ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc

Đôi điều về bút danh sáng tác “Trịnh Lâm Ngân” của 2 nhạc sĩ Trần Trịnh và Nhật Ngân

2019/10/10
in Bàn Tròn Âm Nhạc
Đôi điều về bút danh sáng tác “Trịnh Lâm Ngân” của 2 nhạc sĩ Trần Trịnh và Nhật Ngân

Từ thập niên 1960, trong làng nhạc Việt lần đầu tiên xuất hiện một cái tên bút danh được ghép từ nhiều nhạc sĩ cùng sáng tác, đó là Lê Minh Bằng, là nhóm 3 nhạc sĩ Lê Dinh, Minh Kỳ và Anh Bằng, họ đã sáng tác chung rất nhiều ca khúc nổi tiếng và được yêu thích cho đến nay. Khởi đầu là Đêm Nguyện Cầu, sau đó là hàng trăm ca khúc, tiêu biểu là Cô Hàng Xóm, Hai Mùa Mưa, Truyện Tình Lan Và Điệp, Chuyện Ba Mùa Mưa, Hồi Tưởng, Linh Hồn Tượng Đá…

Trong cùng thời gian đó, cũng có một nhóm nhạc sĩ sử dụng chung một bút danh sáng tác như vậy, và cho ra đời những ca khúc bất tử: Qua Cơn Mê, Người Tình Và Quê Hương, Mùa Xuân Của Mẹ, Yêu Một Mình, Thư Xuân Trên Rừng Cao, đặc biệt là Xuân Này Con Không Về… Đó là bút danh Trịnh Lâm Ngân, được ghép từ 3 cái tên Trần Trịnh, Lâm Đệ và Nhật Ngân.

Trong 3 cái tên này thì Trần Trịnh và Nhật Ngân là 2 nhạc sĩ đã khẳng định được tên tuổi trước đó, còn Lâm Đệ là người vô danh. Sau này, trên Paris By Night, nhạc sĩ Nhật Ngân kể lại rằng Lâm Đệ là con trai của chủ hãng đĩa Sóng Nhạc, chỉ đánh đàn chứ không biết sáng tác.

Nhạc sĩ Trần Trịnh và Nhật Ngân thời trẻ

Chủ của hãng đĩa Asia Sóng Nhạc vào thời điểm đó là ông Nguyễn Tất Oanh, và khi người viết gặp cô Hồng (vợ của nhạc sĩ Hoàng Trang), là con gái của ông Nguyễn Tất Oanh, thì cô Hồng cho biết ông Lâm Đệ không phải là con trai của ông chủ hãng Sóng Nhạc như lời nhạc sĩ Nhật Ngân đã kể, mà đó chỉ là sự hiểu lầm trong cách xưng hô, dẫn đến sự ngộ nhận của chính nhạc sĩ Nhật Ngân. Kể từ sau đó, 2 nhạc sĩ Trần Trịnh và Nhật Ngân hợp tác cùng nhau để viết nhạc, chứ không liên quan gì đến cái tên Lâm Đệ.

Nhạc sĩ Trần Trịnh

Ngoài ra, có nhiều ngộ nhận khác liên quan đến cái tên Trịnh Lâm Ngân này. Người người tưởng rằng Trịnh Lâm Ngân là một bút danh của nhạc sĩ Nhật Ngân. Sự thật, nhạc sĩ Nhật Ngân có sử dụng một bút danh khác khi sáng tác, đó là trong các bài hát Cám Ơn, Một Mai Giã Từ Vũ Khí… với bút danh Ngân Khánh, là tên người con của nhạc sĩ Nhật Ngân. Còn cái tên Trịnh Lâm Ngân không phải là bút danh của nhạc sĩ Nhật Ngân, mà là tên ghép chung của 3 người như đã nói ở trên.

Nhạc sĩ Nhật Ngân

Ngoài ra, còn có nhiều người lầm tưởng Trịnh Lâm Ngân là bút danh của ca – nhạc sĩ Duy Khánh. Có lẽ là vì cố danh ca Duy Khánh trình bày rất thành công các ca khúc của Trịnh Lâm Ngân nói chung, và của nhạc sĩ Nhật Ngân nói riêng: Xuân Này Con Không Về, Yêu Một Mình, Cám Ơn, Mùa Xuân Của Mẹ, Thư Xuân Trên Rừng Cao, Một Mai Giã Từ Vũ Khí…

Dưới đây là một số tờ nhạc bài hát được ký bút danh Trịnh Lâm Ngân:

Đông Kha
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Tags: nhật ngântrần trịnh
Share1688TweetPin

Xem bài khác

Quãng đời sóng gió của vợ chồng nhạc sĩ Nhật Ngân và cái kết có hậu sau nhiều năm xa cách
Tin Tức

