ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Cảm xúc âm nhạc

“Đêm Cuối Cùng” – Ca khúc khởi đầu giai đoạn sáng tác “bi ca” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương

2021/08/21
in Cảm xúc âm nhạc
“Đêm Cuối Cùng” – Ca khúc khởi đầu giai đoạn sáng tác “bi ca” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương

Ca khúc Đêm Cuối Cùng được nhạc sĩ Phạm Đình Chương sáng tác vào đầu thập niên 1960, khởi đầu cho giai đoạn sáng tác toàn những bài bi ca của ông trong giai đoạn có thể xem là buồn nhất cuộc đời.

Trước thời gian đó, nhạc sĩ Phạm Đình Chương có khoảng hơn 10 năm sáng tác toàn những ca khúc vui tươi, hân hoan, yêu đời, như là Ra Đi Khi Trời Vừa Sáng, Sáng Rừng, Mười Thương, Ly Rượu Mừng, Đón Xuân, Được Mùa, và bài tình ca nồng nàn mang tên Thuở Ban Đầu. Đó là ca khúc được nhạc sĩ Phạm Đình Chương sáng tác khi đang được đắm chìm trong hạnh phúc cùng người vợ tài sắc vừa mới cưới.

Nhưng mà bi kịch là ở chỗ có khởi đầu thì lại có cả sự kết thúc, nên bên cạnh bài hát Thuở Ban Đầu viết cho hạnh phúc chớm nở, sau này nhạc sĩ Phạm Đình Chương có thêm ca khúc Đêm Cuối Cùng viết cho hạnh phúc vỡ tan:

Đêm nay đêm cuối cùng gần nhau.
Lệ buồn rưng rưng, lời hát thương đau.
Nhịp bước bâng khuâng ngoài phố lạnh.
Giọt sầu rơi ướt hồn phiêu linh.

Nắm tay không rời
Cố hé run run môi cười.
Lúc chia phôi bên trời tiếc thương.
Đêm nay đôi mái đầu còn xanh
Ngậm ngùi thầm trao nhau giấc mộng chưa thành


Click để nghe Thái Thanh hát Đêm Cuối Cùng trước 1975

Xem bài khác

Ca khúc Kiếp Dã Tràng của nhạc sĩ Từ Công Phụng – Khi chuyện tình giống như loài dã tràng xe cát

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của bài hát “Nếu Một Mai Em Sẽ Qua Đời” (nhạc sĩ Phạm Duy)

Khi nhạc sĩ Phạm Đình Chương chia tay vợ vào đầu thập niên 1960, đã có rất nhiều lời đồn đại và bàn tán, những câu chuyện được phóng tác rằng chàng nhạc sĩ tội nghiệp đó sẽ mang đầy niềm sầu hận sau cuộc hôn nhân buồn. Tuy nhiên, trái lại, qua ca khúc này thì nhạc sĩ Phạm Đình Chương thể hiện rằng ông vẫn rất trân trọng người xưa, chia tay trong niềm tiếc thương vô cùng.

Không những vậy, họ còn thật sự quyến luyến nhau qua hình ảnh tay nắm tay không rời, trong đêm gặp nhau có thể là sau cùng. Đôi người bước đi bên nhau bâng khuâng ngoài phố lạnh, nước mắt rơi trên đôi môi cố gượng cười, cùng tiếc cho giấc mộng chưa thành, nhớ tới lời hẹn ngày xưa, rằng sẽ ở bên nhau đến ngày bạc đầu, vậy mà nay đôi mái đầu xanh đã đành xa cách.

Em ơi đừng khóc sầu biệt ly
Vì lệ tuôn rơi làm héo xuân thì
Dù đêm sâu như hồn chúng mình
Dù không gian cách trở mông mênh.

Đêm cuối cùng, giờ phút cuối cùng ở bên nhau, người chồng nén đau thương để an ủi và xin nàng đừng khóc nhiều làm xuân thì héo úa. Đến lúc đó người vẫn thương hoa tiếc ngọc, vẫn lo lắng từng chút và tuyệt đối không có lời trách móc nào. Chia tay nhưng không phải là dứt tình, xa nhau không phải là do hết yêu nhau, và đến cuối cùng vẫn còn niềm hy vọng:

Hãy tin một niềm
Mối nhớ thương xưa vẹn tuyền.
Sẽ cho ngày về thắm duyên.
Em ơi đêm cuối cùng gần nhau.
Hẹn hò một ngày sau nối mộng ban đầu


Click để nghe Tuấn Ngọc hát Đêm Cuối Cùng

Dù là một bài hát rất buồn, cả về giai điệu lẫn lời ca, được nhạc sĩ Phạm Đình Chương sáng tác trong khoản thời gian tuyệt vọng nhất của cuộc đời, nhưng đoạn cuối của bài hát Đêm Cuối Cùng vẫn lé loi lên những tia hy vọng, thể hiện niềm tin về một ngày mai sẽ duyên xưa lại nối, nhớ thương lại được vẹn tuyền, hẹn hò nhau được trở lại “Mộng Ban Đầu” năm xưa:

