ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Tin Tức
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Chân dung những tiếng hát
    • Ca từ trong nhạc xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
  • Nghệ sĩ
    • Nhạc sĩ
    • Ca sĩ
  • Nhạc Tờ
  • Saigon Xưa
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Nghệ sĩ

Họa Mi

2013/02/28
in Nghệ sĩ, Tiểu sử ca sĩ
Họa Mi

Họa Mi yêu ca hát từ nhỏ và rất được sự khuyến khích của mẹ: “Nếu sợ ba con rầy thì con cứ hát nhỏ nhỏ cho má nghe cũng được”, đó là lời Họa Mi tâm tình trên video Paris By Night Thúy Nga. Sinh ngày 1 tháng 5 năm 1955, Họa Mi tốt nghiệp trường Quốc Gia Âm Nhạc ở Việt Nam và được sự hướng dẫn về nghệ thuật của Nhạc Sĩ Hoàng Thi Thơ.

Rời Việt Nam năm 1988, Hoạ Mi được nhiều cơ hội tham gia tích cực vào những sinh hoạt văn nghệ hải ngoại và đã từng trình diễn ở rất nhiều quốc gia: Pháp, Đức, Bỉ, Thụy Sĩ, Đan Mạch, Hòa Lan, Na Uy, Úc, Nhật Bản, Anh, Hoa Kỳ và ngay cả Liên Sô (trước 1988).

Trong phong thái trình diễn rất nhẹ nhàng thoải mái, với tiếng hát ấm và trong, Họa Mi đã từng làm say mê khán thính giả trong những ca khúc trữ tình lãng mạn. Nhạc phẩm “Đưa Em Xuống Thuyền” của Nhạc Sĩ Hoàng Thi Thơ đã được Họa Mi lựa chọn để trình diễn trong lần đầu tiên ra mắt khán thính giả tại nhà hàng Maxim’s Sài Gòn. Những ai đã từng ái mộ tiếng hát Họa Mi chắc không thể quên được nhạc phẩm “Em Đi Rồi” của nhạc sĩ Lam Phương đã được Họa Mi trình bày một cách xuất sắc, chừng như tiéng nức nở nghẹn ngào của từng âm thanh rung động trên vành môi, người ca sĩ đáng yêu kia đã gởi gấm đâu đây một phần đời của chính mình? Họa Mi yêu màu trắng và thích nhấn con số 8 (đây là con số “Phát tài” theo sự tin tưởng của người Trung Hoa). Cho đến nay, Họa Mi đã xuất hiện rất nhiều trên băng Paris By Night cũng như đã thâu băng và CD. Ngoài ra, cô còn cộng tác với 1 số vũ trường tại Paris. Đối với Họa Mi, trong tình yêu, sự thành thật là yếu tố quan trọng hàng đầụ Họa Mi cho rằng được có một mái ấm gia đình là cả một hạnh phúc lớn, còn về cuộc đời, Họa Mi thấy rất ngắn ngủi và mong manh.

Họa Mi tên thật là Trương Thị Mỹ. Cũng theo bài báo này, Họa Mi trước đây lập gia đình và có con với một nhạc sĩ tại SG. Tuy nhiên, nhạc sĩ này về sau không may bị khiếm thị. Do đó, nhằm mục đích có đủ tài chính để giúp chồng chữa mắt, Họa Mi đã quyết định ở lại Pháp vào khoảng năm 1988 trong một chuyến lưu diễn tại nước này giữa lúc tài năng của Họa Mi đang nở rộ và đang là ca sĩ hàng đầu của SG nói riêng và của cả nước nói chung lúc bấy giờ.

Nhiều người có nhận xét rằng Họa Mi rất đẹp không những trên sân khấu mà kể cả ở ngoài đời và cô có một giọng hát trong, thánh thót ở những nốt nhạc cao và ấm áp, tình cảm ỡ những nốt nhạc thấp hơn.

Tags: họa mitiểu sử ca sĩ
Share6TweetPin
Next Post
Đan Nguyên

Đan Nguyên

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Quốc Khanh & Hoàng Thục Linh – Cặp đôi đẹp của làng nhạc hải ngoại

Tiểu sử ca sĩ Phương Hoài Tâm – Người trong mộng của một thế hệ học trò

Nghệ sĩ Kim Hương – Người đầu tiên đóng vai Dương Vân Nga thay thế cho Thanh Nga

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Ngọc Lan – “Thương hoài đóa hoa mong manh”

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Chế Linh – Hành trình từ vùng quê nghèo trở thành danh ca nhạc vàng

Khi ca sĩ Chế Linh hát nhạc của nhạc sĩ Tú Nhi

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Ý nghĩa và hoàn cảnh sáng tác của bài hát Mèo Hoang (Hàn Châu): ‘Có phải em về trong đêm nay…’

Hoàn cảnh sáng tác “Nếu Xuân Này Vắng Anh” (Bảo Thu) – Ca khúc nhạc xuân bất tử

Ca khúc “Mùa Hoa Anh Đào” của nhạc sĩ Thanh Sơn – Tình yêu như sắc hoa đào, lúc đẹp nhất cũng là lúc phải lìa xa

Ca khúc “Chiếc Lá Cuối Cùng” (Tuấn Khanh) – Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của từng câu hát

Gợi giấc mơ xưa

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của bài hát Nguyệt Ca (Trịnh Công Sơn) – “Từ trăng thôi là Nguyệt”

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh dương thiệu tước giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang huỳnh anh khánh ly lam phương le thu lê dinh lê minh bằng lê thương minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngô thụy miên ngọc lan nhạc tiền chiến phương dung phạm duy phạm thế mỹ phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thanh tuyền thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

Content Protection by DMCA.com

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Tin Tức
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Chân dung những tiếng hát
    • Ca từ trong nhạc xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
  • Nghệ sĩ
    • Nhạc sĩ
    • Ca sĩ
  • Nhạc Tờ
  • Saigon Xưa

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.