ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Nghệ sĩ

Hoàng Oanh

2013/02/22
in Nghệ sĩ, Tiểu sử ca sĩ
Hoàng Oanh

Hoàng Oanh (sinh 1946) là một ca sĩ người Việt hải ngoại. Bà nổi tiếng là một giọng hát bền bỉ và chuyên về các dòng nhạc vàng và nhạc tiền chiến, được đánh giá là 10 nữ ca sĩ ảnh hưởng lớn nhất tại Việt Nam trước năm 1975.. Bà được xem là một trong những giọng ca trụ cột cho trung tâm Asia và cũng đóng góp nhiều lần cho các trung tâm khác như Thúy Nga.

Bà tên thật là Huỳnh Kim Chi, sinh ngày 27 tháng 1 năm 1946 tại tỉnh Mỹ Tho nhưng trưởng thành ở Sài Gòn. Gia đình bà có 6 chị em, tuy chịu sự giáo dục nề nếp nghiêm khắc của thân phụ, nhưng vì cũng là một nghệ sĩ, nên ông cũng tạo điều kiện cho bà phát triển tài ca ngâm. Bà bắt đầu được thân phụ dạy hát khi mới lên 5 tuổi và đến năm lên 8, bà trình diễn trên sân khấu lần đầu tiên tại Liên trường Võ khoa Thủ Đức với hai bản nhạc “Hương lúa miền Nam” và “Có một đàn chim”. Thuở nhỏ, bà học bậc Tiểu học tại Phú Nhuận. Năm 11 tuổi, bà theo học Trung học tại trường Gia Long nhưng vẫn thường xuyên đi thu âm và biểu diễn. Ngày 6 tháng 11 năm 1964, tại phòng thâu băng đường Võ Duy Nguy (Chợ Cũ); trong lúc đang tập hát với ban nhạc của nhạc sư Nghiêm Phú Phi, nhà văn Lê Thanh Thái chụp mấy tấm hình tặng bà kèm theo bài thơ có hai câu:

“Vượt núi tiếng hò ra xứ Huế…
Oanh vàng dìu dặt gợn dòng Hương…”

Cũng vào năm đó, bà được mời đi trình diễn đại nhạc hội ở Huế. Do có khiếu ngâm thơ và thường ngâm thơ trước khi hát, bà đã tạo nên sự khác biệt cho các phần trình diễn của mình trong suốt sự nghiệp và được đánh giá là “đủ tài ca ngâm”.

Tốt nghiệp Đại học Văn khoa Sài Gòn với bằng Cử nhân văn chương, tạm gác ước mơ làm nghề dạy học, bà bước vào con đường ca sĩ chuyên nghiệp, xuất hiện trong nhiều chương trình nhạc và thơ uy tín của đài phát thanh cũng như đài truyền hình thời bấy giờ: Tiếng Tơ Đồng của Hoàng Trọng, chương trình Phạm Mạnh Cương, Tiếng Hát Đôi Mươi của Nhật Trường, Trường Sơn của Duy Khánh, Nhạc Vàng của Phó Quốc Lân, Tiếng Thùy Dương của Châu Kỳ, Tao Đàn của Đinh Hùng, Tiếng Thơ của Thanh Nam, Ly Tao của Thái Thủy…
Về khía cạnh băng đĩa, bà được đánh giá là một trong những nữ ca sĩ được mời thâu dĩa nhiều nhất thời bấy giờ. Suốt sự nghiệp của mình, bà đã thâu khoảng hơn 200 dĩa với các hãng Asia, Sóng Nhạc, Việt Nam, Sơn Ca, Thiên Thai, Continental …

Trong sự nghiệp trình diễn của mình, bà không trình diễn tại các vũ trường, phòng trà. Bà giải thích điều này như sau: “Hồi nhỏ, Oanh ở với ông cậu rất nghiêm khắc nên ông không cho Oanh hát phòng trà hay vũ trường, thỉnh thoảng chỉ cho hát đại nhạc hội mà thôi.”

