ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc

Nhạc sĩ Hoàng Trọng – Vua Tango

2019/08/17
in Bàn Tròn Âm Nhạc

Nhạc sĩ Hoàng Trọng tên thật là Hoàng Trung Trọng, sinh năm 1922 tại Hải Dương, Bắc Việt. Năm 1927, ông theo bố mẹ đến sống ở Nam Định.

Năm 1933, ông đã bắt đầu được học nhạc qua người anh ruột Hoàng Trung Quý. Từ năm 1937, Hoàng Trọng học nhạc tại trường Thày Dòng Saint Thomas Nam Định. Đến năm 1941, ông tiếp tục nghiên cứu âm nhạc qua sách vở và học hàm thụ từ Universelle de Paris.

Ngoài chuyện có khiếu về âm nhạc, từ thuở thiếu niên, Hoàng Trọng còn có khả năng tập họp, tổ chức ban ca nhạc. Đến năm 15 tuổi, ông đã tập họp các anh em trong gia đình như Hoàng Trung An và Hoàng Trung Vinh, các bạn như Đan Thọ, Đặng Thế Phong, Bùi Công Kỳ… thành một ban nhạc. Thuở ban đầu, ban nhạc không có tên, chỉ để giải trí và cũng để trình diễn giúp việc nghĩa. Nhưng đến năm 1945, khi Hoàng Trọng mở phòng trà Thiên Thai ở Nam Định, ban nhạc trình diễn mỗi tối ở đó và vì vậy lấy tên là ban nhạc Thiên Thai. Phòng trà và ban nhạc của Hoàng Trọng hoạt động đến khi chiến tranh Việt Pháp bùng nổ năm 1946. Thời gian ở Nam Định, ông cũng có mở một lớp dạy đàn vào năm 1940.

Chỉ một thời gian ngắn sau khi những nhạc sĩ đàn anh như Dương Thiệu Tước, Lê Thương, Nguyễn Văn Tuyên, Nguyễn Xuân Khoát… phổ biến những bài hát tiên phong của Tân Nhạc Việt Nam, Hoàng Trọng đã sáng tác bản nhạc Đêm Trăng năm 1938 khi ông vừa 16 tuổi.

Vì chiến tranh nên ông di chuyển khỏi Nam Định, qua Phủ Nho Quan, Phát Diệm và cuối cùng định cư tại Hà Nội năm 1947. Chính thời điểm này ông đã viết ra Phút Chia Ly, một nhạc phẩm Tango bất hủ, lời do Nguyễn Túc đặt lời:

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Lòng tê tái vương nhớ nhung
Người chinh phu với sầu đông
Thuyền không bến lắng trôi tới đâu
Đưa đón ai xa ngừng bến nào
Thầm reo rắc chi sầu nhớ….

Phải nói không nhạc sĩ Việt Nam nào viết Tango nhiều và viết Tango hay như Hoàng Trọng, do đó về sau này ông đã mệnh danh là “Vua Tango” qua những tác phẩm Tiếng Đàn Ai, Thu Qua, Cánh Hoa Xưa, Bên Sông Đưa Người, Lá Rụng, Mộng Ngày Hồi Hương, Thương Về Quê Cha, Tình Trăng, Bóng Trăng Xưa, Hương Yêu… và nhiều bản nổi tiếng như Phút Chia Ly, Mộng Ban Đầu, Mộng Lành, Đường Về, Đẹp Giấc Mơ Hoa, Tiễn Bước Sang Ngang, Em Còn Nhớ Không Em, Ngỡ Ngàng, Nhớ Hoài, Bắc Một Nhịp Cầu…

Những ngày hồi cư về Hà Nội, Hoàng Trọng đã liên lạc được với những nghệ sĩ của đài phát thanh như Mộc Lan, Minh Diệu, Mạnh Phát, Châu Kỳ… và do đó tác phẩm của Hoàng Trọng bắt đầu được phổ biến.

Cũng thời gian ở Hà Nội, ông đã viết và được nhà xuất bản Thế Giới ấn hành quyển Tự Học Hạ Uy Cầm do ông biên soạn theo kinh nghiệm dạy đàn trước kia.

Năm 1950, nhạc sĩ Hoàng Trọng gia nhập quân đội và là trưởng ban Quân Nhạc Bảo Chính Đoàn trình diễn mỗi tuần tại một vườn hoa cạnh Bưu Điện Hà Nội và trong chương trình Tiếng Nói Bảo Chính Đoàn của đài phát thanh Hà Nội. Khoảng thời gian này ông viết nhiều bài hát trong đó có Gió Mùa Xuân Tới, điệu Rumba:

Gió mùa xuân tới
Cánh đồng tươi thắm trong nắng vàng
Muôn bướm tung bay
Mang sắc tươi phô cùng trời sáng…

Ngoài Gió Mùa Xuân Tới, những bài hát Rumba hay những điệu khác như Bolero, Samba… về sau Hoàng Trọng sáng tác thêm là Nhớ Thương, Đường Về Dĩ Vãng, Thôi Đừng Lưu Luyến, Say Say Say, Vui Cảnh Mùa Hè, Trăng Lên, Nhịp Võng Ngày Xanh, Hương Đời Đẹp Tươi…

