ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home tản mạn

Hoa Mimosa và dấu ấn Đà Lạt xưa trong thơ Nhất Tuấn

2021/08/04
in tản mạn
Hoa Mimosa và dấu ấn Đà Lạt xưa trong thơ Nhất Tuấn

Cùng với hoa sim, hoa phượng, hoa pensee… thì hoa mimosa cũng là loài hoa thường xuất hiện trong thơ và nhạc. Loài hoa màu vàng có vẻ đẹp mong manh này thường được thấy ở Đà Lạt, nên khi nhắc đến loài hoa này, ai cũng sẽ nghĩ đến miền đất lạnh cao nguyên Đà Lạt.

Trong nhiều bài hát có nhắc đến hoa mimosa, nổi tiếng nhất có lẽ là bài Mimosa của cố nhạc sĩ Trường Hải:

Năm xưa chốn này người quen biết nhau
Tặng hoa ngát hương ghi phút ban đầu…

Còn ở trong thơ, có thể nói rằng không có thi sĩ nào nhắc đến loài hoa vàng này nhiều bằng thi sĩ Nhất Tuấn. Không thể đếm hết số lượng bài thơ của ông có nhắc đến loài hoa này, nhưng chỉ tính riêng các bài thơ phổ nhạc thì đã có gần chục bài hát.

Thi sĩ Nhất Tuấn có 2 giai đoạn gắn bó với Đà Lạt. Đầu tiên là năm 1955, ngay sau khi di cư vào Nam ông đã theo học khóa 7 trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt. Sau khi ra trường và công tác qua nhiều vị trí khác nhau, đến năm 1970 thì ông được cử theo học lớp chỉ huy tham mưu cao cấp tại Đại học Quân sự Đà Lạt. Trong tập thơ Truyện Chúng Mình nổi tiếng của Nhất Tuấn, có rất nhiều bài thơ của ông lấy bối cảnh Đà Lạt, nhắc đến Đà Lạt sương khói có đồi sim, đồi thông, hồ Than Thở, và dĩ nhiên là không thể thiếu hoa Mimosa.

Xem bài khác

Sự khác biệt giữa Trung Thu xưa và nay qua loạt ảnh ngày xưa

Ký ức về những trang sách được “thừa kế” ở bậc tiểu học năm xưa

Đà Lạt thơ mộng của một trời thương nhớ, rất thích hợp để được chọn làm bối cảnh cho những chuyện tình, và có lẽ là thời đó, bất kỳ chàng khóa sinh trường võ bị nào cũng có cho mình một hoặc nhiều mối tình. Thi sĩ Nhất Tuấn cũng vậy, và vì đó là mối tình dang dở, nên ông luôn nhớ về Đà Lạt với nhiều luyến tiếc về một quãng thời gian tươi đẹp:

“Nhớ tám năm về trước
Khi còn là sinh viên
Học trong trường Võ bị
Nơi núi rừng cao nguyên

Dạo ấy em mười tám
Xinh đẹp hơn tiên nga
Tóc mây bồng vương trán
Môi cười tươi như hoa

Còn nhớ không ngày xưa
Đà Lạt buồn trăng mờ
Gió vàng trên nước biếc
Chim chiều bay bơ vơ”

Trong bài thơ Mimosa Thôi Nở (đã được nhạc sĩ Đan Thọ phổ nhạc), nhà thơ cũng nhắc về mối tình mong manh như loài hoa mimosa đó:

Mới bốn mùa thu qua
Mimosa vẫn nở
Sao mối tình đôi ta
Ai làm cho dang dở…

Hoa mimosa có nét đẹp mỏng manh như sương, như khói, đẹp nhưng dễ biến tan, giống như là cuộc tình:

Ai thoạt gặp đã vội vàng lẩn tránh
Trong mưa bay anh thờ thẫn ra về
Mimosa tràn ngập lối anh đi
Hoa hay chính mình đang tan nát…

Mối tình Đà Lạt đó của Nhất Tuấn rất có thể chớm nở trong một mùa Giáng Sinh nào đó, nên trong thơ ông, bên cạnh nhắc đến hoa mimosa thì còn tràn ngập không khí Noel. Ngoài ra, loài hoa mimosa cũng thường nở vào mùa thu và rộ lên sắc vàng vào mùa đông lạnh:

Lại một Noël nữa
Mấy mùa Giáng Sinh rồi
Anh ở đồn biên giới
Thương về một khung trời.

Chắc Đà Lạt vui lắm
Mimosa nở vàng
Anh đào khoe sắc thắm
Hương ngào ngạt không gian.

