ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Cảm xúc âm nhạc

Bài “Đệ nhất Xuân ca” Ly Rượu Mừng (Phạm Đình Chương) và truyền thống đón Tết của người Việt

2021/02/13
in Cảm xúc âm nhạc
Bài “Đệ nhất Xuân ca” Ly Rượu Mừng (Phạm Đình Chương) và truyền thống đón Tết của người Việt

Trong dòng chảy tân nhạc Việt từ thuở được hình thành cho đến nay, những ca khúc viết về mùa Xuân, đón Tết sang có rất nhiều, đa dạng về thể loại, có tâm trạng vui lẫn buồn. Trong hàng trăm ca khúc nổi tiếng về mùa Xuân, có một bài được xưng tụng là bài nhạc Xuân hay nhất, là “đệ nhất Xuân ca” của mọi người đại, đó là Ly Rượu Mừng.

Bài hát Ly Rượu Mừng của nhạc sĩ Phạm Đình Chương còn đặc biệt và độc đáo hơn cả ở chỗ là xuyên suốt bài hát chẳng có lời nào ca ngợi sắc Xuân, tả cảnh ngày Xuân mà chỉ tuyền những lời chúc tụng hoà ca. Nhạc sĩ Phạm Đình Chương sáng tác ca khúc này vào năm 1952 và ra mắt lần đầu tiên dưới tiếng hát của Ban hợp ca Thăng Long.


Click để nghe Ban Thăng Long hát Ly Rượu Mừng trước 1975

Ly Rượu Mừng là một nhạc phẩm có lời ca giản dị, dễ hát, dễ nhớ đã đi vào lòng bao thế hệ người Việt bởi chất nhạc sống động, rộn ràng, tươi mới, đầy những yêu thương, tràn ngập không khí Tết dù trong lời ca chỉ có một chữ Xuân duy nhất ngay đầu bài hát.

Xuân là lý do, là chiếc phông nền êm dịu cho những lời chúc tụng vang ca khắp nơi nơi:

Xem bài khác

Ca khúc Kiếp Dã Tràng của nhạc sĩ Từ Công Phụng – Khi chuyện tình giống như loài dã tràng xe cát

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của bài hát “Nếu Một Mai Em Sẽ Qua Đời” (nhạc sĩ Phạm Duy)

Ngày xuân nâng chén ta chúc nơi nơi 

Với người Việt từ xưa tới nay, mùa Xuân là thời điểm khởi đầu của một năm mới, một vòng tuần hoàn mới sẽ lặp lại. Trong những ngày cuối năm, cuối tháng, khắp nơi nơi trên dải đất hình chữ S, không khí “tống cựu nghinh tân” náo động khắp chốn, nhà cửa được dọn rửa gọn gàng, sạch sẽ để tống tiễn hết những “vía” xấu, những gian nan, khó khăn của năm cũ, đón những điềm may mắn trong năm mới. Đó cũng là lý do vì sao người Việt thường dọn rửa trang hoàng nhà cửa vào những ngày giáp Tết, đốt rác vào lúc sắp giao thừa và mở rộng cửa chuẩn bị đón khách vào sáng mùng một.

Mỗi người khách đến nhà sẽ đem đến một lời chúc tụng may mắn cho gia chủ. Nhận được càng nhiều lời chúc tụng may mắn trong những ngày đầu năm thì gia chủ càng được củng cố niềm tin vào một năm mới an bình, may mắn và thành công hơn. Việc gặp gỡ, chúc tụng nhau mỗi dịp đầu năm mới còn thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn của người Việt trong câu tục ngữ “Mùng một Tết Cha, mùng hai Tết Mẹ, mùng ba Tết thầy”. Đây là dịp để bà con, họ hàng, lối xóm, bè bạn thăm hỏi, trò chuyện, sum vầy, gắn kết gần gũi với nhau hơn; người trẻ tỏ lòng thành kính, biết ơn với tổ tiên, ông bà, người lớn tuổi trong gia đình, dòng tộc; người lớn bày tỏ sự quan tâm, yêu thương, nâng đỡ đối với con cháu.

