ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc

Những “đôi song ca vàng” trước năm 1975: Chế Linh – Thanh Tâm

2019/08/29
in Bàn Tròn Âm Nhạc
Những “đôi song ca vàng” trước năm 1975: Chế Linh – Thanh Tâm

Trước năm 1975, làng nhạc miền Nam có rất nhiều đôi song ca nổi tiếng mà đến tận bây giờ khán thính giả vẫn còn nhắc đến như Hùng Cường – Mai Lệ Huyền, Phương Đại – Phương Hồng Quế, Bùi Thiện – Sơn Ca, Mạnh Quỳnh – Giáng Thu, Nhật Trường – Thanh Lan, Chế Linh – Thanh Tuyền…

Trong loạt bài này, xin lần lượt giới thiệu đôi nét về những đôi song ca đã gây tiếng vang trong làng nhạc Sài Gòn trước 1975, bắt đầu là với đôi song ca mà những bài hát của họ đều trở thành tuyệt phẩm, đó là Chế Linh và Thanh Tâm.

Chế Linh và Thanh Tâm trên hình bìa dĩa nhựa của Sơn Ca

Thanh Tâm là một giọng ca ngọt ngào và quyến rũ, có tiếng hát thánh thót cao. Giờ đây khi nghe lại bài đơn ca Gặp Lại Cố Nhân của cô thu âm trước năm 75, khán giả vẫn có thể cảm nhận được giọng ca có sự truyền cảm đặc biệt này.


Click để nghe Thanh Tâm hát Gặp Lại Cố Nhân

Nhắc đến đôi song ca Chế Linh – Thanh Tâm, người ta nhớ đến những bài nhạc vàng nổi tiếng như Ngày Ấy Mình Yêu Nhau, Căn Nhà Dĩ Vãng, Mai Lỡ Mình Xa Nhau… và nhiều ca khúc phổ thông đại chúng khác.

Chế Linh – Thanh Tâm

Trước năm 75, danh ca Chế Linh song ca với khá nhiều nữ ca sĩ, nổi tiếng nhất vẫn là Chế Linh – Thanh Tuyền. Tên tuổi của họ đã gắn liền với nhau từ thập niên 1960 cho đến nay. Ca sĩ Thanh Tuyền từng cho biết là nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông – thầy của cô – chính là người đã kết hợp 2 tiếng hát Chế Linh và Thanh Tuyền để tạo nên cặp song ca nức tiếng  và đi vào lòng khán thính giả yêu nhạc vàng trong 50 năm qua.

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Là một cặp song ca nổi tiếng và là “đôi tri kỷ” trong âm nhạc – như lời Thanh Tuyền từng nói – nên vào đầu thập niên 1970, khi Thanh Tuyền phải tạm ngưng đi hát sau khi lấy chồng, ca sĩ Chế Linh đã rất khó khăn trong việc tìm kiếm một giọng hát khác phù hợp để song ca. Nam danh ca này đã song ca lần lượt cùng Ngọc Tuyền, Giáng Thu, Giao Linh… cho đến khi gặp được một tiếng hát rất phù hợp là ca sĩ Thanh Tâm.

Ca sĩ Thanh Tâm

Chế Linh kể lại rằng trong một lần đến phòng trà Nam Đô của nhạc sĩ Bảo Thu, nơi danh ca Thanh Tâm hát thì ông nghe được giọng ca này và muốn ngỏ lời song ca cùng. Chất giọng khỏe và ấm của danh ca Chế Linh rất thích hợp với làn hơi trong trẻo và tình cảm của Thanh Tâm. Trước năm 1975, đôi song ca Chế Linh – Thanh Tâm đã cùng nhau song ca các bài hát nổi tiếng: Ngày Ấy Mình Quen Nhau, Căn Nhà Dĩ Vãng, Mai Lỡ Mình Xa Nhau, Tình Yêu Cách Biệt, Tình Đầu Dang Dở, Dù Anh Nghèo,…trong các băng, dĩa nhạc của Dĩa Hát Việt Nam, băng Premier,…


Click để nghe Chế Linh – Thanh Tâm hát Ngày Ấy Mình Quen Nhau

Tuy nhiên đến năm 1973, ca sĩ Thanh Tâm kết hôn cùng nhạc sĩ Bảo Thu thì ngưng đi hát cho đến sau năm 1975. Có một sự trùng hợp là đúng vào thời điểm đó, ca sĩ Thanh Tuyền đã đi hát trở lại, rồi tái hợp để song ca cùng Chế Linh.

