ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Xuất xứ bài hát

Hoàn cảnh sáng tác bài hát “Lệ Đá” (Trần Trịnh – Hà Huyền Chi) và phần lời nhạc ít người biết đến

2018/12/02
in Xuất xứ bài hát
Hoàn cảnh sáng tác bài hát “Lệ Đá” (Trần Trịnh – Hà Huyền Chi) và phần lời nhạc ít người biết đến

“Lệ Đá” là một nhạc phẩm có một hoàn cảnh sáng tác khá đặc biệt. Khác với các ca khúc nhạc phổ thơ khác, bài hát Lệ Đá có giai điệu nhạc được nhạc sĩ Trần Trịnh sáng tác trước, lời được thi sĩ Hà Huyền Chi soạn ra sau. Bài hát đã có sức sống mãnh liệt và được nhiều thế hệ yêu thích sau hơn 50 năm kể từ khi bài hát được ra đời.

Có một điều ít người biết, đó là bài Lệ Đá có 5 lời khác nhau chứ không chỉ có 1 lời như các ca sĩ đã hát từ trước đến nay.

Nhạc sĩ Trần Trịnh là một nghệ sĩ piano chuyên chơi đàn cho các phòng trà, vũ trường Sài Gòn cả trước và năm 1975, ông giỏi về giai điệu, nhưng có lẽ là không phải là người có thế mạnh về đặt lời, nên sau này đã cùng nhạc sĩ Nhật Ngân hợp thành nhóm Trịnh Lâm Ngân để sáng tác những ca khúc nhạc vàng hay cả về giai điệu lẫn lời ca, như là Qua Cơn Mê, Người Tình Và Quê Hương, Yêu Một Mình…

Cũng vì không giỏi đặt lời, nên nhạc sĩ Trần Trịnh sáng tác rất ít, và ca khúc nổi tiếng trong sự nghiệp của ông là Lệ Đá do một người khác viết lời, đó là Hà Huyền Chi – là nhà thơ, nhà văn và cũng là diễn viên xuất hiện trong nhiều cuốn phim nổi tiếng trước 1975.

Thông thường thì các nhạc sĩ thường phổ nhạc cho bài thơ có sẵn, riêng bài hát Lệ Đá được nhạc sĩ Trần Trịnh soạn ra giai điệu trước, sau đó thông qua một người bạn, ông nhờ nhà thơ Hà Huyền Chi đặt giúp lời.

Xem bài khác

Chuyện tình trong ca khúc “Tôi Ơi Đừng Tuyệt Vọng” (nhạc sĩ Trịnh Công Sơn) – Nỗi lòng của kẻ tuyệt vọng

Nhạc sĩ Hoàng Dương và hoàn cảnh sáng tác Hướng Về Hà Nội – “Hà Nội ơi, những ngày vui đã ra đi…”

Sau này Hà Huyền Chi kể lại, ban đầu ông từ chối vì “mù nhạc”, nhưng sau đó vì nể bạn ông đã đồng ý và mọi người cùng kéo nhau lên đài phát thanh để nghe Trần Trịnh ngồi vào Piano dạo một đoạn nhạc. Một giai điệu buồn ngất ngây dịu nhẹ rất tha thiết và ngọt ngào đó ngay lập tức gây ấn tượng với Hà Huyền Chi. Nhưng vì nhà thơ không biết nhạc lý, không đọc được ký âm nên họ cùng bàn nghĩ ra cách nhạc sĩ sẽ ký hiệu dưới các nốt nhạc; dấu 0 cho những từ không có dấu (bình thanh), dấu huyền cho những từ mang dấu huyền, hỏi, nặng, dấu sắc cho những từ mang dấu sắc và huyền.

Hà Huyền Chi viết:

“Tôi nghe Trần Trịnh đàn thêm vài lần nữa và cố gắng nhập tâm cái âm hương của bản nhạc. Sau đó tôi bắt đầu “chơi ô chữ”: đặt lời vào giai điệu có sẵn.

