ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Cảm xúc âm nhạc

Hoàn cảnh sáng tác bài hát ‘Về Quê Ngoại’ và những ký ức thời thơ ấu của nhạc sĩ Hàn Châu

2019/04/13
in Cảm xúc âm nhạc, Xuất xứ bài hát
Hoàn cảnh sáng tác bài hát ‘Về Quê Ngoại’ và những ký ức thời thơ ấu của nhạc sĩ Hàn Châu

Bài hát Về Quê Ngoại là một bài hát viết về quê hương rất nổi tiếng của nhạc sĩ Hàn Châu, thường được biết đến với câu hát đầu được ca sĩ hát như sau:

Anh xin mời em đi về miền quê xa lắc lơ
Nơi quê hương em có hàng dừa xanh
Có ngàn câu hò thắm tình dân tộc…

Tuy nhiên theo nhạc sĩ Hàn Châu, lời ca bên trên là hoàn toàn sai so với nguyên tác bài hát của ông viết năm 1974, được ca sĩ Duy Khánh hát đúng trong băng nhạc Nguyên Thảo 1974 như sau:


Click để nghe Duy Khánh hát

Anh xin mời em xuôi về miền Trung xa lắc lơ
Nơi quê hương anh có hàng dừa xanh,
Có ngàn câu hò thắm tình dân tộc.

Anh xin mời em đi về quê ngoại một lần thôi,
nơi anh chào đời Ngoại ru bùi ngùi
Ôi cha chết rồi con sống mồ côi…

Xem bài khác

Chuyện tình trong ca khúc “Tôi Ơi Đừng Tuyệt Vọng” (nhạc sĩ Trịnh Công Sơn) – Nỗi lòng của kẻ tuyệt vọng

Nhạc sĩ Hoàng Dương và hoàn cảnh sáng tác Hướng Về Hà Nội – “Hà Nội ơi, những ngày vui đã ra đi…”

Qua bao ngày thơ khói lửa tràn lan anh bỏ đi
Hơn hai mươi năm chẳng về làng xưa
Chắc ngoại đã già, tóc bạc da mồi.

Ôi quên làm sao kỷ niệm êm đềm của tuổi thơ
Anh mê từng mùa, cơn gió dật dờ
ru anh giấc nồng thiêm thiếp vào mơ

Đây là quê hương anh một giòng sông xanh nước chảy êm đềm.
Đây là bà ngoại anh sống đời buồn tênh trên mảnh vườn hoang
Hôm nay anh về vun lại hàng cau cho ngoại ăn trầu ngoại sống dài lâu
Cho anh lấy lại tuổi thơ ban đầu đã mất từ lâu

Em vui nhiều không khi mặt trời lên trên khóm tre
Con chim xinh xinh nó chuyền cành me,
xuống đậu sau hè uống giọt nắng hồng.

Em thương nhiều không
Lưng ngoại đã còng vì thời gian,
Quê hương ngoại buồn vì những ngày dài
Bôn ba kiếp người anh chẳng về quê

Trao đổi với người viết, nhạc sĩ Hàn Châu nói rằng ông không biết lý do vì đâu mà bài hát Về Quê Ngoại lại bị đổi lời nhiều và lung tung đến như vậy. Ngay câu hát đầu tiên, tác giả nhắc đến “xuôi về miền Trung”, tức là quê hương miền Trung ở Bồng Sơn – Bình Định, nơi ông sinh ra, nhưng lại bị ca sĩ đổi lời thành “đi về miền quê”.

Nhạc sĩ Hàn Châu cho biết, hầu hết các bài hát của ông được viết dựa trên nội dung do ông hư cấu và tưởng tượng ra, tuy nhiên bài hát Về Quê Ngoại là một trong những bài hát hiếm hoi mà ông viết về cuộc đời thật của mình.

Nói về hoàn cảnh sáng tác bài hát này, mắt ông rưng rưng như hồi tưởng lại hồi hơn 60 năm trước, nhớ về người bà ngoại yêu dấu đã một đời tần tảo cưu mang và vất vả nuôi nấng ông và các anh chị em.

Anh xin mời em đi về quê ngoại một lần thôi,
nơi anh chào đời Ngoại ru bùi ngùi
Ôi cha chết rồi con sống mồ côi…

Trong đoạn này, tác giả nhắc đến việc cha của ông qua đời khi còn rất trẻ, để lại bầy con 5 người mồ côi, ngay cả gương mặt cha ra sao ông cũng không thể nhớ được. Tuy nhiên câu hát này lại bị ca sĩ sau 75 hát thành: “Bao năm vất vả mưa nắng ngược xuôi…”, hoàn toàn không liên quan gì tới lời gốc của tác giả là: “Ôi cha chết rồi con sống mồ côi…”

Hàn Châu kể thêm, sau khi cha ông mất, mẹ phải vào nam để mưu sinh, ông sống với bà ngoại và có rất nhiều kỷ niệm về quê ngoại Bình Định. Đến năm 1961, khi được 14 tuổi thì ông cũng vào Nam sống ở Cầu Bông, tá túc ở nhà của chị ruột của mình, khi đó đã kết hôn với nhạc sĩ Thanh Sơn.

Sống xa quê hương, thương nhớ bà ngoại, ông viết bài hát này để ghi dấu kỷ niệm với vùng quê ngoại đã gắn bó thời thơ ấu, để tặng cho bà ngoại mà ông hết mực kính yêu.

Qua bao ngày thơ khói lửa tràn lan anh bỏ đi
Hơn hai mươi năm chẳng về làng xưa
Chắc ngoại đã già, tóc bạc da mồi.

