ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc

Nhạc sĩ Hoài Linh – người viết nhạc vàng bay bổng và đầy chất thơ

2019/04/29
in Bàn Tròn Âm Nhạc
Nhạc sĩ Hoài Linh – người viết nhạc vàng bay bổng và đầy chất thơ

Nhạc sĩ Hoài Linh là một trong những nhạc sĩ nổi tiếng nhất của dòng nhạc vàng với nhiều bài hát bất tử. Ngoài những bài được sáng tác riêng như Căn Nhà Màu Tím, Áo Em Chưa Mặc Một Lần, Nhịp Cầu Tri Âm, Lính Nghĩ Gì, Cô Bé Ngày Xưa, Hai Đứa Giận Nhau… ông còn nổi tiếng với việc đặt lời hát cho nhạc của người khác như Biệt Kinh Kỳ, Về Đâu Mái Tóc Người Thương, Chuyến Tàu Hoàng Hôn, Sầu Tím Thiệp Hồng…

Những sáng tác của nhạc sĩ Hoài Linh không chỉ hấp dẫn khán giả bởi giai điệu lãng mạn mà lời ca cũng đầy ý nghĩa, sâu sắc. Vì vậy, nhạc sĩ Hoài Linh nổi tiếng là nhạc sĩ có tài đặt tựa bài hát và viết lời ca khúc hay nhất lúc bấy giờ. Lời ca của Hoài Linh được đánh giá là bay bổng, có vần có điệu. Mỗi lần soạn nhạc, ông viết ra giấy cả một lô danh từ hay tính từ cùng vần với câu trên để ông để lựa chọn. Nhiều nhạc sĩ đã nhờ ông viết lời nhạc của mình như Minh Kỳ, Tuấn Khanh, Song Ngọc, Mạnh Phát, Nguyễn Hiền…

Một ví dụ tiêu biểu cho cách đặt lời nhạc đầy chất thơ của nhạc sĩ Hoài Linh là bài Về Đâu Mái Tóc Người Thương – có thể xem là bài hát nhạc vàng được nhiều người hát nhất cả ở trong nước lẫn hải ngoại. Bài nhạc này có vần điệu như một áng thơ lãng mạn:

Hồn lỡ sa vào đôi mắt em
Chiều nao xõa tóc ngồi bên rèm
Thầm ước nhưng nào đâu dám nói
Khép tâm tư lại thôi
Đường hoa vẫn chưa mở lối

Đời lắm phong trần tay trắng tay
Trời đông ngại gió lùa vai gầy
Lầu kín trăng về không lối chiếu
Gác cao ngăn niềm yêu
Thì thôi mơ ước chi nhiều…

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns


Click để nghe Hoàng Oanh hát Về Đâu Mái Tóc Người Thương trước 1975

Danh ca Phương Dung chia sẻ: “Nhạc sĩ Hoài Linh có tài viết lời nhạc rất hay, dễ đi vào lòng người, mỗi câu từ đều có sự chau chuốt kỹ lưỡng. Trước khi đưa bài hát cho ai thể hiện ông đều chia sẻ cái ý sáng tác của mình để ca sĩ hiểu và truyền đạt rõ hơn, cảm xúc hơn”.

Nhạc sĩ Hoài Linh tên thật là Lê Văn Linh, sinh năm 1925 và qua đời ngày 30 tháng 4 năm 1995. Trước năm 1975, ông hoạt động trong đoàn văn nghệ Vì Dân (thuộc Nha Cảnh sát Quốc gia) với cấp bậc Trung úy dưới quyền điều khiển của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông. Ông còn có bút danh khác là Nguyên Lễ, Vọng Châu…

Bắt đầu sáng tác vào năm 1955, nhạc của Hoài Linh ảnh hưởng bởi lời ca các bài hát giai đoạn trước đó: lãng mạn và chưa vương khói lửa của ly loạn. Ca khúc nổi tiếng nhất của ông giai đoạn này là Em Ơi! Nếu Đừng Dang Dở.