Kết quả ngoài sức tưởng tượng tôi, không biết bằng cảm hứng nào đó, tôi đã hòa được cái rung cảm đích thực của thơ tôi cho nhạc của Trần Trịnh:

“Hỏi đá xanh rêu bao nhiêu tuổi đời
Hỏi gió phiêu du qua bao đỉnh trời”

Lập tức tôi viết lời 2 cho Lệ Đá. Buổi trưa nắng gắt, dưới mái tôn thấp lè tè của quán cơm lính trong trại. Trên chiếc bàn bọc nhôm nóng bỏng, cáu bẩn, tôi thả hồn bay với Lệ Đá. Tôi viết thật dễ dàng, và khóc cũng dễ dàng với:

“Người đi, đi mãi không về
Thời gian xóa vội câu thề
Bóng anh nhạt nhoà bóng núi
Em với tình yêu trăng soi

Tượng đá kiên trinh ru con đợi chồng
Nhạc lá thu mưa hay chân ngựa hồng…”

Tôi cứ vừa viết vừa khóc như thế đó, như khi ngồi chép lại những dòng này…”

Ca khúc Lệ Đá với tiếng hát Nhật Trường đã làm mưa làm gió một thời Sài Gòn cuối thập niên 1960, từ vũ trường, phòng trà, quán xá đến khuê phòng.

Ngoài 2 lời nhạc đã được viết vào ngay lúc ban đầu, thi sĩ Hà Huyền Chi còn viết thêm 3 lời nữa vào các năm 1968, 1974 và 1992.

Đến năm 1971, đạo diễn Võ Doãn Châu lấy tên Lệ Đá đặt cho một bộ phim ông thực hiện, trong đó nhạc nền là bài Lệ đá do Khánh Ly hát. Cuốn phim Lệ Đá rất ăn khách và đoạt giải tại Đại hội điện ảnh lần thứ 3 năm 1971, góp phần làm cho bài Lệ Đá trở nên rất thịnh hành vào thời đó.

Nghe Lệ Thu hát Lệ Đá trước năm 1975 với 3 phần lời khác nhau:


Click để nghe Lệ Thu hát lời 1


Click để nghe Lệ Thu hát lời 2,3

Lời nhạc:

Lời 1

Hỏi đá xanh rêu bao nhiêu tuổi đời
Hỏi gió phiêu du qua bao đỉnh trời
Hỏi những đêm sâu đèn vàng héo hắt
Ái ân bây giờ là nước mắt
Cuối hồn một thoáng nhớ mong manh

Thuở ấy tôi như con chim lạc đàn
Xoải cánh cô đơn bay trong chiều vàng
Và ước mơ sao trời đừng bão tố
Để yêu thương càng nhiều gắn bó
Tháng ngày là men say nguồn thơ

Tình yêu đã vỗ cánh rồi
Là hoa rót mật cho đời
Chắt chiu kỷ niệm dĩ vãng
Em nhớ gì không em ơi

Mầu áo thiên thanh thơ ngây ngày nào
Chìm khuất trong mưa, mưa bay rạt rào
Đọc lá thư xưa một trời luyến tiếc
Nhớ môi em và mầu mắt biếc
Suối hẹn hò trăng xanh đầu non

Lời 2

Tượng đá kiên trinh ru con đời đời
Là nét đan thanh nêu cao tình người
Là ánh chiêu dương đẩy lùi bóng tối
Tháng năm xa trùng trùng sóng gối
Ngóng nhìn từ bát ngát chân mây

Bài hát ca dao theo tôi vào đời
Và giữ cho tim tôi xanh nụ cười
Nào biết trong em còn nhiều trống vắng
Trái yêu đương chỉ là trái đắng
Gã tật nguyền buông trôi niềm tin

Tình yêu đã vỗ cánh rồi
Là hoa rót mật cho đời
Chắt chiu kỷ niệm dĩ vãng
Em nhớ gì không em ơi

Tượng đá kiên trinh ôm con đợi chồng
Nhạc lá thu mưa hay chân ngựa hồng
Lệ đá tuôn rơi dòng dòng nối tiếp
Ngóng chinh phụ đời đời kiếp kiếp
Suối vọng tìm trăng xanh đầu non