Xem bài khác

Trịnh Công Sơn

Tuấn Ngọc

Rời Việt Nam ngày 28 tháng 4 năm 1975, ban đầu bà định cư ở một thành phố gần New York, tiểu bang New Jersey, nhưng sau đó bà chuyển về hoạt động tại tiểu bang California. Bà mở trung tâm âm nhạc và vạch cho mình một lối đi: “Làm sao để bảo tồn văn hóa cổ truyền và nuôi dưỡng tâm hồn Việt Nam trong cộng đồng người Việt cũng như trong lớp ca nhạc sĩ trưởng thành ở hải ngoại”.

Bà xuất hiện thường xuyên nhất trong loạt chương trình của trung tâm Asia từ năm 1996 đến nay và “Paris by Night” của trung tâm Thúy Nga và được nhiều yêu mến từ khán giả với các bài hát Huế cũng như các dòng nhạc quê hương luôn đi kèm với giọng ngâm thơ ngọt ngào.

Các màn trình diễn gần đây nhất trên sân khấu có thu hình là:
“Ai Nhớ Chăng Ai” (Asia 70)
“LK Nhớ Nhau Hoài – Người Ngoài Phố” (Asia 69
“Chiều Cuối Tuần” (Asia 68)
“LK Mùa Xuân Trên Cao – Tâm Sự Nàng Xuân” (Asia 67)
“Những Đóm Mắt Hỏa Châu” (Asia 66)
“Chuyến Đò Vĩ Tuyến” (Asia 65)
“Những đồi hoa sim” (Paris By Night 96)
“Một người đi” (Paris By Night 95)
“Thương về xứ Huế” (Paris By Night 91)
“Người yêu của lính” (Paris By Night 90)
“Chiều tàn” (Paris By Night 88)
“Sao chưa thấy hồi âm” (Paris By Night 78)
“Tình yêu trả lại trăng sao” (Paris By Night 70)

Nhận định

Hoàng Oanh được đánh giá là một giọng hát đa diện, có khả năng trình diễn tất cả các loại nhạc cũng như lối ngâm. Từ những nét sang trọng, dịu dàng, quý phái của nhạc tiền chiến đến những bản dân ca ba miền, những côi tình tứ quê hương, từ những câu hò mái đẩy miền Trung đến côi vọng cổ miền Nam hay câu “sa mạc”, hát ví của miền Bắc.

Bà là một trong số ít nghệ sĩ có sự nghiệp và đời tư không sóng gió: đi hát, đi học, sống êm đềm trong hạnh phúc gia đình, trong tình thân bằng hữu và trong cảm tình nồng hậu của thính giả; có được nhiều tác phẩm thành công như Chuyến đò vĩ tuyến, Anh tiền tuyến em hậu phương, Một người đi, Sao chưa thấy hồi âm, Về đâu mái tóc người thương,..

Bà thường trình diễn thể loại nhạc có chất dân ca, những tình khúc Huế, bolero hay nhạc của Trần Thiện Thanh và Trầm Tử Thiêng; và thể hiện rất nhiều tác phẩm rất thành công như “Mưa trên phố Huế”, “Trộm nhìn nhau”, “Anh đi chiến dịch” hay “Hai vì sao lạc” … Để vinh danh bà, Trung tâm Asia từng phát hành CD “Truyện ca cổ tích” với phần trình diễn của bà ca chung với bác sĩ Trung Chỉnh trong nhạc phẩm Hòn Vọng Phu và những nhạc phẩm khác như “Trầu Cao”, “Thiên Thai”… Ngoài ra còn có trường ca “Hội Trùng Dương” hát chung với Thanh Tuyền và Thanh Lan thể hiện rõ nét đặc trưng chất âm đặc biệt của bà.

