ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc

Lệ Thanh và Hà Thanh – Đôi “Song Thanh” nổi tiếng của nhạc vàng miền Nam

2019/05/05
in Bàn Tròn Âm Nhạc
Lệ Thanh và Hà Thanh – Đôi “Song Thanh” nổi tiếng của nhạc vàng miền Nam

Lệ Thanh thỉnh thoảng được nhắc đến với nhiều luyến tiếc vì cô là một giọng ca lẫy lừng của miền Nam từ giữa thập niên 50 đến giữa thập niên 60. Cô được biết đến như một người kín tiếng và sợ xuất hiện trước máy ảnh. Giữa Hà Thanh và Lệ Thanh thì Lệ Thanh là người đến trước nhưng Hà Thanh thì được nhắc đến nhiều hơn vì tuy cũng ngại ống kính, nhưng Hà Thanh ca hát đến tận cuối đời, tuy với một mức độ ngày càng giới hạn.

Ai đã từng nghe cả hai nghệ sĩ này hát đều công nhận cả hai có cách luyến láy rất đặc biệt và giống nhau. Hay nói một cách công bằng hơn là Hà Thanh chịu nhiều ảnh hưởng từ Lệ Thanh. Nhưng thật may cho người yêu nhạc, sự trùng hợp dừng lại ở đó vì họ tô điểm cho các ca khúc bằng những âm sắc và cảm xúc khác nhau.

Nói về chất giọng thì Hà Thanh là soprano, Lệ Thanh thì không. Nhiều người cho rằng ở giai đoạn cao điểm của thập niên 1960, giọng Hà Thanh là lyric soprano (theo định nghĩa là loại giọng soprano đầy đặn và có thể hát với dàn nhạc lớn), nhưng theo tôi thì giọng cô thuộc loại soubrette soprano vì nó rất mỏng và nhẹ (The voice has a lighter vocal weight than other soprano voices with a brighter timbre- Wikipedia).

Hàng ngồi, từ phải sang: nhạc sĩ Mai Trường, ca sĩ Lệ Thanh, nhạc sĩ Phạm Duy, ca sĩ Thanh Lan (của thập niên 50) và nhạc sĩ Lê Thương

Lệ Thanh thì là giọng nữ trung, tuy khỏe nhưng nasal/ nghẹt mũi và chính điểm này đã khiến cô trở nên đặc biệt khi so với những giọng ca nữ đương thời.

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

“Lệ Thanh và Thanh Thuý là 2 ngôi sao ăn khách nhất của các phòng trà và đại nhạc hội, có nguy cơ lấn át các bậc đàn chị như Thái Thanh, Thuý Nga, Ánh Tuyết. Nàng có một chất giọng nghẹt mũi thật đặc biệt, phát ra những âm thanh tựa như người bị nghẹt mũi mà giọng vẫn vang lộng và chắc nịch mê hoặc lòng người” (Hồ Trường An).

Khi phải vói lên những nốt nhạc ở ngoài âm vực của mình thì Lệ Thanh chuyển qua một loại giọng óc (head voice) bị yếu hẳn đi, nên có thể gọi là falsetto (giọng giả, nhiều người gọi là giọng mái). Trong khi đó, lúc lên cao, âm lượng của Hà Thanh vẫn không bị suy giảm mà còn thánh thót hơn vì nhờ vào những cái rung (vibrato) tuy kín đáo nhưng rất vững vàng. Ca sĩ Quỳnh Giao nhận xét về tiếng hát Hà Thanh: “Khi lên cao, giọng lồng lộng, thoải mái cho ta cảm tưởng chiếc diều phơi phới trên nền trời xanh ngắt”.

Về biểu cảm thì Lệ Thanh rất ngẫu hứng và kịch tính. Tác giả Hà Đình Nguyên viết: “…không hát liên tục một câu mà thường chia câu hát ra làm hai đoạn để ngừng và láy ở giữa câu rồi mới tiếp tục hát cho đến hết câu. Cô còn láy qua láy lại tiếng cuối của câu hát, tạo nên cảm giác mới lạ cho nhạc phẩm được trình bày. Đã vậy cô ưa chẻ từng câu hát, chỗ không phải ngừng thì cô ngừng. Chơi ngẫu hứng như thế nên nhiều khi ý nhạc sai lệch hẳn đi. Các nhạc sĩ nhăn nhó, nhưng khán giả cứ vỗ tay rần rần…”

Hà Thanh thì dường như đã rất yêu cách luyến láy của Lệ Thanh và học theo rất giống nhưng lại tiết chế hơn nên gần như không hề bay bổng quá xa bản nhạc gốc.