Quãng đời sóng gió của vợ chồng nhạc sĩ Nhật Ngân và cái kết có hậu sau nhiều năm xa cách

Năm 1969, ở tuổi 27, nhạc sĩ Nhật Ngân kết hôn với cô Ðinh Thị Nương, một nữ quân nhân...

by admin
January 21, 2021
“Qua Cơn Mê” (Trần Trịnh – Nhật Ngân) – Khúc hòa bình ca đầy tính nhân bản
Bàn Tròn Âm Nhạc

“Qua Cơn Mê” (Trần Trịnh – Nhật Ngân) – Khúc hòa bình ca đầy tính nhân bản

Khi hiệp định Paris đang được đàm phán vào đầu thập niên 1970, niềm tin tưởng về một ngày thanh...

by admin
January 21, 2021
Cảm nhận về ca khúc “Rước Xuân Về Nhà” (Nhật Ngân) – “Mẹ hay chăng mùa Xuân vui đã sang…”
Cảm xúc âm nhạc

Cảm nhận về ca khúc “Rước Xuân Về Nhà” (Nhật Ngân) – “Mẹ hay chăng mùa Xuân vui đã sang…”

Trong những nhạc phẩm viết về mùa xuân, hình ảnh gia đình, quê hương, xứ sở,... luôn có một vị...

by admin
January 13, 2021
Cảm nhận về ca khúc “Ta Đã Gặp Mùa Xuân” (Trầm Tử Thiêng – Nhật Ngân) – “Ta đã có mùa xuân ta chờ đợi…”
Cảm xúc âm nhạc

Cảm nhận về ca khúc “Ta Đã Gặp Mùa Xuân” (Trầm Tử Thiêng – Nhật Ngân) – “Ta đã có mùa xuân ta chờ đợi…”

Trong một lần hiếm hoi nhạc sĩ Nhật Ngân sáng tác chung với nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, họ đã...

by admin
January 13, 2021
Ca khúc “Lời Đắng Cho Cuộc Tình” và chuyện tình tuyệt vọng của danh ca Duy Khánh
Cảm xúc âm nhạc

Ca khúc “Lời Đắng Cho Cuộc Tình” và chuyện tình tuyệt vọng của danh ca Duy Khánh

Trước năm 1975, ca nhạc sĩ Duy Khánh rất thân thiết với nhạc sĩ Nhật Ngân. Có thể họ không...

by admin
November 4, 2020
Ca khúc “Tôi Đưa Em Sang Sông” (Nhật Ngân – Y Vũ) – Một chuyện tình trong gió mưa
Cảm xúc âm nhạc

Ca khúc “Tôi Đưa Em Sang Sông” (Nhật Ngân – Y Vũ) – Một chuyện tình trong gió mưa

Tôi rất thích ca khúc Tôi Đưa Em Sang Sông của nhạc sĩ Nhật Ngân - Y Vũ. Chẳng phải...

by admin
December 6, 2019
Next Post
Chuyện đời thường của Du Tử Lê qua lời kể của gia đình

Chuyện đời thường của Du Tử Lê qua lời kể của gia đình

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Chuyện tình ca sĩ Giao Linh

Bút ký Trúc Mai – Đời sống văn nghệ ở Saigon thập niên 1950 – 1960

Bài hát “Huế Xưa” là của nhạc sĩ Châu Kỳ hay của nhạc sĩ Anh Bằng?

Nhà văn Bình Nguyên Lộc và câu chuyện Đò Dọc: “Có một gia đình trung lưu trí thức…”

Bộ sưu tập hình ảnh của nữ ca sĩ xinh đẹp Băng Châu qua thời gian

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ – nhạc nổi tiếng “Trúc Đào” của Nguyễn Tất Nhiên và nhạc sĩ Anh Bằng – Chiều xưa có ngọn trúc đào…

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Ca khúc “Bà Mẹ Quê” của nhạc sĩ Phạm Duy – Nhớ về những người mẹ tần tảo ở quê xưa

Ca khúc “Bài Tình Ca Mùa Đông” (Trầm Tử Thiêng) – Cuộc tình 10 năm chìm trong giá băng mùa đông

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc Căn Nhà Xưa (nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn) – “Em có nhớ căn nhà xưa bên khu vườn cải…”

Ca khúc “Về Đâu Mái Tóc Người Thương” – Tuyệt phẩm nhạc vàng đẹp như tranh vẽ của nhạc sĩ Hoài Linh

Ca khúc “Mùa Thu Chết” (Phạm Duy) và và giọng hát Julie Quang tròn nửa thế kỷ trước

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Mùa Xuân Đó Có Em” (Anh Việt Thu) – Nếu chiều nay lỡ hẹn không về…

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.