Nhạc sĩ Bảo Thu cho biết ông sáng tác ca khúc Cho Tôi Được Một Lần năm 1967, nội dung bài hát là mơ về một ngày được sắm vai chú rễ: “Cho tôi được một lần nhìn hoa giăng đầu ngõ. Một lần cài hoa đỏ lên tim…”, nhưng đến năm 1973, ông mới có cơ hội tặng bài hát này cho vợ mình là ca sĩ Thanh Tâm.

Đám cưới nhạc sĩ Bảo Thu và ca sĩ Thanh Tâm

Bảo Thu kể: “Thanh Tâm cũng là học trò của tôi trong những năm 1969-1970, nhưng đến năm 1973 thì trò hết hát, thầy hết dạy vì phải cùng… chuẩn bị cho đứa con đầu lòng”.

Vợ chồng Bảo Thu và Thanh Tâm cùng cắt bánh trong 1 buổi tiệc kỷ niệm

Vợ chồng Bảo Thu – Thanh Tâm có 4 người con, trong đó có ca sĩ Bảo Thơ khá có tiếng trong nước hồi đầu thập niên 1990. Gần đây khán giả có dịp gặp lại Thanh Tâm và nghe được giọng hát của cô thỉnh thoảng xuất hiện ở phòng trà Bolero do nhạc sĩ Bảo Thu mở ở đường Nguyễn Trãi từ đầu năm 2018.

Mời bạn nghe một số ca khúc khác của song ca Chế Linh – Thanh Tâm:


Click để nghe Chế Linh – Thanh Tâm hát Căn Nhà Dĩ Vãng


Click để nghe Chế Linh – Thanh Tâm hát Truyện Tình Nghèo


Click để nghe Chế Linh – Thanh Tâm hát Tình Yêu Cách Trở


Click để nghe Chế Linh – Thanh Tâm hát Mai Lỡ Mình Xa Nhau


Click để nghe Chế Linh – Thanh Tâm hát Dù Anh Nghèo


Click để nghe Chế Linh – Thanh Tâm hát Kỷ Vật Tình Yêu


Click để nghe Chế Linh – Thanh Tâm hát Ước Mộng Đôi Ta


Click để nghe Chế Linh – Thanh Tâm hát Tình Nghèo Có Nhau


Click để nghe Chế Linh – Thanh Tâm hát Tình Đầu Dang Dở


Click để nghe Chế Linh – Thanh Tâm hát Chủ Nhật Buồn

Bài: Trần Tuệ Minh Hiếu
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

Tags: chế linh
Share2376TweetPin

Xem bài khác

Khi ca sĩ Chế Linh hát nhạc của nhạc sĩ Tú Nhi
Bàn Tròn Âm Nhạc

Khi ca sĩ Chế Linh hát nhạc của nhạc sĩ Tú Nhi

Nam danh ca nhạc vàng Chế Linh được xưng tụng là một trong "tứ trụ nhạc vàng", cùng với Duy...

by admin
April 3, 2021
Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Chế Linh – Hành trình từ vùng quê nghèo trở thành danh ca nhạc vàng
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Chế Linh – Hành trình từ vùng quê nghèo trở thành danh ca nhạc vàng

Nam danh ca Chế Linh được xem là một huyền thoại của dòng nhạc vàng, là một trong những ca...

by admin
April 3, 2021
Câu chuyện về 2 ca khúc “Thói Đời” (Trúc Phương) và “Trong Tầm Mắt Đời” (Tú Nhi) – Trong thói đời cười ra nước mắt…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Câu chuyện về 2 ca khúc “Thói Đời” (Trúc Phương) và “Trong Tầm Mắt Đời” (Tú Nhi) – Trong thói đời cười ra nước mắt…