Từ trái sang: Lệ Thanh, Anh Bằng và Hà Thanh tại Hoa Kỳ trong thập niên 1990

Lệ Thanh và Hà Thanh, không biết do tình cờ hay cố ý, đã hát và thâu vào băng đĩa rất nhiều bài giống nhau, từ Anh Cho Em Mùa Xuân, Nhớ Một Chiều Xuân cho đến Tiễn Em, Tà Áo Tím…. Trong tiếng hát Lệ Thanh ta dễ dàng nghe những vỡ òa của cảm xúc. Với Hà Thanh thì thường là một tâm trạng chịu đựng và một phong cách nhẹ nhàng, quí phái. Hai giọng ca vừa nghe thoáng qua tưởng chừng giống nhau nhưng thực ra là hai tông màu khác nhau được dùng để điểm tô cho nhưng nốt nhạc thêm phong phú và đa dạng.

Tác giả Lê Hữu đã viết: “Hát đi chị Lệ Thanh! Mùa xuân đang đến, hát một bài nhạc xuân hay bài nào vui vui, một vài câu cũng được. Nhiều người đang muốn nghe chị hát.”

“Giọng ca trìu mến” nở nụ cười thật hiền, cất tiếng hát, khe khẽ:

Chiều nay hoa xuân bay nhiều quá…

Và người viết bài này cũng ước gì được nghe tiếng hát khe khẽ của ca sĩ Hà Thanh khi chiều nay, trong cơn bão Nor’easter, chỉ thấy Chiều nay mưa xuân bay nhiều quá…


Lệ Thanh hát Nhớ Một Chiều Xuân


Hà Thanh hát Nhớ Một Chiều Xuân

Nguồn: Trịnh Bối

Tags: hà thanhlệ thanh
Share448TweetPin

Xem bài khác

Đôi nét về ca sĩ Lệ Thanh – Nhớ về giọng hát một thời lừng lẫy
Bàn Tròn Âm Nhạc

Đôi nét về ca sĩ Lệ Thanh – Nhớ về giọng hát một thời lừng lẫy

Cho đến nay, vẫn còn có nhiều người nhắc đến ca sĩ Lệ Thanh với sự nuối tiếc và lưu...

by admin
March 10, 2021
Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Hà Thanh – Giọng oanh vàng xứ Huế
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Hà Thanh – Giọng oanh vàng xứ Huế

Trong nền tân nhạc Việt Nam giai đoạn trước năm 1975, danh ca Hà Thanh là một tên tuổi quan...

by admin
January 1, 2021
Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Hà Thanh – Chim họa mi xứ Huế
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Hà Thanh – Chim họa mi xứ Huế

Ca sĩ Hà Thanh tên thật là Trần Thị Lục Hà, sinh ngày 25/7 năm 1937 tại Liễu Cốc Hạ,...

by admin
August 11, 2019
Next Post
MC Nguyễn Ngọc Ngạn kể về chuyện nghề và công việc ở trung tâm Thúy Nga – Paris Ny Night

MC Nguyễn Ngọc Ngạn kể về chuyện nghề và công việc ở trung tâm Thúy Nga - Paris Ny Night

Comments 2

  1. Trung Hoang Chau says:
    4 years ago

    Ha Thanh and Le Thanh all very wonderful !

    Reply
    • Thuý Vy Trankiem says:
      4 years ago

      Bài viết không đúng lắm đâu. Cô Hà Thanh hát ở đài phát thanh Huế từ năm 1953 sau khi trúng tuyển hạng nhất cuộc tuyển lựa ca sĩ. Cô hát ở dài phát thanh Huế cho đến năm 1965 mới vào Sài Gòn. Cô hát trước khi cô Lệ Thanh hát ở phòng trà lâu lắm nhưng người Sài Gòn, nhủ Hồ Trường An, không biết đó thôi. Luyến láy của cô không hề thay đổi từ khi khởi nghiệp.

      Reply

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Nghe lại những ca khúc hay nhất trong sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (trước và sau 1975)

Nghe lại 10 ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Hàn Châu thu âm trước 1975

Tiểu sử ca sĩ Hà Thanh Xuân – Nữ ca sĩ khả ái của làng nhạc hải ngoại thập niên 2010

Nghe lại những bài hát quê hương hay nhất của nhạc sĩ Bắc Sơn

Đôi nét về nhạc sĩ Hà Phương và những ca khúc nhạc vàng nổi tiếng: Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ, Mùa Mưa Đi Qua, Em Về Miệt Thứ…

Nghe lại những bản nhạc trước 1975 hay nhất của Hoàng Oanh thu âm trước 1975

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Gợi giấc mơ xưa

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của “Bông Hồng Cài Áo” – Bài hát về Mẹ nổi tiếng nhất của nhạc Việt

Nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm và hoàn cảnh sáng tác “Gọi Người Yêu Dấu” – Mối tình oan trái ở xứ sương mù Đà Lạt

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc Dư Âm (Nguyễn Văn Tý) – Bài tình ca bất hủ sống cùng năm tháng

Nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương và hoàn cảnh sáng tác Thu Ca, Thương Hoài Ngàn Năm…

Ca khúc “Cho Người Tình Lỡ” và chuyện tình buồn như tiểu thuyết của nhạc sĩ Hoàng Nguyên: “Khóc mà chi yêu thương qua rồi…”

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.