Suốt ba ngày Tết chính, trong khắp các gia đình Việt sẽ vang lên những lời chúc tụng, ngợi ca, khen tặng với mong muốn trao tặng cho nhau những điềm may mắn trong năm mới. Thấm nhuần truyền thống văn hoá tốt đẹp đó của dân tộc, nhạc sĩ Phạm Đình Chương đã đem lời chúc tụng của mình trao tặng cho hết thảy mọi người trong lời hát:

Mừng anh nông phu vui lúa thơm hơi
Người thương gia lợi tức
Người công nhân ấm no
Thoát ly đời gian lao nghèo khó 

Từ “anh nông phu”, “người thương gia” đến “người công nhân” và “người người”… đều được nhắc đến trong những lời chúc tụng hồ hởi, hồn nhiên, chân tình, không phân biệt, không câu nệ. Đó là tinh thần hào sảng, phóng khoáng, rộng rãi mà người Việt thường thể hiện mỗi dịp Tết đến Xuân về. Dù cả năm có ky cóp, tiết kiệm, làm lụng vất vả thì Tết cũng phải sắm sang cho đủ đầy, tươm tất. Dù cả năm không có dịp chúc tụng, trò chuyện thân tình thì Tết đến cũng nhất định phải rộn rã vui vầy, chúc tụng vang vang.

Theo truyền thống của người Việt Nam, trong những ngày Tết, người Việt thường không nhắc đến những chuyện xấu, những chuyện xui xẻo, những chuyện không vui; những hiềm khích, xích mích trong năm cũ cũng thường được bỏ qua để hướng tới một năm mới an bình, vui vẻ, hạnh phúc. Trong ngày đầu năm mới, nếu con cái, vợ chồng, họ hàng có lỡ làm gì không vừa ý nhau, có phạm lỗi thì cũng thường được bỏ qua, xuê xoa nhẹ nhàng để không khí gia đình vui vẻ, viên mãn. Vậy nên, nhạc sĩ mới viết:

Nhấp chén đầy vơi
Chúc người người vui
Muôn lòng xao xuyến duyên đời 

Ở những câu hát tiếp theo, nhạc sĩ dành những lời ca hào sảng, trang trọng để tri ân những người “vì nước quên thân”:

Rót thêm tràn đầy chén quan san
Chúc người binh sĩ lên đàng
Chiến đấu công thành
Sáng cuộc đời lành
Mừng người vì Nước quên thân mình 

Trước năm 1975, Ly Rượu Mừng là ca khúc cực kỳ phổ biến ở miền Nam và hầu như bắt buộc phải có trong những chương trình Xuân. Tuy nhiên, sau tháng 4/1975, chữ “binh sĩ” trong câu hát “chúc người binh sĩ lên đàng” đã được đem ra mổ xẻ và ca khúc bị cấm hát trong nước suốt từ đó cho đến năm 2016, tức là suốt 40 năm. Gia đình nhạc sĩ sau đó đã tìm được tư liệu cho thấy ca khúc được sáng tác từ năm 1952, và người “binh sĩ” ở đây chính là người lính chống Pháp, nhờ vậy mà Ly Rượu Mừng được chính thức trở lại trong các chương trình ca nhạc trong nước từ 2016 cho đến nay.

Nhạc sĩ Phạm Đình Chương trong những lời chúc tụng, tri ân đầu xuân đã không quên những “người binh sĩ” khí khái, kiên trung. Đó là những người con ưu tú, oai hùng của nước Việt, chắc chắn không chỉ là những người lính chống Pháp của những năm 1952, mà là hàng vạn vạn người đã ngã xuống, đã đổ máu xương để bảo vệ quê hương, nòi giống Lạc Hồng từ thuở lập quốc xa xưa cho đến nay. Trong những câu hát chúc tụng dành cho “người binh sĩ”, từ lời ca đến nhịp điệu đều văng vẳng, hào hùng khác hẳn lời chúc dành cho nông dân, công nhân, thương gia,.. phía trên. Nhạc sĩ không dùng hình ảnh “nâng chén” hay “nhấp chén” mà “rót cho tràn đầy chén quan san” vô cùng hào sảng, đậm chất quân ca. Và từ góc nhìn của người lính, nhạc sĩ nhìn thấy những bà mẹ già đang mong ngóng con trở về:

Kìa nơi xa xa có bà mẹ già
Từ lâu mong con mắt vương lệ nhòa

Chúc bà một sớm quê hương
Bước con về hòa nỗi yêu thương
Hát khúc hoan ca thắm tươi đời lính
Chúc mẹ hiền dứt u tình 

Niềm tự hào về những người con “binh sĩ” cũng chính là nỗi đau trong “mắt vương lệ nhoà” của những bà mẹ già nơi quê nhà. Ca khúc chùng nhẹ xuống trong một vài giây khắc rồi lại thổi bùng lên niềm hy vọng trong câu chúc tụng giản dị, chân tình, đầy thấu hiểu: “Chúc bà một sớm quê hương, bước con về hoà nỗi yêu thương”.

