ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home tản mạn

Ký ức về những trang sách được “thừa kế” ở bậc tiểu học năm xưa

2020/09/07
in tản mạn
Ký ức về những trang sách được “thừa kế” ở bậc tiểu học năm xưa

“Sách này còn dùng cho các niên-học sau, cho các em đến sau mượn, vậy các em đừng để ai vẽ gạch bậy-bạ. Các em đừng ghi-chú gì vào sách. Nếu cần lắm thì chỉ ghi rất nhẹ tay bằng bút chì để sau tẩu đi (ví-dụ như trong sách Toán)”

Đó là lời ngỏ trong một cuốn sách giáo khoa miền Nam được xuất bản trước năm 1975, khuyên học trò nên giữ gìn sách cẩn thận để các lớp sau có thể sử dụng lại. Một lời khuyên nhẹ nhàng, hữu ích và chân thành của nhà xuất bản giúp các em có ý thức tiết kiệm tiền bạc vì đó là công lao mồ hôi nước mắt của cha mẹ, vừa có thể giúp đỡ các đàn em không có điều kiện mua sách mới. Qua đó, cũng tỏ lòng tri ân những người thầy đã dày công biên soạn sách để dạy các em nên người.

Những dòng chữ này được lấy từ cuốn sách “Em Học Vần Lớp 5” (tức lớp 1 ngày nay) được in năm 1969. Dòng chữ này cũng được in ở những trang đầu tiên của sách học Việt ngữ của các lớp sau đó (lớp tư, lớp ba…). Bạn có thể xem thêm các trang khác của cuốn sách này ở cuối bài viết.

Tôi vẫn còn nhớ những năm học tiểu học của mình, hầu như không phải mua sách hay vở mới. Vì sách học đều được “tái sử dụng” đến đời thứ 3, sau anh (7 năm trước đó) và chị (3 năm trước đó), còn vở thì được lãnh thưởng nhờ thành tích học hành của năm trước hoặc là học kỳ trước, thường là dùng không hết. Ngay cả tấm bảng đen để tập viết bằng phấn tôi cũng được “thừa kế”, vì đó là tấm kim loại rất bền, có thể dùng được cả chục năm.

Tôi chỉ có được niềm vui dùng “đồ mới” khi được cha mẹ mua cho cái cặp mới, vì cặp của anh chị thì được chính anh chị sử dụng tiếp tục trong nhiều năm. Tôi vẫn nhớ lên cấp 2 vẫn dùng lại cái cặp màu đen của tiểu học, có cái nút gài bằng kim loại đã gỉ sét, mỗi lần mở cặp ra phải ấn mỏi tay mới nghe được tiếng “cạch” mở khoá. Tuy nhiên dù như vậy thì tôi vẫn còn rất may mắn, vì nhớ rằng có nhiều bạn thậm chí phải bỏ sách vở – bút viết vào trong một cái túi nilon để đi học.

Xem bài khác

Hoa Mimosa và dấu ấn Đà Lạt xưa trong thơ Nhất Tuấn

Sự khác biệt giữa Trung Thu xưa và nay qua loạt ảnh ngày xưa

Thời gian ngắn sau đó, vì cấp 2 phải mang nhiều sách vở hơn, nên tôi được phép giã từ cái cặp cũ còn sử dụng khá tốt để mua 1 cặp sách khác nhìn không trẻ con như cấp 1 nữa để sử dụng suốt thời cấp 2.

Tôi vẫn còn nhớ những cuốn sách của mình học lớp 1, lớp 2 ngày xưa, vì đã tồn tại qua 7 năm, dù được anh chị mình có ý thức giữ gìn lại, nhưng không thể tránh việc bị cũ sờn. Đôi khi cảm buồn vì ba mẹ đã sinh mình ra là con út nên không được tận hưởng “mùi sách mới”, vì tôi rất mê mẩn việc được lật từng trang sách còn lán bóng và được ngửi mùi thơm rất đặc trưng của những trang sách mới.

Đó là tâm tư bình thường của một đứa trẻ con lúc nào cũng mê có được quà mới, nhưng sau này nhớ lại, tôi lại thấy trân trọng những cuốn sách “tái sử dụng” như vậy, vì nó lưu giữ được biết bao nhiêu kỷ niệm qua nhiều thế hệ, những buồn vui của bước đầu chập chững học làm người của cả 3 anh em.