Năm 1953, tên tuổi ông nổi bật từ bản Nhạc Sầu Tương Tư, điệu Slow, hầu như được trình diễn mỗi ngày trên các đài phát thanh:

Chiều rơi cho lòng lạc loài chơi vơi
Ngày rơi ai buồn giây phút qua rồi
Thời gian luống phụ cho ai mãi đâu
Luống hận cho ai mãi đâu
Muôn kiếp u sầu…

Nhạc về nhịp điệu Slow được ông viết nhiều. Trước Nhạc Sầu Tương Tư, có Buồn Nhớ Quê Hương (được giải thưởng Âm Nhạc Bắc Việt 1952). Về sau Hoàng Trọng có thêm những bản hay như Bên Bờ Đại Dương, Tiếng Lòng, Nhớ Về Đà Lạt, Khóc Biệt Kinh Kỳ, Mộng Đẹp Ngày xanh…

Trong số những bản nhạc Hoàng Trọng sáng tác năm 1953 có Dừng Bước Giang Hồ, bản nhạc Pasodoble nổi tiếng như sau:

Chiều nay sương gió
Lữ khách dừng bên quán xiêu
Mơ màng nghe tiếng chuông chiều
Vương về bên quán tiêu điều

Vầng trăng hoen úa
Như lá vàng rơi cuối thu
Lững lờ soi mấy hàng cây
U sầu ta ngắm trời mây…

Những bản nhạc thuộc loại nhóm có nhịp điệu như Pasodoble, Fox và March của Hoàng Trọng có thể kể thêm là Chiều Về Thôn Xưa, Khúc Hát Mùa Chiêm, Hồn Thanh Niên…

Năm 1954, ông di cư vào Nam, chỉ một hai năm sau Hoàng Trọng đã sáng tác rất mạnh và có những ca khúc rất phổ thông.

Bản Ngàn Thu Áo Tím được đánh giá cao ở cả lời lẫn nhạc, do nữ sĩ Vĩnh Phúc viết lời, là một thành công nhất trong những bản nhạc valse của ông như sau:

Ngày xưa xa xôi em rất yêu mầu tím
Ngày xưa vô tư em sống trong trìu mến
Chiều xuống áo tím thường thướt tha
Bước trên đường thắm hoa
Ngắm mây chiều lướt xa…

Những bản luân vũ khác của Hoàng Trọng đã viết có thể kể Chiều Mưa Nhớ Bắc, Khúc Ca Mầu Xanh, Bạn Lòng, Lạnh Lùng…

Trong tổng số khoảng 200 bản nhạc, khá nhiều là nhạc tình yêu và quê hương do Hoàng Trọng sáng tác, ông chỉ đặt lời lấy cho độ 40 bản, còn lại ông để cho nhiều người khác viết lời cho những bài hát. Đó là Hồ Đình Phương, Hoàng Dương, Nguyễn Túc, Quách Đàm, Vĩnh Phúc…

Nhạc sĩ Hoàng Trọng viết nhạc cho rất nhiều phim Việt Nam kể cả những phim có tiếng như Xin Nhận Nơi Này Làm Quê Hương, Giã Từ Bóng Tối, Người Tình Không Chân Dung, Sau Giờ Giới Nghiêm, Bão Tình… Riêng nhạc của cuộn phim Triệu Phú Bất Đắc Dĩ, Hoàng Trọng đã được giải thưởng Văn Học Nghệ Thuật trong năm 1972-1973.

Nhạc sĩ Hoàng Trọng và ban Tiếng Tơ Đồng

Sau năm 1954, khi bắt đầu định cư ở miền Nam, Hoàng Trọng bắt đầu thành lập những ban nhạc trình diễn trên đài phát thanh Sài Gòn, đài Quân Đội, đài Tiếng Nói Tự Do và đài Truyền Hình Việt Nam. Những ban nhạc của ông hoạt động đến mãi 1975, có nhiều tên khác nhau như Hoàng Trọng, Tây Hồ, Đất Nước Mến Yêu… và nhất là từ năm 1967 – Tiếng Tơ Đồng, ban nhạc đại hợp xướng trình bày những nhạc phẩm đa số là nhạc tiền chiến có giá trị, với thành phần ca nhạc sĩ hùng hậu và tên tuổi của miền Nam Việt. Những ban nhạc này của nhạc sĩ Hoàng Trọng đã góp phần lớn lao vào đời sống tinh thần của người dân Việt.

Sau 1975, ông chỉ sáng tác vài bản nhạc và không phổ biến. Bản cuối cùng của Hoàng Trọng là Chiều Rơi Đó Em.

Năm 1992, Hoàng Trọng qua định cư tại Hoa Kỳ và ông đã qua đời năm 1998.

Nhạc sĩ Hoàng Trọng, “Vua Tango”, có một chỗ đứng cao quý trong Tân Nhạc Việt Nam.

Phạm Anh Dũng (Santa Maria, California, U.S.A.)