Đầu thập niên 1960, ca sĩ Chế Linh bắt đầu nổi tiếng với dòng nhạc vàng cùng những ca khúc...

by admin
December 20, 2019
Hoàn cảnh sáng tác ca khúc: Đêm Buồn Tỉnh Lẻ (Bằng Giang – Tú Nhi) và dòng nhạc vàng đại chúng thập niên 60
Xuất xứ bài hát

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc: Đêm Buồn Tỉnh Lẻ (Bằng Giang – Tú Nhi) và dòng nhạc vàng đại chúng thập niên 60

Danh ca nhạc vàng Chế Linh tên thật là Chà Len, được sinh ra trong một gia đình người Chăm...

by admin
December 15, 2019
Đôi song ca hai con lạc đà – Chế Linh & Giang Tử và ca khúc “Nỗi Buồn Sa Mạc”
Bàn Tròn Âm Nhạc

Đôi song ca hai con lạc đà – Chế Linh & Giang Tử và ca khúc “Nỗi Buồn Sa Mạc”

Khoảng giữa thập niên 1960, ca sĩ Chế Linh cùng Giang Tử đã hợp thành đôi song ca "hai con...

by admin
November 14, 2019
Nỗi niềm “thương” và “hận” trong ca khúc “Thương Hận” của ca sĩ Chế Linh – nhạc sĩ Tú Nhi
Cảm xúc âm nhạc

Nỗi niềm “thương” và “hận” trong ca khúc “Thương Hận” của ca sĩ Chế Linh – nhạc sĩ Tú Nhi

Trước năm 1975, nhạc sĩ Tú Nhi (bút danh khi viết nhạc của danh ca Chế Linh) đã sáng tác...

by admin
September 3, 2019
Next Post
30 tấm ảnh màu đẹp nhất của đường phố Saigon thập niên 1960 (phần 10)

30 tấm ảnh màu đẹp nhất của đường phố Saigon thập niên 1960 (phần 10)

Comments 1

  1. Dương says:
    2 years ago

    Giọng ca sĩ Thanh Tâm những bài hát thu âm trước 1975 nghe rất hay và dễ thương. Nếu ca sĩ Thanh Tâm không giải nghệ mà đi hát luôn đến tận bây giờ, thì có thể tên tuổi của bà cũng đã ngang ngửa với những Danh ca như Thanh Thúy, Hoàng Oanh, Phương Dung, Thanh Tuyền chứ không kém.

    Reply

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Dòng nhạc du ca của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang và ca khúc “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ”

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Phương Hồng Quế – “Ti vi chi bảo” của làng nhạc Sài Gòn trước 1975

“Người đẹp Tây Đô” Băng Châu – Từ giọng hát ngọt ngào trở thành minh tinh màn bạc

Khái quát về “nhạc tiền chiến”

Xuất xứ của ca khúc “Người Tình Mùa Đông” – Ca khúc làm nên tên tuổi Như Quỳnh năm 1994

Chân dung những tiếng hát – Hùng Cường: Tiếng hát của cuồng lưu

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Thu, Hát Cho Người” (Vũ Đức Sao Biển) – Mùa thu nào cho người về thăm bến xưa? –

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Tình Lỡ (Thanh Bình) – “Có còn lại chăng dư âm thôi…”

Câu chuyện xung quanh một bài hát trước 75: “Có Phải Em Mùa Thu Hà Nội” (Trần Quang Lộc & Tô Như Châu)

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của bài hát Mưa Hồng (Trịnh Công Sơn) – “Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ…”

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc Sơn Nữ Ca (Trần Hoàn) – “Sơn nữ ơi, hoàng hôn xuống dần đợi chờ ai đây?”.

Phân tích ý nghĩa trường ca Hòn Vọng Phu (Lê Thương) – Phần 3: Người Chinh Phu Về – Nguồn sử xanh âm thầm vẫn sống…

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.