Quả thực, chẳng có lời chúc nào xứng đáng, ý nghĩ hơn lời chúc được sum vầy với người con “binh sĩ” đi đánh giặc xa nhà trong dịp Tết đến Xuân về. Và nếu điều đó không thể thành sự thật, thì xin “hát khúc hoan ca thắm tươi đời lính” để “chúc mẹ hiền dứt u tình”, mong mẹ phai vơi phần nào nỗi u buồn, mong nhớ con.

Sống trong hoàn cảnh loạn lạc, tâm hồn của bất kỳ người Việt nào trong giai đoạn này dường như cũng bị xáo trộn giữa những ước mong của cuộc sống đời thường và những ước nguyện cho quê hương xứ sở. Lời chúc tụng vì vậy cũng đan xen những nỗi lòng đau đáu, luân chuyển từ chỗ này đến chỗ khác, nghĩ đến cuộc sống bình yên nơi này rồi lại nghĩ đến cuộc sống ly loạn ở nơi khác.

Ở những câu hát tiếp theo, ta lại quay trở lại với lời chúc tụng cho cuộc sống ấm êm, hạnh phúc của những đôi uyên ương:

Rượu hân hoan mừng đôi uyên ương
Xây tổ ấm trên cành yêu đương 

Mùa Xuân thường gắn liền với mùa cưới, mùa uyên ương, bởi khi đó, thời tiết đẹp nhất, khí hậu ấm áp, hoa lá tươi xanh, chim muôn rộn rã, nhà nhà hân hoan, vui vẻ sau một năm dài vất vả. Không phải ngẫu nhiên mà trong âm nhạc, ta bắt gặp những ca khúc gắn liền đám cưới và mùa xuân như: Ra Giêng Anh Cưới Em, Đám Cưới Đầu Xuân, Ngày Xuân Vui Cưới, Mùa Xuân Cưới Em,… Vì vậy, trong những lời chúc tụng đầu xuân, nhất định không thể thiếu những lời chúc tụng “mừng đôi uyên ương” có một khởi đầu mới hạnh phúc, ấm êm. Và trong những ngày xuân hân hoan, nhất định phải có tiếng đàn, tiếng thơ vang ca rộn rã thì bức tranh mùa xuân mới viên mãn, tựu thành:

Nào cạn ly, mừng người nghệ sĩ
Tiếng thi ca nét chấm phá tô thêm đời mới 

Từ văn hoá chúc tụng trong cộng đồng, gia đình, làng xóm mỗi dịp Tết, nhạc sĩ Phạm Đình Chương với tấm lòng của một người con dành cho quê hương, xứ sở đã nâng lên thành lời chúc tụng cho nước non, quê hương, nhắc nhớ lòng tri ân đối với những người vì nước quên thân. Một bàn tay không thể vỗ thành tiếng, một lời nguyện cầu khó thấu đến cao xanh vì vậy người nghệ sĩ bằng tiếng hát, lời ca của mình, đã cất lời kêu gọi mọi người cùng hoà ca lời cầu nguyện “cho non sông hoà bình”, cho “quê hương yên vui”, cho “muôn người hạnh phúc chan hoà”. Lời chúc đó, lời nguyện cầu đó có lẽ đã đau đáu, vang vọng trong lòng những con dân nước Việt từ ngàn đời nay, được nhạc sĩ Phạm Đình Chương tổng kết lại trong những lời hát da diết, bùi ngùi, nhưng cũng đầy tin yêu, hy vọng:

Bạn hỡi, vang lên lời ước thiêng liêng
Chúc non sông hoà bình, hoà bình
Ngày máu xương thôi tuôn rơi
Ngày ấy quê hương yên vui
đợi anh về trong chén tình đầy vơi 

Nhấc cao ly này
Hãy chúc ngày mai sáng trời tự do
Nước non thanh bình
Muôn người hạnh phúc chan hoà 

Ước mơ hạnh phúc nơi nơi
Hương thanh bình dâng phơi phới 


Click để xem video Ly Rượu Mừng của hợp ca Asia

Cố thi sĩ Du Tử Lê từng gọi “Ly Rượu Mừng là xuân khúc kinh điển nhất của nền tân nhạc Việt Nam”. Điều này quả thực vô cùng xác đáng bởi giá trị bao hàm rộng lớn của lời hát đã nâng tầm vị thế cho ca khúc, không chỉ là một khúc xuân ca giản dị, thuần chất hoan ca mà còn là khúc xuân ca đại diện cho tâm tư, tấm lòng và văn hoá truyền thống tốt đẹp dân tộc. Bởi vậy nên, dù 70 năm đã trôi qua kể từ ngày được ra mắt và sau 40 năm bị cấm đoán, sức sống bền bỉ trường tồn của nhạc phẩm Ly Rượu Mừng vẫn còn đó mãi ghi dấu trong lòng bao thế hệ yêu nhạc và vẫn được cất lên đầy hào sảng mỗi dịp Xuân về.