Hiện nay, bà vẫn xuất hiện thường xuyên trong các chương trình Paris by Night, Asia cũng như các hoạt động nghệ thuật ở hải ngoại.

 

Tags: hoàng oanhtiểu sử ca sĩ
Share70TweetPin

Xem bài khác

Nghe lại những bản nhạc trước 1975 hay nhất của Hoàng Oanh thu âm trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nghe lại những bản nhạc trước 1975 hay nhất của Hoàng Oanh thu âm trước 1975

Hoàng Oanh là một trong những ca sĩ đầu tiên hát và nổi tiếng với dòng nhạc vàng từ đầu...

by admin
November 6, 2020
Bộ sưu tập hình ảnh đẹp của ca sĩ Hoàng Oanh trước và sau 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Bộ sưu tập hình ảnh đẹp của ca sĩ Hoàng Oanh trước và sau 1975

Có thể xem Hoàng Oanh là một trong nữ danh ca hàng đầu của dòng nhạc vàng trước năm 1975....

by admin
November 6, 2020
Cảm xúc của 1 fan hâm mộ khi trực tiếp xem ca sĩ Hoàng Oanh trình diễn ở Singapore – chương trình Paris By Night 130
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cảm xúc của 1 fan hâm mộ khi trực tiếp xem ca sĩ Hoàng Oanh trình diễn ở Singapore – chương trình Paris By Night 130

Chương trình Paris By Night 130 ở Singapore đánh dấu lần đầu tiên chương trình này trở về đến gần...

by admin
November 27, 2019
Ca sĩ Hoàng Oanh và “một ngày về thăm (gần) đất mẹ” tại Paris By Night 130 ở Singapore
Bàn Tròn Âm Nhạc

Ca sĩ Hoàng Oanh và “một ngày về thăm (gần) đất mẹ” tại Paris By Night 130 ở Singapore

Trung tâm Thúy Nga, sau 44 năm viễn xứ, và 36 năm tái lập tại Paris, lần đầu tiên chương...

by admin
November 25, 2019
Cuộc sống bình dị đằng sau ánh hào quang của ca sĩ Hoàng Oanh
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc sống bình dị đằng sau ánh hào quang của ca sĩ Hoàng Oanh

Có thể nói Hoàng Oanh là điển hình của một nữ nghệ sĩ dù nổi tiếng nhưng vẫn giữ được...

by admin
November 6, 2019
Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Hoàng Oanh – Một huyền thoại của nhạc vàng
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Hoàng Oanh – Một huyền thoại của nhạc vàng

Ca sĩ Hoàng Oanh là một trong những ca sĩ tiên phong hát dòng nhạc vàng từ thập niên 1960...

by admin
November 5, 2019
Next Post
Sơn Ca

Sơn Ca

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Những ca khúc viết về MẸ nổi tiếng nhất được sáng tác trước năm 1975

Đính chính những giai thoại không đúng về cuộc đời nhạc sĩ Đoàn Chuẩn

Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên tâm tình về sự nghiệp sáng tác tình ca qua bài phỏng vấn 30 câu

“Biên cương lá rơi Thu Hà em ơi…” – Võ Đông Sơ và Bạch Thu Hà là ai?

Những bài hát thiếu nhi quen thuộc ở miền Nam trước 1975

Nhà văn Mai Thảo viết về danh ca Thái Thanh năm 1971

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc Nhìn Những Mùa Thu Đi (Trịnh Công Sơn)

Sự thật đằng sau bài nhạc thất tình nổi tiếng “Đoạn Tái Bút” của Chế Linh

Những giai thoại về hoàn cảnh sáng tác các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Ca khúc “Bài Tình Ca Mùa Đông” (Trầm Tử Thiêng) – Cuộc tình 10 năm chìm trong giá băng mùa đông

Nỗi lòng của Nguyễn Văn Khánh

Nữ thi sĩ Minh Đức Hoài Trinh và nhạc Phạm Duy

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.