Rất nhiều năm sau đó, vô tình lật lại những trang sách đầu tiên trong hành trình học chữ của mình, tôi vẫn có nhiều bồi hồi xúc động, như là nhìn thấu lại được những quá khứ thần tiên thuở ấu thơ của mình.

Sau đây, xin đính kèm thêm những trang sách xưa đã gắn liền với thế hệ học sinh những năm thập niên 1980-1990:

      

—

Ngược về quá khứ trước đó 30-40 năm trước đó nữa, xin đăng lại một số trang sách học Việt ngữ của thế hệ tiểu học thập niên 1960-1970 sau đây:

Vy Hoàng – nhacxua.vn biên soạn
Hình ảnh từ fanpage Sách Đẹp và thuongmaitruongxua.vn

Share2740TweetPin

Xem bài khác

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Ngọc Chánh (Ban Shotguns) – Tác giả của Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang, Tuổi Biết Buồn…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Nhạc sĩ Ngọc Chánh, tên tuổi gắn liền với ban Shotguns trước 1975, đã vừa qua đời tại Nam California...

by admin
January 8, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)

Nhạc sĩ Lam Phương là một trong những tên tuổi nổi bật nhất của làng nhạc Sài Gòn trước năm...

by admin
December 22, 2022
Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi
Tin Tức

Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi

Nhạc sĩ Hà Phương, tác giả của những ca khúc nhạc vàng quen thuộc là Mưa Qua Phố Vắng, Mùa...

by admin
December 5, 2022
Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975

Ban nhạc nữ Ba Con Mèo được xem là ban tam ca nữ nổi tiếng nhất của nhạc Việt thời...

by admin
December 2, 2022
Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975

Nền nghệ thuật Cải lương Việt Nam giai đoạn những năm 1960 – 1970 sinh ra nhiều cặp đào –...

by admin
November 1, 2022
Thời thơ ấu và những năm đầu sự nghiệp của Như Quỳnh được kể lại qua bài báo năm 2000
Bàn Tròn Âm Nhạc

Thời thơ ấu và những năm đầu sự nghiệp của Như Quỳnh được kể lại qua bài báo năm 2000

Năm 2000, Như Quỳnh đã trải qua hơn 5 năm sự nghiệp ca nhạc ở hải ngoại. Quãng thời gian...

by admin
October 24, 2022
Next Post
Đặng Tuyết Mai – Dấu ấn mỹ nhân Sài Gòn qua loạt ảnh xưa

Đặng Tuyết Mai - Dấu ấn mỹ nhân Sài Gòn qua loạt ảnh xưa

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Hoài Linh (1925-1995) – Tác giả của Về Đâu Mái Tóc Người Thương, Sầu Tím Thiệp Hồng, Căn Nhà Màu Tím…

Băng Sơn Ca 11 – Tiếng hát Phương Dung – Băng nhạc chưa kịp phát hành của năm 1975

Bolero đang bị “sáng tạo” quá đà?

Danh ca Duy Trác – “đời lập từ những đêm hoang sơ…”

Đức Từ Dụ hoàng thái hậu và ca khúc “Cung Sầu Gia Thọ” của Như Quỳnh trên PBN129

Nghe lại đôi song ca Thế Sơn – Thủy Tiên cách đây 30 năm với ca khúc Anh Cho Em Mùa Xuân

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Nhạc sĩ Anh Bằng, nhà thơ Nhất Tuấn và bài thơ-bài hát “Hoa Học Trò” – Bây giờ còn nhớ hay không?

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Tình Cầm” (Hoàng Cầm – Phạm Duy) – “Nếu anh còn trẻ như năm cũ…”

“Bâng Khuâng Chiều Nội Trú” (Nguyễn Trung Cang) – Ca khúc nói thay nỗi lòng của sinh viên nội trú gần 30 năm trước

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Lầm: “Anh đã lầm đưa em sang đây, để đêm trường nghe tiếng thở dài…”

Ca khúc “Ai Nhớ Chăng Ai” và mối tình đầu đau thương của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ

Nhạc sĩ Hoàng Dương và hoàn cảnh sáng tác Hướng Về Hà Nội – “Hà Nội ơi, những ngày vui đã ra đi…”

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.