng lúc của người kia, không được sự nâng đỡ cần thiết của người kia.

Cuộc đời nó đưa ra một cái “challenge”. Nếu người kia không thoát được cái “challenge” đó, bởi vì người này đă không giúp cho người kia thoát được cái challenge đó thì lỗi cả hai người, không có lỗi của riêng người nào hết! Cái challenge đó của đời sống anh phải qua. Cái lỗi là lỗi mình không qua được cái challenge đó. Tự vì khi mình đă chấp nhận sống với nhau là mình đã làm điều gì wrong cho nên cái điều đó sụp đổ. Chứ mình làm đúng thì cái điều đó không sụp đổ. Nếu đứng trên phương diện mà có điều đúng, điều sai trong một sự tương quan thì ai là người sai? Tôi nói không ai là người sai hết! Hoặc là hai người đều sai! Sai là gì? Là không có sự tiếp sức. Nếu như đã có một người đúng thì người đó cũng không đúng nữa bởi vì họ không tiếp sức đúng. Đã sống với nhau là nâng đỡ lẫn nhau, không nâng đỡ đủ thì rớt!”.

“Không có ai thân với bà như tôi với bà ấy hết. Bà ấy cũng không coi ai thân trong đời bà ấy như đối với tôi. Không có chuyện gì mà bà Uyên không hỏi tôi hết. Nhưng hai đứa tôi hoàn toàn trong sạch một cách kinh khủng. Như một người bạn, hoàn toàn bạn một trăm phần trăm. Nhưng mà chia sẻ là chia sẻ perfect, trừ một vấn đề là thể xác không chia sẻ. Còn mọi thứ tôi đều sẵn sàng chia sẻ với bà ấy hết”.

“Bẩm sinh tôi đã bị rồi, khi sinh ra tôi đã có ngón tay khác thường. Ngón tay nó đã sưng lên chút xíu, nó đã không giống những ngón tay khác. Người ngoài nhìn thấy thì họ đồn tầm bậy, họ nói là tôi bị bệnh ung thư này nọ, sẽ ᴄhết sớm này nọ kia. Nhưng thật ra đó chỉ là lời đồn thôi. Từ những bài nhạc tôi viết hồi đó anh thấy không? Như bài Cho Lần Cuối, trong đó có câu “giờ này còn gần nhau gần thắm thiết trong mối sầu… ngày mai ta không còn thấy nhau”. Đại khái như vậy.

Anh Nguyễn Long hồi trước cứ nói với tụi tôi chắc là lời trối trăn rồi ᴄhết, nhưng sự thật đâu có phải. Đó là thời kỳ chiến tranh, nhạc trong thời kỳ chiến tranh thì mình viết trong tình trạng của một bối cảnh trong đó người ta sống trong một tình trạng hoàn toàn bất an. Cái sự bất an nó đưa tới cái giao động trong đời sống mà mình nghĩ rằng ok, hôm nay mình có đây, ngày mai mình không có nữa. Đó chỉ là cái phản ứng có tính cách chung chung trong cuộc sống nhưng lại được dùng để giải thích cho cái bệnh của mình!”.

(Trong thời gian này những căn bệnh hiểm nghèo của ông đề cập tới ở trên chưa được phát hiện)

“Không! Hoàn toàn tôi không có mặc cảm gì hết. Trong gia đình tôi lạ lắm, người con trai nào cũng mất hết. Ông cụ bà cụ tôi đẻ bốn người con trai mất cả bốn, chỉ còn tôi người con trai thứ năm là còn sống sót duy nhất! Người anh đầu thì khoảng 15 tuổi là mất, người anh thứ hai khoảng 7, 8 tuổi, còn hai đứa em trai sau thì cũng chưa tới một năm thì mất. Còn năm người con gái thì còn đầy đủ hết. Hồi đó ba má tôi, và cả ông thầy bói cũng nói là tôi phải có một cái tật gì đó mới sống được, mà cái đó đúng, nên cái tay tôi bị tật như vậy tôi mới sống được. Ngày xưa nếu mà tôi không có cái tật này chắc tôi cũng đi luôn rồi!”.

“Đó là một loại bịnh mà thay vì xương nó biến thành sụn, thay sụn nó biến thành xương, phản ứng ngược lại đó làm cho cục bướu to lên như vậy. Sau khi qua đây tôi cắt cục đó đi vào khoảng năm 1979, 80. Nhưng tay tôi bị hư 75% rồi, tôi đánh đàn có ba ngón à, xưa nay tôi đánh có ba ngón thôi, nhưng mà ba ngón này nó cũng hư hết 75% rồi! Bây giờ đánh yếu lắm. Khi chơi đờn, tôi không đờn được như ngày xưa, tôi chỉ đánh có ba ngón nên bị hạn chế nhiều vì vậy tôi phải bỏ không chơi một số nhạc nữa, như violon tôi không chơi nữa… Từ hồi 70 thì hơi yếu, vì cái cục nó to quá nên đánh đờn bị vướng lắm, nhưng khi qua đây cắt thì yếu hẳn đi. Lúc tôi cắt đi họ bỏ vào trong “laboratoire” của UCLA (University of California Los Angeles) và khi hỏi người ta bảo là cả triệu trường hợp mới có một trường hợp như của tôi nên người ta cũng không nghiên cứu nhiều về chuyện này”.

