ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Cảm xúc âm nhạc

“Cánh Hoa Yêu”: Câu chuyện về bài hát Bolero của “ông vua tango” Hoàng Trọng cùng nữ tác giả Vĩnh Phúc

2019/07/15
in Cảm xúc âm nhạc
“Cánh Hoa Yêu”: Câu chuyện về bài hát Bolero của “ông vua tango” Hoàng Trọng cùng nữ tác giả Vĩnh Phúc

Nhạc sĩ Hoàng Trọng được giới nghệ sĩ Miền Nam đặt cho danh hiệu là “Ông Vua Tango”. Thật là một vinh hạnh hiếm hoi, khi trong giới văn nghệ mà lại được công nhận như một vị vua không ngai như vậy. Lý do khá dễ hiểu: Hoàng Trọng là người có nhiều ca khúc viết ở điệu Tango nhất. Bài nào cũng đặc sắc, mỗi bài một vẻ: Lạnh Lùng, Đường Về, Mộng Lành, Tiễn Bước Sang Ngang, Tình Đầu…

Nổi tiếng với điệu Tango như vậy, nhưng nhạc sĩ Hoàng Trọng vẫn có Ngàn Thu Áo Tím bất tử với điệu Valse, và thêm nữa là bài Cánh Hoa Yêu, Trang Nhật Ký với điệu Bolero. Một điều có thể ít người biết rằng cả hai bài hát Ngàn Thu Áo Tím và Cánh Hoa Yêu này, nhạc sĩ Hoàng Trọng đều chỉ viết nhạc, còn phần lời thuộc về tác giả Vĩnh Phúc. Trong khoảng 200 nhạc phẩm của Hoàng Trọng, ông chỉ tự đặt lời khoảng 40 bài, số còn lại được sự giúp đỡ của nhiều nhạc sĩ khác như Hồ Đình Phương, Hoàng Dương, Nguyễn Túc, Quách Đàm, Vĩnh Phúc…

Về tác giả Vĩnh Phúc, không có nhiều thông tin. Tuy nhiên có một nguồn thông tin cho rằng Vĩnh Phúc thực ra là một người phụ nữ, tên đầy đủ Lưu Thị Vĩnh Phúc, sinh năm 1937, con của Mục sư Lưu Văn Mão, vốn là người rất nổi tiếng về tài làm thơ. Ông từng xuất bản tập thơ “Nam sơn thi phẩm” năm 1971.

Sinh thời, nhạc sĩ Hoàng Trọng và Mục sư Lưu Văn Mão như đôi bạn tri kỷ, vẫn thường đàm đạo chuyện đời. Lưu Văn Mão là một mục sư nổi tiếng, ông có làm nhiều bài thơ, và nhiều bài giảng của ông hiện nay vẫn còn lưu giữ, truyền đạt.

Bà Thu Tâm (vợ sau của Nhạc sĩ Hoàng Trọng) cũng nhắc đến Mục sư Lưu Văn Mão như sau: ”Hoàng Trọng thường hay đến nhà Mục sư Lưu Văn Mão để hàn huyên, tâm sự và rất khâm phục đức tính vị mục sư nầy”.

Anh trai của bà Vĩnh Phúc là mục sư Lưu Văn Tường cũng là một người có tài làm thơ. Sống trong một gia đình có truyền thống như vậy, dễ hiểu vì sao bà Vĩnh Phúc đặt lời ca rất hay cho Cánh Hoa Yêu và Ngàn Thu Áo Tím. Khi nghe, xem kỹ lời lời nhạc của hai bài hát này, người ta có thể cảm thấy sự mềm mại rất phụ nữ mà nhiều bài hát khác không có. Cả hai bài hát này đều có điểm chung là nhắc về một màu tím mơ mộng, màu tím thủy chung của người con gái:

Xem bài khác

Ca khúc Kiếp Dã Tràng của nhạc sĩ Từ Công Phụng – Khi chuyện tình giống như loài dã tràng xe cát

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của bài hát “Nếu Một Mai Em Sẽ Qua Đời” (nhạc sĩ Phạm Duy)

Một hôm anh về em bâng khuâng đứng trông theo,
Hoàng hôn nâng niu bước đôi chân người em yêu…

Hoặc:

Từ khi yêu anh anh bắt xa màu tím
Sầu thương cho em mơ ước chưa kịp đến
Trời đã rét mướt cùng gió mưa
Khóc anh chiều tiễn đưa
Thế thôi tàn giấc mơ…


Click để nghe Thái Thanh hát Ngàn Thu Áo Tím

Bài hát Ngàn Thu Áo Tím vốn gắn liền với tên tuổi của nhạc sĩ Hoàng Trọng với tiếng hát Thái Thanh. Còn bài Cánh Hoa Yêu, sẽ có nhiều người không biết rằng người sáng tác ra bài Bolero tràn đầy tình cảm này cũng chính là nhạc sĩ Hoàng Trọng – ông vua của Tango.

