ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Cảm xúc âm nhạc

Cảm nhận về ca khúc “Không Bao Giờ Quên Anh” (nhạc sĩ Hoàng Trang) – Gói yêu thương và trao trả ân tình…

2021/01/30
in Cảm xúc âm nhạc
Cảm nhận về ca khúc “Không Bao Giờ Quên Anh” (nhạc sĩ Hoàng Trang) – Gói yêu thương và trao trả ân tình…

Từ thập niên 1960, nhạc sĩ Hoàng Trang nổi tiếng với nhiều ca khúc nhạc vàng viết về tình yêu, tiêu biểu là Ngỏ Hồn Qua Đêm, Đêm Ru Điệu Nhớ, Ăn Năn, Kể Chuyện Trong Đêm, Tâm Sự Với Anh, Nếu Đời Không Có Anh,…và đặc biệt là Không Bao Giờ Quên Anh – một trong số những ca khúc phổ biến nhất của dòng Nhạc Vàng từ trước đến nay, nói về tâm trạng của người con gái thiếu may mắn trong tình yêu.

Một điều đặc biệt là nhạc sĩ Hoàng Trang có lẽ là người sáng tác những ca khúc nói thay cho nỗi lòng người con gái nhiều nhất so với các nhạc sĩ khác, hầu hết cũng là nam giới, và những nữ khán giả thường tìm thấy trong nhạc của ông sự đồng cảm đặc biệt trong những bài ca buồn về tình yêu, những tâm sự nữ nhi trong các ca khúc Nếu Đời Không Có Anh, Ăn Năn, Tâm Sự Với Anh, và nổi tiếng nhất là Không Bao Giờ Quên Anh.

Bài hát này được thể hiện như là một trang thư, và cô gái muốn gói trọn hết tất cả yêu thương vào trong trang giấy để gửi đến người xưa vào lần sau cuối, để tỏ rõ hết suy nghĩ và nỗi lòng của mình.

“Tôi viết lên đây với tất cả chân thành của lòng tôi trao anh
Ngày nao mới quen nhau vì chung hướng đời mình trót trao nhau nụ cười.
Và tình yêu đó tôi đem ép trong tim.
Dù bụi thời gian có làm mờ đi kỷ niệm của hai chúng mình
Tôi cũng không bao giờ tôi không bao giờ quên anh.”

Tình yêu chân thành và sự chung thuỷ của người con gái khi yêu được thể hiện ở phần đầu với hát với giai điệu rất tha thiết, lời ca ngân dài và chậm rãi như là lời kể lể tâm sự và thủ thỉ trong đêm buồn. Hình ảnh ẩn dụ “trót trao nhau nụ cười” và “tình yêu đem ép trong tim” thể hiện tình yêu trong sáng buổi ban đầu của cô gái, cùng với lời khẳng định tình yêu đó sẽ là mãi mãi không bao giờ quên dù cho “thời gian có làm mờ đi kỷ niệm”. 

Xem bài khác

Ca khúc Kiếp Dã Tràng của nhạc sĩ Từ Công Phụng – Khi chuyện tình giống như loài dã tràng xe cát

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của bài hát “Nếu Một Mai Em Sẽ Qua Đời” (nhạc sĩ Phạm Duy)


Click để nghe Phương Dung hát trước 1975

“Cho đến hôm nay với nức nở nghẹn ngào mình mềm lòng xa nhau
Còn đâu những đêm anh dìu tôi lối về buồn kể nhau nghe chuyện đời
Tình mình nay chết như lá úa thu rơi
Đường trần mồ côi tôi lạnh lùng ôm kỷ niệm của hai chúng mình
Ngơ ngác trong đêm trường tôi chưa vơi niềm yêu thương.”

Nhưng rồi tình yêu chân thành đó lại kết thúc bằng nỗi đau, bằng những “nức nở” và “nghẹn ngào”, dù cho chuyện tình được dệt bằng bao nhiêu tin yêu, bằng bao nhiêu kỷ niệm trong những đêm dìu nhau lối về kể nhau nghe chuyện đời. Những điều đó thể hiện rằng họ không chỉ là đôi tình nhân, mà còn là đôi bạn lòng đã cùng nhau trải qua biết bao nhiêu buồn vui, nhưng cuối cùng cũng phải đành “mềm lòng xa nhau”.


