ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Xuất xứ bài hát

Mối tình đơn phương của nhạc sĩ Mặc Thế Nhân qua ca khúc Tương Tư 4: “Phải chi em đừng có chồng, và anh còn đơn côi…”

2021/06/18
in Xuất xứ bài hát
Mối tình đơn phương của nhạc sĩ Mặc Thế Nhân qua ca khúc Tương Tư 4: “Phải chi em đừng có chồng, và anh còn đơn côi…”

Trong làng âm nhạc, những nhạc sĩ chuyên viết tình ca thường luôn có những phút xao lòng, những đoạn tình “ngoài chồng ngoài vợ” như một cách để duy trì cảm hứng sáng tác. Có nhiều người không giữ được mình, sa đà vào cảnh 5 thê 7 thiếp, bỏ bê vợ con nhưng cũng có nhiều người chỉ coi đó như những cuộc phiêu lưu cảm xúc. Họ vay mượn những giây phút xao lòng và phóng đại nó lên để biến thành cảm hứng sáng tác chứ không hề tơ tưởng đổi thay. Trong số này phải kể đến nhạc sĩ Mặc Thế Nhân, giữ được gia đình êm ấm cho đến tận cuối đời cùng với người vợ đầu tiên và có với bà 8 người con chung.

Nhạc sĩ Mặc Thế Nhân

Nhạc sĩ Mặc Thế Nhân có sáng tác đầu tay khi vừa tròn 19 tuổi và kết hôn khi mới chỉ 24 tuổi. Kết hôn sớm như vậy nên tình trường của ông cũng không quá dày dặn trước hôn nhân. Rất nhiều những ca khúc của ông được cho là viết cho những bóng hồng khác mà ông có dịp gặp gỡ sau này. Ông từng thẳng thắn tâm sự:

“Chúng ta không thể rung động trước một cái cũ, một cái đã quen thuộc. Chỉ có cái mới, mới có thể tạo ra nhiều cảm xúc, tình yêu cũng vậy. Nói như thế không có nghĩa là nghệ sĩ thì được quyền sống buông thả, phụ nghĩa phụ tình, làm khổ vợ con. Vợ tôi là một người vị tha và biết cảm thông, nhưng cá nhân tôi cũng luôn tự ý thức về điểm dừng của mình để không ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình”.

Trong những phút xao lòng đó, đáng kể nhất là tình cảm (đơn phương) mà nhạc sĩ Mặc Thế Nhân dành cho nữ ca sĩ Trúc Mai, theo lời ông thì không có mối tình nào đẹp bằng.

Nữ ca sĩ Trúc Mai

Điều trớ trêu là họ gặp nhau khi cả hai đều đã có gia đình. Mặc Thế Nhân kết hôn năm 1963, Trúc Mai theo chồng năm 1965. Nhưng chàng nhạc sĩ trẻ vẫn nảy sinh tình cảm với người đẹp và viết đến 4 ca khúc cho mối “tương tư” này từ bài Tương Tư 1 đến bài Tương Tư 4, cho ra mắt vào khoảng đầu thập niên 1970. Nổi tiếng nhất là bài Tương Tư 4 với những lời ca da diết, sầu buồn:

Phải chi em đừng có chồng và anh còn đơn côi
Thì giờ đây em đâu buồn, anh đâu sầu, đâu lo lắng, đâu phân vân
Chiều qua ru em ngủ, chiều nay em theo chồng
thế hỏi lòng có buồn không? 

Xem bài khác

Hoàn cảnh sáng tác 2 ca khúc Đường Tình Đôi Ngả và Tình Nào Trong Mắt Em (nhạc sĩ Ngân Giang)

Ca khúc Kiếp Dã Tràng của nhạc sĩ Từ Công Phụng – Khi chuyện tình giống như loài dã tràng xe cát

Tiếc thương cũng rồi, đành thôi ván đóng thuyền
Còn đâu ước mơ gì cũng thế
Nhưng lỡ yêu rồi, em ơi biết bao giờ
lòng mới quên được người xưa, hỡi em? 


Click để nghe Sĩ Phú hát Tương Tư 4 trước 1975

Thoạt nghe qua lời hát, nhiều người sẽ ngỡ hai người đã qua lại với nhau nhưng thực chất đây chỉ là cảm xúc đơn phương từ phía nhạc sĩ Mặc Thế Nhân chứ ca sĩ Trúc Mai không hề có tình ý gì với ông. Và những lời ca được “phóng tác” dựa trên dòng cảm xúc của riêng nhạc sĩ Mặc Thế Nhân dành cho nữ ca sĩ.