Cánh Hoa Yêu được sáng tác vào khoảng đầu thập niên 1960, khi mà dòng nhạc vàng thể điệu bolero, rumba đang rất ăn khách. Dòng nhạc này dễ nghe, dễ đàn, phù hợp với phần đông công chúng thời bấy giờ. Nhiều nhạc sĩ thể loại nhạc âm hưởng tiền chiến đã chuyển sang viết một số bài nhạc vàng theo thị hiếu này, trong đó có Hoàng Trọng với tiêu biểu là Trang Nhật Ký (Giờ đây âm thầm bên trang nhật ký…) và Cánh Hoa Yêu.


Click để nghe bài hát Cánh Hoa Yêu qua tiếng hát Thanh Thúy trước 1975

Một hôm anh về em bâng khuâng đứng trông theo,
Hoàng hôn nâng niu bước đôi chân người em yêu
Em nhớ thương nhiều, lòng xao xuyến thêm nhiều
Hiu hắt sương mờ xuống tịch liêu

Rồi em đi nhặt hoa “pensée” ép trong thơ,
Thầm trao cho anh những khi tâm hồn bơ vơ
Khi gió sang mùa làm vơi lá bên hồ,
Hoa nói lên ngàn nỗi nhớ mong chờ

Có biết rằng: Tâm tư em một lần đầu tiên đã mến yêu
Có thấu rằng: Anh xa xôi còn lại mình em dưới sương chiều

Tìm nhau trong mầu hoa “pensée” tím chơi vơi,
Tìm nhau trong mơ, dắt nhau sang bờ yên vui
Thương nhớ xa vời
Gửi về chốn phương trời
Theo cánh hoa lòng đến bên người…

Chiều nay trong vườn hoa “pensée” bướm đua bay,
Chiều nay anh ơi, gió may như ngừng nơi đây
Hoa tím nơi này chờ anh đã bao ngày,
Anh có mơ mầu tím chiều nay.

Màu hoa tâm tình se duyên đôi lứa yêu nhau!
Một mai anh ơi có ly tan đừng quên nhau!
Hoa có phai màu, cuộc đời có u sầu
Xin nhớ câu thề lúc ban đầu

Nhớ mãi ngày anh đem hoa về tặng người yêu giữa giấc mơ .
Đã mấy mùa anh xa xôi để lại người yêu với mong chờ!

Tìm em như mầu hoa “pensée” ngát hương yêu,
Lòng em luôn mong giữ sao nguyên màu trung trinh,
Mong ước mơ thành,
Trời cho lứa đôi mình đi hái hoa đời kết tâm tình.

Tác giả đã mượn màu tím của hoa pensee để nói lên sự thủy chung chờ đợi của người con gái. Chỉ một lần gặp gỡ đầu tiên đã mến yêu. Người trai đã xa xôi mấy mùa nhưng người ở lại nguyện vẫn mong chờ, mong một ngày được “hái hoa đời kết tâm tình”.

Trong nhạc vàng miền Nam, có một số bài hát khác nữa nhắc đến cánh hoa pensee, như Mùa Pensee Nở (Có người nào không ngậm ngùi cho duyên kiếp khi nghe kể chuyện xưa, chuyện hoa Pensée đau thương và dang dở…) và Màu Tím Pensee (Màu hoa Pensée, màu hoa tình yêu hay hoa tím dở dang…). Cả 2 bài hát này đều của nhạc sĩ Ngọc Sơn (trước 75) và đều gắn bó với giọng hát Giao Linh.


Click để nghe Giao Linh hát Màu Tím Pensee

Đây là loài hoa có xuất xứ từ Pháp Quốc, mang sang Việt Nam những năm đầu thế kỷ 20, được trồng nhiều ở xứ lạnh như Đà Lạt. Ý nghĩa của loài hoa là sự nhớ nhung, tương tư trong tình yêu. Cánh Pensee hình tim nên dân gian tin rằng chúng sẽ là đại sứ làm lành mọi vết thương trong tình yêu và hi vọng về một mối quan hệ lâu dài, bền bỉ. Vì mang một ý nghĩa rất nên thơ như vậy, nên dễ hiểu rằng Pensee đã thi vào thi ca, và trở nên bất tử qua các bài hát nhạc vàng, đặc biệt là Cánh Hoa Yêu, với sự viết lời của nữ tác giả Vĩnh Phúc.