Đầu thập niên 1960, ông chuyển sang dòng nhạc vàng và nhanh chóng nổi tiếng với nhạc phẩm Sầu Tím Thiệp Hồng (đồng tác giả với Minh Kỳ). Từ đó cho đến 1975, ông liên tục cho ra đời những tác phẩm được thính giả khắp nơi yêu thích.

Nhạc của Hoài Linh mang nhiều chủ đề, từ tình cảm đôi lứa như: Áo Em Chưa Mặc Một Lần, Thiệp Hồng Anh Viết Tên Em, Về Đâu Mái Tóc Người Thương, Giọt Lệ Vu Quy, Căn Nhà Màu Tím, Hai Đứa Giận Nhau, Nhịp Cầu Tri Âm, Chuyện Đêm Mưa…, đến chủ đề về người lính như: Xin Tròn Tuổi Loạn, Lính Nghĩ Gì, Lá Thư Trần Thế, Tám Nẻo Đường Thành…

Theo mô tả của nhạc sĩ Lê Dinh và nghệ sĩ Tâm Phan thì giữa ngoại hình và nội tâm của Hoài Linh tương phản lẫn nhau. Ông ăn mặc xuề xòa, lại có dáng con nhà võ, không giống với truyền thống tươm tất, lịch lãm của làng ca nhạc. Trong nhiều năm quen biết, nhạc sĩ Lê Dinh chỉ thấy ở Hoài Linh một kiểu ăn diện duy nhất, đó là áo sơ-mi bỏ ngoài quần. Thế nhưng khi ôm đàn, cầm bút viết lời ca cho các sáng tác của mình, cũng như của các nhạc sĩ bạn, Hoài Linh đã trở thành một con người khác.

Nhạc sĩ Hoài Linh là một trong những nhạc sĩ có nhiều bài hát nhạc vàng nổi tiếng nhất, nhưng lại cũng khá kín tiếng và khán giả biết rất ít thông tin về ông. Ngay cả năm sinh của ông cũng mỗi nơi ghi 1 thông tin khác nhau. Trong chương trình truyền hình trên đài Vĩnh Long hồi năm ngoái, những người con gái của nhạc sĩ đã chia sẻ một số thông tin về đời sống riêng tư của ông. Theo đó ông được mô tả là một người đàn ông của gia đình, vô cùng thương yêu vợ con. Ngoài việc là trụ cột về tài chính trong gia đình, nhạc sĩ Hoài Linh còn tự tay chăm sóc 8 người con rất chu đáo từ miếng ăn và giấc ngủ, đi chợ nấu cơm, không việc gì trong gia đình là ông không làm.

Gia đình nhạc sĩ Hoài Linh với 8 người con

Cũng trong chương trình này, con gái của nhạc sĩ Hoài Linh tiết lộ bài hát Thiên Duyên Tiền Định là một sáng tác của ông và lấy bút danh là Trang Dũng Phương. Tuy nhiên, có lẽ đây là một sự nhầm lẫn vì lúc sinh thời, cố nhạc sĩ Hoài An đã từng xác nhận Trang Dũng Phương là một bút danh khác của ông. Còn bài hát Thiên Duyên Tiền Định là một sáng tác chung của cả 2 nhạc sĩ Hoài An và Hoài Linh, được ký với 2 bút danh là Trang Dũng Phương và Nguyên Lễ, trong đó Trang Dũng Phương là Hoài An, còn Nguyên Lễ là Hoài Linh.

Con gái của nhạc sĩ Hoài Linh còn xác nhận một thông tin khác là ông có một bút danh nữa là Vọng Châu. Bút danh này được ghi trong 1 bài hát duy nhất, đó là sáng tác nổi tiếng được viết chung với nhạc sĩ Song Ngọc và ký tên là Song Ngọc – Vọng Châu, là bài hát Nó Và Tôi.