Lời 3

Từ những đam mê xa trong cuộc đời
Từ những cơn vui tan theo nụ cười
Từ phút trao đi cuộc tình thứ nhất
giá băng khi tuổi hồng đã mất
dấu bèo chìm giữa sóng xa khơi

Giòng tóc mây thơ trên vai rũ mềm
Mười ngón tay em đan trong tủi phiền
Lời hứa cao bay cuộc tình cút bắt
Giấc mơ hoa đầu đời đã tắt
Có gì vừa trôi qua tầm tay

Người đi đi mãi không về
Thời gian xóa vội câu thề
Bóng anh nhạt nhòa bóng núi
Em với tình yêu trăng soi

Lạy Chúa ngôi ba nghe con nguyện cầu
Và giúp cho con quên đi tình sầu
Lời thánh ru êm giọt đàn thống hối
Chúa trên cao mỉm cười thứ lỗi
Những giọt đàn vang trong trời tin

 

 

Đông Kha (nhacxua.vn) biên soạn

Tags: trần trịnh
Share3186TweetPin

Xem bài khác

“Qua Cơn Mê” (Trần Trịnh – Nhật Ngân) – Khúc hòa bình ca đầy tính nhân bản
Bàn Tròn Âm Nhạc

“Qua Cơn Mê” (Trần Trịnh – Nhật Ngân) – Khúc hòa bình ca đầy tính nhân bản

Khi hiệp định Paris đang được đàm phán vào đầu thập niên 1970, niềm tin tưởng về một ngày thanh...

by admin
January 21, 2021
Đôi điều về bút danh sáng tác “Trịnh Lâm Ngân” của 2 nhạc sĩ Trần Trịnh và Nhật Ngân
Bàn Tròn Âm Nhạc

Đôi điều về bút danh sáng tác “Trịnh Lâm Ngân” của 2 nhạc sĩ Trần Trịnh và Nhật Ngân

Từ thập niên 1960, trong làng nhạc Việt lần đầu tiên xuất hiện một cái tên bút danh được ghép...

by admin
October 10, 2019
Trần Trịnh
Nghệ sĩ

Trần Trịnh

Trần Trịnh (1937 - 2012) tên thật là Trần Văn Lượng là một nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng và...

by admin
February 22, 2013
Next Post
Duy Khánh – Người lính già xa quê hương

Duy Khánh - Người lính già xa quê hương

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Tiểu sử ca sĩ Nguyên Khang – Một hiện tượng đặc biệt của dòng nhạc trữ tình hải ngoại

Cuộc đời và sự nghiệp của danh ca Thanh Thúy – Một tượng đài của dòng nhạc vàng

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Nhan sắc thời trẻ của Như Quỳnh hơn 30 năm trước qua loạt ảnh khi còn ở trong nước

Ca sĩ Hùng Cường: Từ nghệ sĩ tài hoa đến ngôi mộ nhỏ ven đường làng Bến Tre

Cuộc đời và sự nghiệp của danh ca Khánh Ly

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Chuyện tình nhạc sĩ Quốc Dũng – Bảo Yến và hoàn cảnh sáng tác “Bài Ca Tết Cho Em” (nhạc sĩ Quốc Dũng)

Hoàn cảnh sáng tác “Em Đến Thăm Anh Một Chiều Mưa” (nhạc sĩ Tô Vũ) – Tuyệt phẩm trữ tình lãng mạn của thập niên 1940

Ca khúc “Tình Hoài Hương” (nhạc sĩ Phạm Duy) và nỗi niềm của người ly hương

Nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên và ca khúc “Trăng Mờ Bên Suối” – Tuyệt phẩm lãng mạn dành cho mối tình đầu

Đêm đông…

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Tình Em Biển Rộng Sông Dài (nhạc sĩ Thông Đạt) – “Hoà bình ơi, tình yêu em như sông biển rộng…”

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê minh bằng lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh nhạc tiền chiến phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

Content Protection by DMCA.com

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.