Click để nghe Thanh Tuyền hát trước 1975

Đến nay, đếm bao nhiêu lá thu vàng rơi là bấy nhiêu giọt lệ đã rơi theo cánh lá úa tàn như là khóc cho một tình yêu đã hết. Nhìn về đường trần phía trước, cô gái vừa bị mồ côi cuộc tình chợt thấy một nỗi cô độc u ám đến rợn người vây quanh, giờ đây chỉ còn biết tự ôm lấy mình, ôm tròn kỷ niệm buồn trong đôi tay nhỏ bé đã giá lạnh tự bao giờ. Chuyện tình tưởng là tha thiết dài lâu nhưng đã vụt qua quá nhanh, nàng như là vẫn còn ngơ ngác giữa đời, với niềm yêu thương chưa thể nào vơi đi một chút nào, dù con tim thì đã băng giá từ cái buổi chia phôi với người:

“Nhớ lúc chia phôi cầm tay chưa nói hết bao nhiêu niềm thương của tuổi xuân vừa tròn.
Xa nhau mấy người không buồn không nhớ xót xa cho tình yêu
Nuối tiếc xa xôi. Ngày xưa anh nói: “Vẫn yêu em nghìn năm, vẫn đợi em trọn đời”
Nhưng nay hết rồi, hai người hai lối lúc đêm buồn không anh?”

Đến đây mới biết rằng đôi tình nhân trong bài hát phải đành lòng chia tay dù rằng vẫn còn yêu tha thiết, vào ngày chia phôi vẫn còn cầm tay nghẹn ngào vì chưa nói hết bao nhiêu niềm thương tràn ngập còn dồn nén trong lòng ngực của tuổi xuân căng tràn. Trong nỗi nuối tiếc và xót xa, nàng nhớ lại những lời hứa hẹn xưa, rằng yêu nghìn năm và đợi ngàn đời, nhưng cuối cùng lại không thể vượt qua sự ngăn cấm của gia đình, đành đoạn chia đường tình thành hai lối.

Phiên khúc cuối cùng của bài hát là những lời tạ từ của người con gái gửi đến cho mối tình dở dang:

“Tôi gói yêu thương xin trao trả ân tình về người tôi yêu mến
Đừng thương tiếc chi anh chuyện hai chúng mình là giấc mơ trong cuộc đời
Tình mình nay chết như lá úa thu rơi
Đường trần mồ côi tôi lạnh lùng ôm kỷ niệm của hai chúng mình
Tuy đã xa nhau rồi nhưng không bao giờ quên anh.”

Từ “gói yêu thương” được nhạc sĩ sử dụng để thể hiện sự trân trọng của cô gái dành cho mối tình tan vỡ. Gói lại trọn vẹn, hoàn toàn trinh nguyên và chưa vơi đi chút nào niềm yêu thương này để “trao trả ân tình”, xin người yêu hãy đừng thương tiếc và xem chuyện đã qua như “giấc mơ trong cuộc đời”, một giấc mơ đẹp để làm hành trang bước tiếp trên con đường riêng.

Dù nói người yêu rằng “đừng thương tiếc chi anh”, nhưng chắc hẳn cô gái chỉ nói vậy để cho an lòng người yêu, vì đến cuối cùng, nàng là người phải lạnh lùng ôm kỷ niệm bước một mình trên đường trần mồ côi, một mình ôm thương tiếc vì không thể nào và không bao giờ quên được chuyện tình đã như là lá úa thu rơi…

Bài: Minh Hiếu – Đông Kha
Bản quyền bài viết cùa nhacxua.vn

Tags: hoàng trang
ShareTweetPin

Xem bài khác

Nhạc sĩ Hoàng Trang và chuyện tình yêu “muôn đời muôn kiếp” cùng con gái ông chủ hãng dĩa Asia Sóng Nhạc
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nhạc sĩ Hoàng Trang và chuyện tình yêu “muôn đời muôn kiếp” cùng con gái ông chủ hãng dĩa Asia Sóng Nhạc

Nhạc sĩ Hoàng Trang tên thật là Trần Văn Phát, là tác giả của nhiều bài nhạc vàng quen thuộc...

by admin
August 18, 2021
Nghe lại những ca khúc nhạc vàng quen thuộc của nhạc sĩ Hoàng Trang (Thu âm trước 1975)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nghe lại những ca khúc nhạc vàng quen thuộc của nhạc sĩ Hoàng Trang (Thu âm trước 1975)