Dù chỉ là một cuộc tình trong tưởng tượng, những lời ca vẫn vô cùng tự nhiên, trơn tru, thể hiện sự giằng xé, sầu buồn, lo lắng của những cuộc tình “ngoài luồng” nhưng cảm xúc thì vô cùng chân thực: “Chiều qua ru em ngủ, chiều nay em theo chồng, thế hỏi lòng có buồn không?” Một câu hỏi nhẹ nhàng nhưng cũng thật chua xót, đắng chát tận tâm can.

Sự bất lực, nuối tiếc hằn sâu trên từng lời ca, câu chữ: Nhưng lỡ yêu rồi, em ơi biết bao giờ, lòng mới quên được người xưa, hỡi em?.  

Phải chi em đừng có chồng và anh không là riêng ai
Thì ngày nay duyên đôi mình không âm thầm
không xa cách, không đau thương
Lòng anh không than thở, lệ em không chan nhòa,
những khi mình đến tìm nhau 

Tiếc thương cũng rồi, đành thôi ván đóng thuyền
Còn đâu ước mơ gì cũng thế
Nhưng lỡ yêu rồi, em ơi biết bao giờ
Lòng mới quên được người xưa, hỡi em? 

Không sa đà vào kể lể dài lòng, Tương Tư 4 chính xác là khúc hát tương tư, sầu muộn đi vào lòng người bằng giai điệu trữ tình, nhịp nhạc êm đềm, lời ca mơn man nhưng không kém phần sâu lắng, da diết. Và người thể hiện thành công nhất Tương Tư 4 không ai khác chính giọng hát trầm sâu, ấm áp của nam danh ca Sĩ Phú.

Bài: Niệm Quân
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

Tags: mặc thế nhân
ShareTweetPin

Xem bài khác

Nhạc sĩ Mặc Thế Nhân và cuộc tình buồn trong 2 ca khúc “Em Về Với Người” và “Cho Vừa Lòng Em”
Xuất xứ bài hát

Nhạc sĩ Mặc Thế Nhân và cuộc tình buồn trong 2 ca khúc “Em Về Với Người” và “Cho Vừa Lòng Em”

Khoảng cuối thập niên 1960, làng nhạc vàng xuất hiện một cái tên nhạc sĩ mới sáng tác ra những...

by admin
July 22, 2021
Nhạc Tờ

Trả Tôi Về – Mặc Thế Nhân

  Trả Tôi Về - Thanh Tuyền Trả Tôi Về - Thiên Trang  Xin Trả Tôi Về - Giáng Thu...

by phuongbuon
March 21, 2013
Mặc Thế Nhân
Nghệ sĩ

Mặc Thế Nhân

Mặc Thế Nhân tên thật là Phan Công Thiệt, sinh năm 1939 ở Gò Vấp - Sài Gòn trong một...

by admin
February 23, 2013
Next Post
Những bài nhạc vàng nổi tiếng bị ghi sai tựa đề – Phần 2: Em Là Tất Cả, Ngỏ Hồn Qua Đêm, Trả Tôi Về…

Những bài nhạc vàng nổi tiếng bị ghi sai tựa đề - Phần 2: Em Là Tất Cả, Ngỏ Hồn Qua Đêm, Trả Tôi Về...

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Nhạc sĩ Hoàng Giác và ca khúc Ngày Về: “Tung cánh chim tìm về tổ ấm…”

Cuộc sống hôn nhân hạnh phúc được nhiều người ngưỡng mộ của ca sĩ Thái Châu

Hoàng Oanh – Một đời âm nhạc (Phần 1 – 2: Tiếng hát và kỷ niệm)

Danh ca Khánh Ly và những cuộc tình trong đời

Cuộc đời và sự nghiệp nhạc sĩ Đoàn Chuẩn – Người nhạc sĩ của những mùa thu quyến rũ

Cuộc đời và sự nghiệp của “quái kiệt” Trần Văn Trạch (1924-1994)

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác “Nhớ Nhau Hoài” (Anh Việt Thu – Thiên Hà) – Em ở nơi nào, có còn mùa Xuân không em?

Nhạc sĩ Thanh Trang và “Tình Khúc Mùa Đông”

Nhạc sĩ Trần Quang Lộc và “Có Phải Em Mùa Thu Hà Nội” – Câu chuyện ít người biết về một ca khúc sáng tác trước 1975

Hoàn cảnh sáng tác 2 ca khúc Đường Tình Đôi Ngả và Tình Nào Trong Mắt Em (nhạc sĩ Ngân Giang)

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc Nắng Chiều: “Anh nhớ trước đây dáng em gầy gầy…”

Thi khúc và nhạc khúc “Ngậm Ngùi” (Huy Cận – Phạm Duy) – Nỗi đau của người anh trai thương em bằng trái tim của mẹ

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.