Ngoài bài hát này, nhạc sĩ Hoài Linh còn hợp tác cùng nhạc sĩ Song Ngọc hai bài hát rất nổi tiếng khác nữa là Một Chuyến Bay Đêm và Chúng Mình Ba Đứa. Hoàn cảnh sáng tác của những bài hát này cũng khá đặc biệt và sẽ được nhắc tới trong một bài viết khác.

Nếu nhắc đến những sáng tác nổi tiếng của nhạc sĩ Hoài Linh, chúng ta phải chia ra thành 2 loại: Một loại là các bài hát ông sáng tác một mình, một loại khác là ông viết lời cho nhạc của người khác. Dù ở loại nào thì nhạc sĩ Hoài Linh cũng vô cùng thành công với nhiều bài hát đi vào lòng người.

Những bài hát nổi tiếng được Hoài Linh sáng tác 1 mình:

  • Áo em chưa mặc một lần
  • Căn nhà màu tím
  • Cô bé ngày xưa
  • Hai đứa giận nhau
  • Lá thư trần thế
  • Lá thư không gửi
  • Lính nghĩ gì
  • Nhịp cầu tri âm
  • Những chuyến xe trong cuộc đời
  • Tám nẻo đường thành
  • Xin tròn tuổi loạn
  • Xuân muộn
  • Về đâu mái tóc người thương
  • …

Những bài hát viết lời:

Với Minh Kỳ:

  • Biệt kinh kỳ
  • Cánh buồm chuyển bến
  • Chuyến tàu hoàng hôn
  • Sầu tím thiệp hồng
  • Thương về xứ Huế
  • …

Nhạc sĩ Hoài Linh và Minh Kỳ – 2 nhạc sĩ thiên tài đã sáng tạo ra Chuyến Tàu Hoàng Hôn, Sầu Tím Thiệp Hồng

Với Song Ngọc:

  • Nó và tôi
  • Chiều thương đô thị
  • Chúng mình ba đứa
  • Đêm không còn buồn
  • Một chuyến bay đêm
  • …

Với Mạnh Phát:

  • Nỗi buồn gác trọ
  • Nhớ một người
  • …

Với Tuấn Khanh:

  • Hai kỷ niệm một chuyến đi
  • Nẻo đường kỷ niệm
  • Quán nửa khuya

Với Tấn An:

  • Đầu xuân lính chúc
  • Đèn đêm phố nhỏ

Ngoài ra còn có:

  • Chuyến đò không em (viết chung với Anh Phong)
  • Buồn vào đêm (với Thanh Sơn)
  • Chuyện đêm mưa (với Nguyễn Hiền)
  • Mười năm chuyện cũ (với Huỳnh Lâm)
  • Từ ngày tình bỏ ra đi (với Nhật Ngân)
  • Thiên duyên tiền định (với Hoài An)
  • …

Đông Kha – nhacxua.vn

Tags: hoài linh
Share3783TweetPin

Xem bài khác

Ca khúc “Lá Thư Không Gửi” của nhạc sĩ Hoài Linh và lần hát song ca hiếm hoi của ca sĩ Thanh Thúy
Cảm xúc âm nhạc

Ca khúc “Lá Thư Không Gửi” của nhạc sĩ Hoài Linh và lần hát song ca hiếm hoi của ca sĩ Thanh Thúy

Trong sự nghiệp âm nhạc lừng lẫy kéo dài đã hơn 60 năm của ca sĩ Thanh Thúy, khán giả...

by admin
April 30, 2021
Ca khúc “Sầu Tím Thiệp Hồng” (nhạc sĩ Hoài Linh & Minh Kỳ) và dấu ấn của đôi song ca Giao Linh – Tuấn Vũ thập niên 1990
Cảm xúc âm nhạc

Ca khúc “Sầu Tím Thiệp Hồng” (nhạc sĩ Hoài Linh & Minh Kỳ) và dấu ấn của đôi song ca Giao Linh – Tuấn Vũ thập niên 1990

Trong làng nhạc Sài Gòn đầu thập niên 1960, nhạc sĩ Hoài Linh nổi tiếng với biệt tài viết lời...