Ở đoạn tiếp theo của bài hát, tác giả viết về hoàn cảnh tuổi thơ ông trải qua trong thời chinh chiến: “Qua bao ngày thơ khói lửa tràn lan anh bỏ đi…”, lại bị đổi lời thành một câu hát tương đối “sến”: “Qua bao ngày thơ kỷ niệm mộng mơ anh đã ghi…”

Đây là bà ngoại anh sống đời buồn tênh trên mảnh vườn hoang
Hôm nay anh về vun lại hàng cau cho ngoại ăn trầu ngoại sống dài lâu

Trong đoạn này của bài hát, nhạc sĩ Hàn Châu thể hiện niềm thương nhớ bà ngoại sống tuổi già trên mảnh vườn ngày cũ với hàng cau vẫn còn trong ký ức. Có thể thấy đoạn này không có hình ảnh nào là “nhạy cảm”, tuy nhiên cũng bị đổi lời một cách khó hiểu, để trở thành:

Đây là nhịp cầu tre nối liền hai thôn sớm nắng chiều mưa
Hôm nay anh về vun lại hàng cau tháng năm dãi dầu cằn cỗi già nua

Như vậy, từ bài hát viết về vùng quê hương miền Trung – Bình Định, đã bị ai đó sửa lại thành “nhịp cầu tre” ở vùng sông nước miền Tây, làm thay đổi cả bối cảnh mà tác giả viết trong lời gốc.

Ngoài việc bài hát Về Quê Ngoại bị thay đổi lời một cách nghiêm trọng, nhạc sĩ Hàn Châu cũng tỏ ý rất không hài lòng về việc bài hát này vốn được ông viết điệu ballade, được danh ca Duy Khánh hát rất êm đềm. Sau năm 1975, các ca sĩ trẻ lại đổi thành điệu cha cha cha để hát xập xình, không chỉ hát sai lời mà còn làm biến dạng cả giai điệu của bài hát.

Đông Kha
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

Tags: hàn châu
ShareTweetPin1

Xem bài khác

Nghe lại 10 ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Hàn Châu thu âm trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nghe lại 10 ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Hàn Châu thu âm trước 1975

Nhạc sĩ Hàn Châu tên thật là Lê Đình Nam, sinh ngày 1 tháng 1 năm 1947,  bất đầu sáng...

by admin
December 31, 2020
Tác giả thật sự của ca khúc “Hạ Thương”: Hạ ơi, ta xa nhau mấy mùa phượng rồi…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Tác giả thật sự của ca khúc “Hạ Thương”: Hạ ơi, ta xa nhau mấy mùa phượng rồi…

Những người yêu nhạc vàng có lẽ ai cũng từng nghe qua bài hát "Hạ Thương" của nhạc sĩ Hàn...

by admin
April 17, 2019
Ý nghĩa và hoàn cảnh sáng tác của bài hát Mèo Hoang (Hàn Châu): ‘Có phải em về trong đêm nay…’
Xuất xứ bài hát

Ý nghĩa và hoàn cảnh sáng tác của bài hát Mèo Hoang (Hàn Châu): ‘Có phải em về trong đêm nay…’

Nhắc đến “kỹ nữ”, người ta thường nghĩ tới thân phận của những cô gái bị coi khinh trong xã...

by admin
April 16, 2019
Nhạc Tờ

Ngõ Hồn Qua Đêm – Hàn Châu, Triết Giang

Ngõ Hồn Qua Đêm - Thanh Thúy Ngõ Hồn Qua Đêm - Hoàng Oanh Ngõ Hồn Qua Đêm - Phương...

by phuongbuon
March 8, 2013
Hàn Châu
Nghệ sĩ

Hàn Châu

Hàn Châu (sinh 1947) là một nhạc sĩ nổi tiếng trước 1975 đến nay với các ca khúc: Cây cầu...

by admin
February 23, 2013
Next Post
Hồ Con Rùa của Sài Gòn ngày xưa và Hồ ‘không có’ Con Rùa hiện nay

Hồ Con Rùa của Sài Gòn ngày xưa và Hồ 'không có' Con Rùa hiện nay

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Nghe nhạc từ “băng Akai” trước 1975 – Thanh âm vọng từ quá khứ

Tiểu sử ca sĩ Nhật Hạ – Người đẹp không tuổi của làng nhạc hải ngoại vào thập niên 1980-1990

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Lê Uyên Phương – Những bài hát mang dự cảm về tình yêu chia cách đã trở thành sự thật sau 20 năm

Chuyện tình nhạc sĩ Văn Cao – “Người tình duy nhất” trong đời của nhạc sĩ tài hoa

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Thi sĩ Kim Tuấn và loài “hoa vông rừng tuyết trắng” trong ca khúc “Những Bước Chân Âm Thầm”

Sự thật đằng sau bài nhạc thất tình nổi tiếng “Đoạn Tái Bút” của Chế Linh

Phân tích ý nghĩa trường ca Hòn Vọng Phu (Lê Thương) – Phần 3: Người Chinh Phu Về – Nguồn sử xanh âm thầm vẫn sống…

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Giọt Lệ Đài Trang” (Châu Kỳ) – Còn đâu lá ngọc cành vàng…

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Chờ Người” – Mối tình mộng tưởng và tuyệt vọng của nhạc sĩ Lam Phương

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc Sơn Nữ Ca (Trần Hoàn) – “Sơn nữ ơi, hoàng hôn xuống dần đợi chờ ai đây?”.

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê minh bằng lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh nhạc tiền chiến phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.