Đông Kha
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

Tags: hoàng trọng
Share527TweetPin

Xem bài khác

Chuyện tình của nhạc sĩ Hoàng Trọng – “Ông vua nhạc tango”
Bàn Tròn Âm Nhạc

Chuyện tình của nhạc sĩ Hoàng Trọng – “Ông vua nhạc tango”

Nhạc sĩ Hoàng Trọng tên thật là Hoàng Trung Trọng, sinh năm 1922 tại Hải Dương. Ngay từ năm 16...

by admin
July 15, 2022
Cuộc đời và sự nghiệp của “ông vua tango” Hoàng Trọng – Một thời Tiếng Tơ Đồng
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của “ông vua tango” Hoàng Trọng – Một thời Tiếng Tơ Đồng

Nếu như ở địa hạt nhạc vàng, nhạc sĩ Trúc Phương được xưng tụng là "ông vua bolero", thì ở...

by admin
July 15, 2021
“Ngàn Thu Áo Tím” – Ca khúc nhạc valse bất tử của “ông hoàng tango” Hoàng Trọng
Cảm xúc âm nhạc

“Ngàn Thu Áo Tím” – Ca khúc nhạc valse bất tử của “ông hoàng tango” Hoàng Trọng

Trong làng nhạc trữ tình Việt Nam, nhạc sĩ Hoàng Trọng không chỉ nổi tiếng là "Ông vua tango" với...

by admin
May 30, 2021
“Tình Đầu” trong trẻo và khó quên của nhạc sĩ Hoàng Trọng: “Vườn lòng vừa hé hoa yêu đời…”
Bàn Tròn Âm Nhạc

“Tình Đầu” trong trẻo và khó quên của nhạc sĩ Hoàng Trọng: “Vườn lòng vừa hé hoa yêu đời…”

Ai từng yêu tiếng hát của nữ danh ca xinh đẹp, mỏng manh Ngọc Lan hẳn nhớ đến ca khúc...

by admin
May 25, 2021
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nhạc sĩ Hoàng Trọng – Vua Tango

Nhạc sĩ Hoàng Trọng tên thật là Hoàng Trung Trọng, sinh năm 1922 tại Hải Dương, Bắc Việt. Năm 1927,...

by admin
August 17, 2019
Phần lời 1 ít người biết của ca khúc bolero “Trang Nhật Ký” của nhạc sĩ Hoàng Trọng
Bàn Tròn Âm Nhạc

Phần lời 1 ít người biết của ca khúc bolero “Trang Nhật Ký” của nhạc sĩ Hoàng Trọng

Nhạc sĩ Hoàng Trọng được xưng tụng là “ông vua tango” với rất nhiều bài hát trữ tình bất hủ...

by admin
July 16, 2019
Next Post
Phần lời 1 ít người biết của ca khúc bolero “Trang Nhật Ký” của nhạc sĩ Hoàng Trọng

Phần lời 1 ít người biết của ca khúc bolero "Trang Nhật Ký" của nhạc sĩ Hoàng Trọng

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Đôi nét về ca sĩ Ngọc Minh

Tiểu sử nhạc sĩ Trịnh Nam Sơn và những ca khúc nổi tiếng trong sự nghiệp: Dĩ Vãng, Con Đường Màu Xanh…

Tiểu sử nhạc sĩ Tùng Giang (1940-2009)

60 hình bìa tờ nhạc đẹp nhất được phát hành ở Saigon trước năm 1975

Câu chuyện về những “nhạc sư” trong làng nghệ thuật Việt Nam

Những chuyện tình của nhạc sĩ Y Vân qua lời kể của vợ và con gái

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Chuyện tình buồn của “Hoa trắng thôi cài lên áo tím”

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và ca khúc viết cho Khánh Ly: “Rơi Lệ Ru Người” – Thí dụ bây giờ tôi phải đi…

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Bài Không Tên Số 5” (Vũ Thành An) – Hãy cố yêu người mà sống, lâu rồi đời mình cũng qua

Phân tích ý nghĩa trường ca Hòn Vọng Phu (Lê Thương) – Phần thứ nhất: “Vui ca xang rồi đi tiến binh ngoài ngàn…”

Ca khúc “Nụ Cười Sơn Cước” của nhạc sĩ Tô Hải và hình ảnh những người “sơn nữ” trong tân nhạc

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.