Ôi đẹp thay là thuở ban đầu
Chìm sâu đáy mắt một màu xanh khơi
Niềm thương không nói nên lời
Chỉ nghe xao xác một trời bâng khuâng (lời bài hát Thuở Ban Đầu)

Bài: Đông Kha
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

Tags: phạm đình chương
ShareTweetPin

Xem bài khác

Nghe lại những bản thu âm hiếm trước 1975 của ca sĩ Hoài Bắc (tức nhạc sĩ Phạm Đình Chương)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nghe lại những bản thu âm hiếm trước 1975 của ca sĩ Hoài Bắc (tức nhạc sĩ Phạm Đình Chương)

Nhạc sĩ Phạm Đình Chương là một trong những tên tuổi lớn nhất của tân nhạc Việt Nam. Ông bắt...

by admin
August 22, 2021
Ca khúc Tiếng Dân Chài (Phạm Đình Chương) và bức tranh tuyệt đẹp của người cần lao miền biển
Cảm xúc âm nhạc

Ca khúc Tiếng Dân Chài (Phạm Đình Chương) và bức tranh tuyệt đẹp của người cần lao miền biển

Tiếng Dân Chài là một trong những ca khúc đầu tiên trong sự nghiệp của nhạc sĩ Phạm Đình Chương,...

by admin
August 22, 2021
Ca khúc “Thuở Ban Đầu” và mối tình nhạc sĩ Phạm Đình Chương – Khánh Ngọc
Bàn Tròn Âm Nhạc

Ca khúc “Thuở Ban Đầu” và mối tình nhạc sĩ Phạm Đình Chương – Khánh Ngọc

Trong danh sách những tình khúc nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Phạm Đình Chương, người ta thường nhắc nhiều...

by admin
May 23, 2021
Ca khúc “Xóm Đêm” (Phạm Đình Chương) – Bức tranh của một xóm nghèo Sài Gòn thập niên 1950
Bàn Tròn Âm Nhạc

Ca khúc “Xóm Đêm” (Phạm Đình Chương) – Bức tranh của một xóm nghèo Sài Gòn thập niên 1950

Thập niên 1950, vào thời điểm tân nhạc bắt đầu phát triển mạnh mẽ ở miền Nam, có 3 ca...

by admin
May 16, 2021
Nhạc sĩ Phạm Đình Chương và dòng thơ Thanh Tâm Tuyền
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nhạc sĩ Phạm Đình Chương và dòng thơ Thanh Tâm Tuyền

Nếu như ở ngày nay, thể thơ tự do không còn là điều lạ với những người yêu thơ, thì...

by admin
March 22, 2021
Bài “Đệ nhất Xuân ca” Ly Rượu Mừng (Phạm Đình Chương) và truyền thống đón Tết của người Việt
Cảm xúc âm nhạc

Bài “Đệ nhất Xuân ca” Ly Rượu Mừng (Phạm Đình Chương) và truyền thống đón Tết của người Việt

Trong dòng chảy tân nhạc Việt từ thuở được hình thành cho đến nay, những ca khúc viết về mùa...

by admin
February 13, 2021
Next Post
Ca khúc Tiếng Dân Chài (Phạm Đình Chương) và bức tranh tuyệt đẹp của người cần lao miền biển

Ca khúc Tiếng Dân Chài (Phạm Đình Chương) và bức tranh tuyệt đẹp của người cần lao miền biển

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Nguồn gốc tên gọi của Sông Hương – Con sông xuất hiện trong nhạc vàng nhiều nhất

Tiểu sử ca sĩ Mạnh Quỳnh – Giọng hát trữ tình quê hương tiêu biểu của làng nhạc hải ngoại

Cuộc đời và sự nghiệp của nữ ca sĩ Minh Hiếu

Đôi nét về nhạc sĩ Quốc Dũng và những ca khúc nổi tiếng: Mai, Lối Thu Xưa, Em Đã Thấy Mùa Xuân Chưa…

Đôi nét về họa sĩ Kha Thùy Châu và hình vẽ quen thuộc trên hàng ngàn bìa tờ nhạc trước 1975

Xem lại Thẩm Thúy Hằng trình diễn ca khúc đã “thất truyền” của nhạc sĩ Trúc Phương trong phim Tơ Tình năm 1963

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Lời Tạ Từ (nhạc sĩ Dzũng Chinh) – “Nhớ chăng là lúc em đến trong màu trắng…”

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Hoa Mười Giờ (Đài Phương Trang) – “Thương phận con gái như hoa mười giờ nở…”

Nhạc sĩ Doãn Mẫn và hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Biệt Ly” hơn 80 năm trước: “Biệt ly, nhớ nhung từ đây…”

Áo lụa Hà Đông

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của “Nước Mắt Mùa Thu” (Phạm Duy) – Ca khúc viết riêng cho tiếng hát Lệ Thu

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc Nhớ Một Chiều Xuân (Nguyễn Văn Đông) – “Người yêu dấu bên bờ thành Vienne”

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.