Đó là lời bài thơ Niềm Tin, đã được nhạc sĩ Anh Linh phổ thành ca khúc cùng tên, được nhiều danh ca trình bày trước 1975: Duy Trác, Khánh Ly, Thanh Lan, và Duy Khánh.


Click để nghe Duy Trác hát Niềm Tin trước 1975

Một bài thơ khác cũng có nhắc đến mimosa mùa Noel, đó là bài Mimosa Thôi Nở đã được nhạc sĩ Đan Thọ phổ nhạc, như đã nhắc đến:

Noel xưa anh nhớ:
Khi hãy còn yêu nhau
Nhà thờ nơi cuối phố
Thấp thoáng sau ngàn dâu

Anh chờ em đi lễ
Chung dâng lời nguyện cầu…


Click để nghe Duy Quang hát Mimosa Thôi Nở

Một bài thơ viết về Mimosa khác của Nhất Tuấn mang tên Truyện Cành Hoa Mimosa, đã được nhạc sĩ Hồng Vân phổ thành bài hát mang tên Chuyện Cành Hoa Mimosa. Nguyên tác bài thơ như sau:

Bỗng dưng nhận được cành hoa
Của người ở tận phương xa gửi về
Dẫu tên người ấy không đề
Sao mình vẫn nhớ hẹn thề ngày xưa

Ngày xưa hai đứa còn thơ
Chiều chiều đi học đứng chờ ngõ sau
Thẹn thùng trong lúc gặp nhau
Em nghiêng vành nón cúi đầu chào anh

Mimosa nở vàng cành
Thông reo, gió đuổi mây xanh cuối trời
Chúng mình bối rối nghẹn lời
Tóc em gió thổi, rối bời như mây

Quyến theo tà áo em bay
Nắng tà nhuộm má ai hây hây hồng
Định sau này kết vợ chồng
Định sau này lễ tơ-hồng như ai

Cần gì ông mối, bà mai?
(Chỉ lo nhà gái!)
Nhà trai sợ gì

Thề xưa theo gió bay đi
(Không vì nhà gái, không vì nhà trai)

Không vì ông mối, bà mai
Một mình nghe gió thở dài đêm đêm
Một đi vĩnh biệt cao-nguyên
Mimosa trả cho miền núi non

Làm gì có chuyện sắt-son
Thì thôi đừng dại mỏi mòn mắt trông
Người vui hạnh phúc bên chồng
Mình về gác trọ, sống trong mộng hờ

Tám năm xây mộng sông hồ
Cố quên trong những vần thơ nghẹn-ngào
Bây giờ hoa cũ người trao
Lòng không muốn nhận mà sao thật buồn.

Có thể thấy thơ của thi sĩ Nhất Tuấn không phải là lời thơ chải chuốt bóng bẩy, mà rất dung dị và bình dân, nên khi được phổ nhạc thì ca từ cũng dễ nhận được sự đồng cảm của công chúng.


Click để nghe Julie Quang hát Chuyện Cành Hoa Mimosa trước 1975

Xuất xứ loài hoa mimosa

Những du khách đến Đà Lạt vào khoảng thời thời cuối năm sẽ dễ dàng bị ấn tượng bởi màu vàng rực của cánh hoa tròn mỏng của loài hoa mimosa. Sau năm 1975, có một ca khúc của nhạc sĩ Từ Kiết Tường về loài hoa này cũng được nhiều người yêu thích:

Mimosa từ đâu em tới?
Mimosa vì sao em tới đất này?
Đà Lạt đồi nút chập chùng
Đà Lạt trời mây nước mênh mông…

Vậy hoa mimosa từ đâu mà đến xứ Đà Lạt?

Mimosa là loài cây thân gỗ, có thể có tán rộng đến 10m đối với cây trên 10 năm. Cành cây Mimosa có chi chít những nhánh nhỏ, lá kép hình oval, mặt dưới lá có màu trắng bạc như được phủ một lớp phấn trắng. Hoa Mimosa màu vàng có nhiều cánh nhỏ li ti giống như hoa mắc cỡ hoặc hoa bồ công anh, nở thành chùm trên một cành, tạo thành sắc vàng quyến rũ nao lòng người. Mimosa không có sắc đẹp rực rỡ như nhiều loài hoa khác, nhưng có hương thơm nhẹ nhàng, lưu luyến, để lại ấn tượng khó quên đối với du khách Đà Lạt.