“Ngày xưa quan trọng lắm chứ anh! Nhưng bây giờ tôi không biết tôi có đủ chân thành để tôi nói không, hay là có thật sự tôi tin chắc điều đó không. Bây giờ tôi thấy rằng nếu mình sợ mất một cái gì thì mình sợ ᴄhết. Tôi thấy bây giờ nếu mà hỏi tôi ᴄhết thì điều gì làm tôi hối tiếc? Tôi không thấy được điều đó. Tôi nghĩ là tôi cũng sợ ᴄhết, tôi cũng sợ ᴄhết như là ngày xưa tôi sợ ᴄhết vậy đó. Nếu nói là tôi không sợ ᴄhết thì tôi không dám tin là tôi nói thiệt hay tôi nói giả, tôi không biết điều đó.

Nhiều khi tôi ngồi tôi tự hỏi tại sao mình sợ ᴄhết? Chỉ vì lý do là mình sợ mất cái gì mình đang có. Chính vì mình sợ bị mất cái mình đang có, nên cái ᴄhết nó nguy hiểm lắm, nó quan trọng ghê gớm lắm. Hoặc là có nhiều điều mình phải làm mà chưa làm được. Mình nghĩ là ok, nếu bây giờ mình không làm được điều đó thì mình ân hận lắm. Hoặc mình không làm được điều đó thì nhắm mắt không được thì cái đó làm cho mình sợ ᴄhết. Cái ᴄhết nó cướp đi của mình cái điều đó.

Bây giờ tôi nghĩ rằng sự thật tôi đâu cần làm cái gì nữa đâu. Tôi thấy tôi không cần làm cái gì thật sự ghê gớm để phải làm, tôi không thấy cái đó! Tôi cũng không thấy cái gì tôi có mà nếu mất đi mà để tôi hối tiếc, không có gì để tôi hối tiếc hết. Tôi nghĩ con tôi bây giờ nó có cái đời sống của nó, người đàn bà hiện giờ sống với tôi, là người vợ tôi thì người ấy vẫn có cái đời sống của họ.

Tôi nghĩ rằng cuộc đời này không có cái gì miên viễn. Cái gì nó cũng có cái lúc của nó. Tuổi trẻ tôi có rồi; khi tôi nghĩ lại thì, ồ, cái tuổi trẻ đó thật là tuyệt vời. Tôi có tình yêu rồi, tôi có tình yêu này, tôi có tình yêu khác. Tôi có một giây phút này, có giây phút khác. Tôi có cái tuổi cắp sách đến trường, tôi có những lúc tôi tìm kiếm những gì trong đời sống. Có những lúc tôi có, những lúc tôi mất. Tôi thấy tôi có hết, mà có những cái tôi thấy enjoy ghê gớm lắm.

Nếu bây giờ nói, à, vì cái đó nó là cái gì tuyệt vời lắm nên mình phải tìm lại nó không thì nguy hiểm, cái đó thì tôi không stupid để làm. Ok!, đi, đi luôn đi! Nó có đó và nó mất rồi. Bây giờ khi nhìn sự việc như vậy thì tôi đâu có nghĩ là tôi phải mất cái gì đâu, tôi không nghĩ tôi phải sợ cái gì mà mất nó đâu!”.

“Không! Tôi không hối tiếc gì hết! Bây giờ tôi không nghĩ là đáng lẽ cái điều đó nó phải như thế này thay vì nó như vậy. Không! Không! Tôi không nghĩ như vậy! Đối với tôi không có chữ đáng lẽ. Nó phải như vậy, nó là như vậy rồi. Nó có đó, và nó mất đó. Giản dị thôi, không có gì hết. Tôi chỉ thấy có cái điều như thế này: tôi chỉ sợ một ngày nào đó khi tôi mở mắt ra tôi nhìn và tôi thấy không còn cái gì đẹp hết. Thấy mưa chán bỏ sừ! Thấy nắng chán muốn ᴄhết, làm nhạc thấy muốn khùng, muốn điên lên luôn… Tôi sợ cái đó ghê gớm lắm”.

Nhà báo Trường Kỳ thực hiện 1998

Exit mobile version