Giao Tiên

Giao Tiên là một trong những nhạc sĩ nhạc vàng nổi tiếng tại miền Nam Việt Nam trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 với khoảng 750 ca khúc trữ tình, quê hương. Ông sinh ngày 16 tháng 11 năm 1941 tại xã Tam Quan, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Hiện nay, Giao Tiên đang sinh sống cùng gia đình tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà, Việt Nam.

Từ năm 1960 đến năm 1962, ông học tại trường Trung học Huỳnh Khương Ninh và trường Trung học Trường Sơn ở Sài Gòn. Giai đoạn 1962-1964, ông bị cảnh sát chế độ cũ bắt vì nghi là thân cộng. Trong tù (1962), ông được một số thầy dạy nhạc. Sau này, vào năm 1972, Giao Tiên học hàm thụ và dự thính khoa sáng tác tại Đại Học Vạn Hạnh. Ông thành công nhờ có năng khiếu âm nhạc bẩm sinh và tự trau dồi kiến thức sáng tác.

Từ 1965 đến 1975, Giao Tiên phải đi quân dịch. Sự nghiệp sáng tác nhạc của ông khởi sự vào năm 1965 với ca khúc nổi tiếng đầu tiên (và cũng là ca khúc đầu tay) Phận Gái Thuyền Quyên (1970) được kí tên Giao Tiên & Nguyên Thảo. Hàng trăm ca khúc của ông được ra đời từ 1970–1975 và đã được phổ biến rộng rãi thông qua việc in ấn nhạc tờ rời, băng đĩa bán ra thị trường, phát thanh và truyền hình. Ngoài bút danh Giao Tiên, ông còn kí tên hàng loạt bút danh khác khi sáng tác như Dương Trung, Hoàng Hoa, Thảo Trang, Diễm Đào, Rạng Đông, Ngân Trang, Thu Anh, Kim Khánh, Xuân Hoà, Xuân Hậu, Hương Xuân,…

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Giao Tiên tạm ngừng sáng tác trong một khoảng thời gian rất dài. Năm 1975 ông đi xây dựng vùng KTM Bù Đăng, tham gia công tác địa phương (ĐB/HĐND xã, Trưởng Ban VHTT xã, Phó Ban Tài chính xã Đoàn Kết, huyện Bù Đăng, tỉnh Sông Bé). Năm 1985 Giao Tiên cùng gia đình về sống tại Đà Lạt cho đến năm 1990 thì chuyển về Cam Ranh, Khánh Hoà và định cư tại địa phương này cho đến nay.

Từ năm 1994, Giao Tiên bắt đầu viết nhạc trở lại. Từ đây ông dùng thêm bút danh là Dương Tiếng Thu. Giai đoạn 1994-1998, nhiều ca khúc đặc sắc lần lượt ra đời như Ai Có Qua Cầu, Mống Chuồn Chuồn và đặc biệt là chuỗi ca khúc về Cô Thắm (Cô Thắm Gặp Tình Nhân, Cô Thắm Theo Chồng,…). Các tác phẩm của Giao Tiên được thu âm bởi hàng loạt hãng sản xuất băng, đĩa trong và ngoài nước Việt Nam như Vafaco, Saigon Video, Rạng Đông, Trung tâm Băng nhạc Trẻ, Kim Lợi,…, Thuý Nga, Asia, Vân Sơn,… Giao Tiên cũng được biết tới như là một nhạc sĩ với nhiều ca khúc phổ thơ.

Năm 2000, Giao Tiên trở thành Hội viên Hội VHNT Khánh Hoà. Trong các năm 2000-2005, ông tham gia công tác địa phương như Chủ Tịch Mặt Trận Phường, Chủ Tịch Hội Khuyến Học Phương, Chủ Tịch Hội NCT Phường …(phường Ba Ngòi, thị xã Cam Ranh). Từ 2006 đến nay Giao Tiên thôi công tác, vẫn sáng tác đều đặn và chú tâm tổng hợp lưu trữ tác phẩm – in ấn xuất bản.