Mùa hoa Mimosa nở là vào mùa thu hoặc đầu đông, khi những cơn mưa vùng cao nguyên đã dần ngớt. Hoa có thể nở hết trong mùa đông và tàn khi xuân đến. Khi đó sắc vàng của Mimosa mùa đông sẽ nhường lại cho sắc hồng của mai anh đào mùa xuân. Vì vậy trong bài hát Mimosa, nhạc sĩ Trường Hải đã viết:

Tình yêu đắm say nào có ai ngờ
Mộng vỡ khi xuân vừa sang

…

Xuân đi để nhớ cho ai một trời, một trời vấn vương,
Mà cánh hoa tàn l
àm vỡ tan bao mộng đời…

Ở Đà Lạt, hoa Mimosa có nhiều nhất ở Thung Lũng Tình Yêu, đặc biệt ở đèo Mimosa. Đây là đoạn đèo dài 10km mang tên loài hoa này, chạy song song với đèo Prenn có cảnh đẹp thơ mộng. Vào những ngày cuối đông, đi trên đoạn đèo này và bắt gặp sắc vàng nở rộ trên từng nhánh cây ven đường, cùng mùi hương phảng phất dịu dàng, đó là cảm giác rất khó tả đối với những du khách yêu sự thơ mộng của xứ sở Đà Lạt.

Hoa Mimosa có nguồn gốc từ nước Úc, gắn liền với câu chuyện tình yêu nồng nàn của đôi tình nhân ở đất nước này. Đó là một câu chuyện tình buồn dang dở, đôi tình nhân trẻ không thể sống bên nhau được nên hẹn gặp nhau ở một kiếp khác. Tại nơi họ nằm xuống trên một vùng núi cao, có loài hoa lấp lánh bung nở, khoe sắc vàng, tỏa hương thơm mát – đó chính là Mimosa – loài hoa tượng trưng cho tình yêu thầm kín và sự khiêm nhường.

nhacxua.vn biên soạn

ShareTweetPin

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương
Bàn Tròn Âm Nhạc

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Càng nhìn em yêu em hơn và yêu em mãi Dù phút êm đềm xa xưa nay đã đi vào...

by admin
March 9, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Ngọc Chánh (Ban Shotguns) – Tác giả của Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang, Tuổi Biết Buồn…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Nhạc sĩ Ngọc Chánh, tên tuổi gắn liền với ban Shotguns trước 1975, đã vừa qua đời tại Nam California...

by admin
January 8, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)

Nhạc sĩ Lam Phương là một trong những tên tuổi nổi bật nhất của làng nhạc Sài Gòn trước năm...

by admin
December 22, 2022
Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi
Tin Tức

Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi

Nhạc sĩ Hà Phương, tác giả của những ca khúc nhạc vàng quen thuộc là Mưa Qua Phố Vắng, Mùa...

by admin
December 5, 2022
Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975

Ban nhạc nữ Ba Con Mèo được xem là ban tam ca nữ nổi tiếng nhất của nhạc Việt thời...

by admin
December 2, 2022
Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975

Nền nghệ thuật Cải lương Việt Nam giai đoạn những năm 1960 – 1970 sinh ra nhiều cặp đào –...

by admin
November 1, 2022
Next Post
Hình ảnh đẹp của “thị xã Phan Thiết” thập niên 1960

Hình ảnh đẹp của “thị xã Phan Thiết” thập niên 1960

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Boléro ở xứ Huế

Nghe lại những ca khúc bất hủ của nhạc sĩ Nguyễn Hữu Thiết

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Hùng Lân – Tác giả của Khỏe Vì Nước, Việt Nam Minh Châu Trời Đông, Đêm Thánh Vô Cùng…

Cảm nhận âm nhạc – Bông Cỏ May của nhạc sĩ Trúc Phương: Cỏ may đan gấu chân tròn…

Nghe lại bản thu hiếm ca khúc “Chiến Sĩ Vô Danh” với giọng hát của giáo sư Trần Văn Khê vào năm 1950

Nhạc sĩ Y Vân, điệu twist, và định mệnh trong câu hát “60 năm cuộc đời”

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác bài hát “Lệ Đá” (Trần Trịnh – Hà Huyền Chi) và phần lời nhạc ít người biết đến

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Rong Chơi Cuối Trời Quên Lãng” (Hoàng Thi Thơ) – “Đời mình một mình một bóng – chênh vênh, lạc loài…”

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Anh Cho Em Mùa Xuân” (Kim Tuấn – Nguyễn Hiền)

“Bâng Khuâng Chiều Nội Trú” (Nguyễn Trung Cang) – Ca khúc nói thay nỗi lòng của sinh viên nội trú gần 30 năm trước

Phân tích ý nghĩa trường ca Hòn Vọng Phu (Lê Thương) – Phần thứ nhất: “Vui ca xang rồi đi tiến binh ngoài ngàn…”

Ý nghĩa và hoàn cảnh sáng tác của bài hát Mèo Hoang (Hàn Châu): ‘Có phải em về trong đêm nay…’

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.