by admin
April 30, 2021
Ca khúc “Về Đâu Mái Tóc Người Thương” – Tuyệt phẩm nhạc vàng đẹp như tranh vẽ của nhạc sĩ Hoài Linh
Cảm xúc âm nhạc

Ca khúc “Về Đâu Mái Tóc Người Thương” – Tuyệt phẩm nhạc vàng đẹp như tranh vẽ của nhạc sĩ Hoài Linh

Nhạc sĩ Hoài Linh nổi tiếng từ thập niên 1950-1960 với rất nhiều những ca khúc có ca từ mượt...

by admin
April 30, 2021
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Hoài Linh (1925-1995) – Tác giả của Về Đâu Mái Tóc Người Thương, Sầu Tím Thiệp Hồng, Căn Nhà Màu Tím…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Hoài Linh (1925-1995) – Tác giả của Về Đâu Mái Tóc Người Thương, Sầu Tím Thiệp Hồng, Căn Nhà Màu Tím…

Trong hàng trăm nhạc sĩ danh tiếng của thể loại nhạc vàng, nếu kể tên những tên tuổi lớn nhất...

by admin
April 29, 2021
Hoàn cảnh sáng tác bài “Chuyến Tàu Hoàng Hôn” (Minh Kỳ & Hoài Linh): “Tà dương khuất trong sương là mỗi lần ngóng chờ…”
Cảm xúc âm nhạc

Hoàn cảnh sáng tác bài “Chuyến Tàu Hoàng Hôn” (Minh Kỳ & Hoài Linh): “Tà dương khuất trong sương là mỗi lần ngóng chờ…”

Trong tâm thức của nhiều người, nếu có hình ảnh nào mà khi nhắc tới là đều gợi lên một...

by admin
February 17, 2021
Những mùa Xuân buồn trong ca khúc “Xuân Muộn” của nhạc sĩ Hoài Linh – “Lại thêm Xuân nữa gieo nhẹ vào mái đầu…”
Cảm xúc âm nhạc

Những mùa Xuân buồn trong ca khúc “Xuân Muộn” của nhạc sĩ Hoài Linh – “Lại thêm Xuân nữa gieo nhẹ vào mái đầu…”

Nhắc đến mùa Xuân trong âm nhạc, người ta dễ liên tưởng đến cảnh sắc xuân thì lộng lẫy, lóng...

by admin
February 4, 2021
Next Post
Mối tình đầu lãng mạn và cuộc hôn nhân ít người biết của Hùng Cường năm 20 tuổi

Mối tình đầu lãng mạn và cuộc hôn nhân ít người biết của Hùng Cường năm 20 tuổi

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Anh Việt Thanh – Tác giả ca khúc “Vùng Lá Me Bay”

Khi ca sĩ Chế Linh hát nhạc của nhạc sĩ Tú Nhi

Nghe lại 20 ca khúc nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn qua giọng hát Khánh Ly

Bài phỏng vấn nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ năm 1963

Nhạc sĩ Anh Việt Thu – 20 năm sự nghiệp và những ngày tháng cuối đời

Chân dung những tiếng hát – Phương Hồng Quế – Tiếng ca đẹp mộng chinh nhân

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Ca khúc “Tình Hoài Hương” (nhạc sĩ Phạm Duy) và nỗi niềm của người ly hương

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của bài hát Mưa Hồng (Trịnh Công Sơn) – “Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ…”

Hoàn cảnh sáng tác bài hát “Lệ Đá” (Trần Trịnh – Hà Huyền Chi) và phần lời nhạc ít người biết đến

Cho Em Quên Tuổi Ngọc (nhạc sĩ Lam Phương) – Câu chuyện đằng sau một tuyệt tác

Ca khúc “Nụ Cười Sơn Cước” của nhạc sĩ Tô Hải và hình ảnh những người “sơn nữ” trong tân nhạc

Tác giả thật sự của bài hát Giã Từ – “tuổi đời chân đơn côi…”

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.