Nhạc sĩ Hoàng Trang là tên tuổi quen thuộc của thể loại nhạc vàng, ông là tác giả của những...

by admin
August 18, 2021
Về 2 phần lời khác nhau của ca khúc “Ước Nguyện Đầu Xuân” (nhạc sĩ Hoàng Trang)
Cảm xúc âm nhạc

Về 2 phần lời khác nhau của ca khúc “Ước Nguyện Đầu Xuân” (nhạc sĩ Hoàng Trang)

Mỗi dịp Tết đến Xuân về, người người và nhà nhà thường mở nghe lại những bài nhạc xuân xưa....

by admin
January 22, 2021
Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Kể Chuyện Trong Đêm của nhạc sĩ Hoàng Trang: “Một đêm biết chuyện chúng mình yêu nhau…”
Xuất xứ bài hát

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Kể Chuyện Trong Đêm của nhạc sĩ Hoàng Trang: “Một đêm biết chuyện chúng mình yêu nhau…”

Ca khúc Kể Chuyện Trong Đêm được nhạc sĩ Hoàng Trang sáng tác khoảng năm 1965, cũng là thời gian...

by admin
August 18, 2020
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Hoàng Trang – Tác giả của Ngỏ Hồn Qua Đêm, Đêm Ru Điệu Nhớ, Không Bao Giờ Quên Anh…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Hoàng Trang – Tác giả của Ngỏ Hồn Qua Đêm, Đêm Ru Điệu Nhớ, Không Bao Giờ Quên Anh…

Nhạc sĩ Hoàng Trang là tác giả của những ca khúc nhạc vàng đã được nhiều thế hệ khán giả...

by admin
August 18, 2020
Nhạc Tờ

Kể Từ Đêm Đó – Hoàng Trang, Ngọc Sơn

 Kể Từ  Đêm Đó - Thanh Thúy  Kể Từ  Đêm Đó - Giao Linh Đêm nao anh kể chuyện mình...

by phuongbuon
April 3, 2013
Next Post
Ý nghĩa của bài hát “Ôi Giàn Thiên Lý Đã Xa” (Scarborough Fair, lời Việt Phạm Duy) – “Tội nghiệp thằng bé cứ nhớ thương mãi quê nhà…”

Ý nghĩa của bài hát "Ôi Giàn Thiên Lý Đã Xa" (Scarborough Fair, lời Việt Phạm Duy) - "Tội nghiệp thằng bé cứ nhớ thương mãi quê nhà..."

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Sự pha trộn giữa “nhạc sang” và “nhạc sến” trong làng nhạc Việt trước 1975

Những bài “nhạc Việt lời ngoại” được công chúng ngoại quốc yêu thích: Diễm Xưa, Nắng Chiều, Sài Gòn, Không…

Trầm Tử Thiêng, một đời ‘Tưởng Niệm’

Chuyện tình trong bài hát “Thu, Hát Cho Người” của Vũ Đức Sao Biển: “Ta vẫn chờ em dưới gốc sim già đó…”

Minh Kỳ và Hoài Linh – Những nhạc sĩ kỳ tài có kết cuộc buồn

Những bài nhạc vàng nổi tiếng bị ghi sai tựa đề – Phần 3: Xe Mo Ngày Cũ, Vùng Trời Xanh kỷ Niệm…

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Đôi điều về ý nghĩa của ca khúc “Năm Cụm Núi Quê Hương” (nhạc sĩ Minh Kỳ, ý thơ Tường Linh)

Chuyện tình nhạc sĩ Quốc Dũng – Bảo Yến và hoàn cảnh sáng tác “Bài Ca Tết Cho Em” (nhạc sĩ Quốc Dũng)

Thi sĩ Cung Trầm Tưởng và những “chuyện tình Paris” trong thơ ca – “Lên xe tiễn em đi, chưa bao giờ buồn thế…”

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Gái Xuân” (Từ Vũ – Nguyễn Bính) – “Gái Xuân giũ lụa trên sông Vân”

Nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên và ca khúc “Trăng Mờ Bên Suối” – Tuyệt phẩm lãng mạn dành cho mối tình đầu

Hoàn cảnh sáng tác “Tôi Đi Giữa Hoàng Hôn” – Tâm sự của nhạc sĩ Văn Phụng về cuộc tình tha thiết nhất trong đời

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.