Tags: hoàng trọng
Share15TweetPin

Xem bài khác

Chuyện tình của nhạc sĩ Hoàng Trọng – “Ông vua nhạc tango”
Bàn Tròn Âm Nhạc

Chuyện tình của nhạc sĩ Hoàng Trọng – “Ông vua nhạc tango”

Nhạc sĩ Hoàng Trọng tên thật là Hoàng Trung Trọng, sinh năm 1922 tại Hải Dương. Ngay từ năm 16...

by admin
July 15, 2022
Cuộc đời và sự nghiệp của “ông vua tango” Hoàng Trọng – Một thời Tiếng Tơ Đồng
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của “ông vua tango” Hoàng Trọng – Một thời Tiếng Tơ Đồng

Nếu như ở địa hạt nhạc vàng, nhạc sĩ Trúc Phương được xưng tụng là "ông vua bolero", thì ở...

by admin
July 15, 2021
“Ngàn Thu Áo Tím” – Ca khúc nhạc valse bất tử của “ông hoàng tango” Hoàng Trọng
Cảm xúc âm nhạc

“Ngàn Thu Áo Tím” – Ca khúc nhạc valse bất tử của “ông hoàng tango” Hoàng Trọng

Trong làng nhạc trữ tình Việt Nam, nhạc sĩ Hoàng Trọng không chỉ nổi tiếng là "Ông vua tango" với...

by admin
May 30, 2021
“Tình Đầu” trong trẻo và khó quên của nhạc sĩ Hoàng Trọng: “Vườn lòng vừa hé hoa yêu đời…”
Bàn Tròn Âm Nhạc

“Tình Đầu” trong trẻo và khó quên của nhạc sĩ Hoàng Trọng: “Vườn lòng vừa hé hoa yêu đời…”

Ai từng yêu tiếng hát của nữ danh ca xinh đẹp, mỏng manh Ngọc Lan hẳn nhớ đến ca khúc...

by admin
May 25, 2021
Phần lời 1 ít người biết của ca khúc bolero “Trang Nhật Ký” của nhạc sĩ Hoàng Trọng
Bàn Tròn Âm Nhạc

Phần lời 1 ít người biết của ca khúc bolero “Trang Nhật Ký” của nhạc sĩ Hoàng Trọng

Nhạc sĩ Hoàng Trọng được xưng tụng là “ông vua tango” với rất nhiều bài hát trữ tình bất hủ...

by admin
July 16, 2019
“Cánh Hoa Yêu”: Câu chuyện về bài hát Bolero của “ông vua tango” Hoàng Trọng cùng nữ tác giả Vĩnh Phúc
Cảm xúc âm nhạc

“Cánh Hoa Yêu”: Câu chuyện về bài hát Bolero của “ông vua tango” Hoàng Trọng cùng nữ tác giả Vĩnh Phúc

Nhạc sĩ Hoàng Trọng được giới nghệ sĩ Miền Nam đặt cho danh hiệu là “Ông Vua Tango”. Thật là...

by admin
July 15, 2019
Next Post
Ca khúc “Đêm Ru Điệu Nhớ” (nhạc sĩ Hoàng Trang) – Chuyện tình của những dòng sông

Ca khúc "Đêm Ru Điệu Nhớ" (nhạc sĩ Hoàng Trang) - Chuyện tình của những dòng sông

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Nghệ sĩ Túy Phượng – Từ ngôi vị Hoa Hậu Đông Phương đến “Nữ hoàng nhạc Twist”

Làn sóng các ca sĩ hải ngoại đổ xô về Việt Nam hoạt động sau khi làng nhạc hải ngoại bị thoái trào

Những bài nhạc vàng nổi tiếng viết về xứ Thượng: Nỗi Buồn Châu Pha, Người Tình La Lan, Chuyện Tình Nàng Buram…

Đôi nét về nhạc sĩ Hồng Duyệt và ca khúc duy nhất: Đường Chiều – “Chiều xóa thành đô, thế nhân bàng hoàng…”

Những bài hát thiếu nhi quen thuộc ở miền Nam trước 1975

Cuộc hôn nhân hạnh phúc 50 năm của ca sĩ Phương Dung – Tình đầu là tình cuối

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Câu chuyện xung quanh một bài hát trước 75: “Có Phải Em Mùa Thu Hà Nội” (Trần Quang Lộc & Tô Như Châu)

Cuộc đời buồn của nhạc sĩ Tô Thanh Sơn – Tác giả “Chút Kỷ Niệm Buồn”: Chiều nao anh với em nép bên thềm mưa hai đứa xem…

Nhạc sĩ Ngọc Sơn và câu chuyện tình sâu đậm trong ca khúc “100 Phần Trăm” và “Nét Son Buồn”

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc Tiếng Xưa (Dương Thiệu Tước) – “Phai tàn một thời liệt oanh…”

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và ca khúc viết cho Khánh Ly: “Rơi Lệ Ru Người” – Thí dụ bây giờ tôi phải đi…

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Mất Nhau Rồi” (nhạc sĩ Giao Tiên)

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.