Nhận xét chung về tác phẩm, các ca khúc của Giao Tiên có giai điệu ngọt ngào thi vị, ý tứ bình dị, hồn nhiên, lời ca mộc mạc,… Tất cả đều mang âm hưởng dân ca và rất gần gũi với mọi tầng lớp người dân. Giao Tiên được người hâm mộ khen tặng là “Nhạc sĩ của Đồng Quê”

Giai đoạn trước ngày 30 tháng 4 năm 1975:
Anh hãy về đi (Ngân Trang)
Anh không muốn xa
Anh sẽ về thăm cố đô
Ba mươi năm đi tìm hoà bình
Ba tháng anh đi
Bạch Tuyết và bảy chú lùn
Bài ca nhớ lại
Biết yêu
Buồn thời gian
Chân thành
Chung tình
Chuyện bướm và người giữ vườn (Kim Khánh)
Chuyện người dưng
Chuyện ngày xưa
Chuyện tấm thẻ bài
Chuyện loài hoa chung tình
Chuyện tình sơn nữ Slaomy
Chọn mặt gửi vàng
Con gái của mẹ
Con trai của mẹ
Còn nhớ còn thương
Còn thương còn nhớ quê tôi
Cô Thắm ước gì là em
Cô Thắm về làng
Cô lái đò bến Giang Tân
Cuối trời đợi nhau
Cười cho quên
Dìu em đi dưới trời tình quê hương
Dỗ dành
Đám cưới nghèo (Thu Anh)
Đợi chờ
Đời chưa trang điểm
Đôi vợ chồng son
Đường trần
Đường sang nhà em
Đính ước
Điệu ru ca
Em đi rồi (Thảo Trang)
Em mong anh đến
Em vẫn chờ anh
Em yêu ai (Thảo Trang)
Giờ đại số
Giữa ta với người
Gửi người tôi yêu (Kim Khánh)
Hào hoa
Hình bóng người yêu
Hoa mới nở (Diễm Đào)
Hoàng tử trong mơ
Kiếp tơ tằm
Lại say
Lại nhớ người yêu (Hoàng Hoa – Thảo Trang)
Lời đầu năm cho con (Nguyên Thảo)
Lời tình viết vội (Thư ngoài biên trấn)
Lộc xuân
Lụy tình
Lý lẽ con tim (Diễm Đào)
Mãi tìm nhau (Thảo Trang)
Mai kia hoà bình (Nguyên Thảo)
Mất nhau rồi (Ngân Trang)
Một ngày đẹp nhất
Một thời để nhớ để yêu
Mũi tên yêu 1, 2
Mười hai năm sau
Ngày không son phấn
Ngày mai đám cưới người ta
Ngày về thăm Đà Lạt (Hoàng Hoa)
Ngẩn ngơ sầu
Người muốn tìm quên
Người thương hoa đào
Người yêu không đến
Như đoá phù dung (Diễm Đào)
Nhớ người yêu (Hoàng Hoa – Thảo Trang)
Nhớ rừng
Nhớ nhau trong đời (Hoàng Hoa – Thảo Trang)
Nếu mộng không thành
Nếu em là giai nhân
Nửa mặt người tình
Nỗi buồn đêm đông 2
Phận gái thuyền quyên (Nguyên Thảo)
Phận gái thuyền quyên 2 (Từ độ xa người)
Phận gái thuyền quyên 3 (Chôn vùi kỷ niệm)
Quán gấm đầu làng (viết chung với Vinh Sử)
Quán gấm đầu làng (ca khúc 2: Anh chưa thi đỗ)
Quán gấm đầu làng (ca khúc 3: Vinh quy bái tổ)
Quê hương bốn mùa
Rước dâu về làng (viết chung với Vinh Sử)
Sao em hững hờ (Ngân Trang)
Sao không còn yêu em
Say (viết chung với Y Vũ)
Sơn nữ sầu ai
Tạ ơn (Thảo Trang)
Tài tử bất đắc dĩ
Tấc đất tấc vàng
Tâm sự cho người (Rạng Đông)
Tấm thẻ bài rách tên
Thôi mà anh
Thức đêm mới biết đêm dài
Thôi mà anh
Thương đời hoa
Tình hồng tình ta (Nguyên Thảo)
Tình sử Huyền Trân
Tình người thiếu phụ
Tình đẹp mùa chôm chôm
Tình đơn côi
Trai anh hùng gái thuyền quyên
Túp liều tranh tim vàng
Tuổi 17 (Kim Khánh)
Tuyệt tình
Ước hẹn
Vâng lời mẹ
Về Sài Gòn nhớ Huế
Viễn khách (phổ thơ Xuân Diệu)
Vó ngựa trên đồi cỏ non
Vỡ mộng
Xin mẹ thương con
Yêu hoa trang trắng (Chuyện loài hoa thôn)
Yêu lầm
Yêu người như thể trời cao

Giai đoạn sau ngày 30 tháng 4 năm 1975:
Chuyện tình nơi làng quê
Đường qua thôn em 1, 2
Hai mươi năm tình đẹp mùa chôm chôm
Lần đầu nói dối
Mùa xuân hạnh ngộ

Exit mobile version