Bài: Niệm Quân
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

Tags: phạm đình chương
ShareTweetPin

Xem bài khác

Nghe lại những bản thu âm hiếm trước 1975 của ca sĩ Hoài Bắc (tức nhạc sĩ Phạm Đình Chương)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nghe lại những bản thu âm hiếm trước 1975 của ca sĩ Hoài Bắc (tức nhạc sĩ Phạm Đình Chương)

Nhạc sĩ Phạm Đình Chương là một trong những tên tuổi lớn nhất của tân nhạc Việt Nam. Ông bắt...

by admin
August 22, 2021
Ca khúc Tiếng Dân Chài (Phạm Đình Chương) và bức tranh tuyệt đẹp của người cần lao miền biển
Cảm xúc âm nhạc

Ca khúc Tiếng Dân Chài (Phạm Đình Chương) và bức tranh tuyệt đẹp của người cần lao miền biển

Tiếng Dân Chài là một trong những ca khúc đầu tiên trong sự nghiệp của nhạc sĩ Phạm Đình Chương,...

by admin
August 22, 2021
“Đêm Cuối Cùng” – Ca khúc khởi đầu giai đoạn sáng tác “bi ca” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương
Cảm xúc âm nhạc

“Đêm Cuối Cùng” – Ca khúc khởi đầu giai đoạn sáng tác “bi ca” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương

Ca khúc Đêm Cuối Cùng được nhạc sĩ Phạm Đình Chương sáng tác vào đầu thập niên 1960, khởi đầu...

by admin
August 21, 2021
Ca khúc “Thuở Ban Đầu” và mối tình nhạc sĩ Phạm Đình Chương – Khánh Ngọc
Bàn Tròn Âm Nhạc

Ca khúc “Thuở Ban Đầu” và mối tình nhạc sĩ Phạm Đình Chương – Khánh Ngọc

Trong danh sách những tình khúc nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Phạm Đình Chương, người ta thường nhắc nhiều...

by admin
May 23, 2021
Ca khúc “Xóm Đêm” (Phạm Đình Chương) – Bức tranh của một xóm nghèo Sài Gòn thập niên 1950
Bàn Tròn Âm Nhạc

Ca khúc “Xóm Đêm” (Phạm Đình Chương) – Bức tranh của một xóm nghèo Sài Gòn thập niên 1950

Thập niên 1950, vào thời điểm tân nhạc bắt đầu phát triển mạnh mẽ ở miền Nam, có 3 ca...

by admin
May 16, 2021
Nhạc sĩ Phạm Đình Chương và dòng thơ Thanh Tâm Tuyền
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nhạc sĩ Phạm Đình Chương và dòng thơ Thanh Tâm Tuyền

Nếu như ở ngày nay, thể thơ tự do không còn là điều lạ với những người yêu thơ, thì...

by admin
March 22, 2021
Next Post
Lịch sử chợ hoa Nguyễn Huệ và những hình ảnh đẹp của Tết Sài Gòn trước năm 1975

Ký ức tươi đẹp về Tết của Sài Gòn Xưa

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Lê Uyên & Phương và cuộc sống sau năm 1975 – Góc khuất của một huyền thoại

“Loan Mắt Nhung” và dòng truyện – phim “xã hội đen” của Sài Gòn trước 1975

“Biên cương lá rơi Thu Hà em ơi…” – Võ Đông Sơ và Bạch Thu Hà là ai?

Cảm nhận về ca khúc Nương Chiều (nhạc sĩ Phạm Duy) – “cô nàng về để suối tương tư…”

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và ca khúc “Có Những Con Đường” – Sự tái hiện của những con đường giới nghiêm sau 50 năm

Bài hát “Thói Đời” – Lời tiên tri đau xót cho cuộc đời nhạc sĩ Trúc Phương

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Ca khúc “Mùa Thu Chết” (Phạm Duy) và và giọng hát Julie Quang tròn nửa thế kỷ trước

Hoa trắng thôi cài trên áo tím

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Nỗi Buồn Hoa Phượng” (Thanh Sơn) – “Mỗi lần hè thêm kỷ niệm, người xưa biết đâu mà tìm…”

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Hoa Tím Người Xưa” của nhạc sĩ Thanh Sơn – “Rồi chiều nay lá khô rơi đầy…”

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Cô Láng Giềng” – Nhạc sĩ tài hoa bạc mệnh Hoàng Quý và nỗi oan nhiều năm của “cô láng giềng”

Câu chuyện sáng tác của những nhạc sĩ nổi tiếng (Phần 1)

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.