ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc

Ca khúc “Xóm Đêm” (Phạm Đình Chương) – Bức tranh của một xóm nghèo Sài Gòn thập niên 1950

2021/05/16
0
Ca khúc “Xóm Đêm” (Phạm Đình Chương) – Bức tranh của một xóm nghèo Sài Gòn thập niên 1950

Thập niên 1950, vào thời điểm tân nhạc bắt đầu phát triển mạnh mẽ ở miền Nam, có 3 ca khúc nói về tầng lớp lao động bình dân, thực tả được bức tranh màu xám của vùng ven Sài Gòn với những cảnh đời nghèo khó tồn tại bên cạnh sự phồn hoa rực rỡ của anh đèn đô thị, đó là Kiếp Nghèo (nhạc sĩ Lam Phương), Phố Buồn (nhạc sĩ Phạm Duy), và Xóm Đêm (nhạc sĩ Phạm Đình Chương).

Nhạc sĩ Phạm Đình Chương sáng tác rất đa dạng, từ những bài ca giàu tình cảm như Mộng Dưới Hoa, Thuở Ban Đầu, những bài hát tươi vui như Sáng Rừng, Tiếng Dân Chài, Ly Rượu Mừng, Đón Xuân… Sang đến thập niên 1960-1970, sau sự đổ vỡ hôn nhân thì nhạc của Phạm Đình Chương bắt đầu nhuốm màu buồn tan tác chia ly, như là Đêm Cuối Cùng, Người Đi Qua Đời Tôi, Nửa Hồn Thương Đau…

Bài Xóm Đêm được sáng tác vào giai đoạn mà nhạc của Phạm Đình Chương vẫn còn rực màu tươi sáng vào thập niên 1950, nên dù viết về cảnh đời khó khăn nhưng vẫn tràn ngập niềm tin yêu và lạc quan yêu đời.

Đường về canh thâu.
Đêm khuya ngõ xâu như không mầu,
qua phên vênh có bao mái đầu
hắt hiu vàng ánh điện câu.

Xem bài khác

Những giọng hát tiên phong của nhạc vàng bolero Việt Nam

Tặng “bông” cho ca sĩ/tài tử có từ khi nào?

Đây cũng là một ca khúc có giai điệu bolero hiếm hoi của nhạc sĩ Phạm Đình Chương, và cũng là một trong những bài hát giai điệu bolero đầu tiên của tân nhạc. Tuy là bolero nhưng màu sắc của bài hát khác hẳn với những ca khúc giai điệu bolero của thập niên 1960 mà người ta thường hình dung

Một số tư liệu (trong đó có wiki) ghi là Xóm Đêm được sáng tác năm 1962. Tuy nhiên thông tin này có vẻ là không đúng, vì trong tập nhạc Phạm Đình Chương phát hành tại hải ngoại ghi rõ năm sáng tác là 1955, gần như cùng thời điểm với Kiếp Nghèo của Lam Phương và Phố Buồn của Phạm Duy (cùng sáng tác năm 1954).

Xóm Đêm lần đầu được ra mắt khán giả Sài Gòn với ban hợp ca Thăng Long, có sự góp giọng của chính tác giả, rồi sau đó được rất nhiều thế hệ ca sĩ trình bày.


Click để nghe Thái Thanh và Ban Thăng Long hát Xóm Đêm

Gần nửa thế kỷ sau khi bài hát được ra đời, một ca sĩ trẻ là Quang Dũng đã hát lại Xóm Đêm. Thời điểm đó anh là một ngôi sao sáng, một ca sĩ trẻ hát nhạc trữ tình được yêu thích nhất. Cũng từ đó, bài Xóm Đêm, vốn từ lâu bị im tiếng ở thị trường nhạc ở trong nước, bỗng nhiên được khán giả trẻ đón nhận. Giá trị của bài hát này đã được khẳng định xuyên thế kỷ, xứng đáng với tên gọi là ca khúc vượt thời gian. Tuy nhiên khán giả của thế kỷ 21 sẽ không thể nào hình dung được hình ảnh một xóm nghèo thời thập niên 1950, không biết thế nào là “đêm khuya ngõ xâu”, “ánh điện câu” và “phên vênh” nghĩa là gì.

Ca sĩ Quang Dũng đã hát sai câu hát “qua phên vênh có bao mái đầu” thành “qua chênh vênh có bao mái đầu”, làm cho câu hát trở thành tối nghĩa.

tấm “phên”

“Phên” là tấm che được đan bằng tre, những nhà nghèo thời những năm 1950 ở một xóm nhỏ nghèo, nhiều vách nhà được che bằng tấm phên (còn gọi là nhà vách nứa), lâu ngày mưa nắng làm tấm phên bị cong vênh lên tạo thành một khe hở. Trong một lần bước chân lang thang qua xóm nhỏ, nhạc sĩ nhìn qua khe “phên bị vênh” ấy của một vách nhà nghèo, thấy có những mái đầu trong 1 gia đình đông con chụm lại dưới ánh đèn “hắt hiu vàng ánh điện câu”.

Đêm khuya ngõ xâu như không mầu,
qua phên vênh có bao mái đầu
hắt hiu vàng ánh điện câu.

Câu hát đắt giá này có tới 3 chi tiết có thể gây khó hiểu cho khán giả trẻ. Nhiều người tưởng là “ngõ sâu”, nhưng thực chất, nếu xem lại tất cả các tờ nhạc đã phát hành, cả trước và sau 1975, thì thấy đều ghi là “ngõ xâu”. Có thế nói đó là câu hát ngắn gọn nhất để mô tả những quanh co hẻm nhỏ trong xóm nghèo đan xâu chằng chịt vào nhau. Bấy giờ có khi cả xóm mới có một công tơ điện, mỗi nhà chỉ câu nhờ một bóng đèn vàng võ hắt hiu, nên tác giả gọi là “ánh điện câu”. Dòng “điện câu” thường rất yếu, những ngọn đèn vẫn sáng lên, nhưng là một thứ ánh sáng yếu ớt, vàng vọt!…

Đường dài không bóng.
Xa nghe tiếng ai ru mơ mòng.
Mưa rơi rơi xóa lối đi mòn.
Có đôi lòng vững chờ mong.

Ai chia tay ai đầu xóm vắng im lìm.
Ai rung lên tia mắt ngàn câu êm đềm.
Mong sao cho duyên nghèo mai nắng gieo thêm.
Đẹp kiếp sống thêm.

Màn đêm tịch liêu.
Nghe ai thoáng ru câu mến trìu.
Nghe không gian tiếng yêu thương nhiềụ
Hứa cho đời thôi đìu hiu.

Đêm tha hương ai vọng trông.
Đêm cô liêu chinh phụ mong.
Đêm bao canh mưa âm thầm,
Theo gió về khua cơn mộng,
hẹn mai ánh xuân nồng.

Cho nên đêm còn dậy hương,
để dìu bước chân ai trên đường,
để nhìn xóm khuya không buồn
vì người biết mang tình thương.

Thời điểm năm 1955, nỗi niềm tha hương là thứ gây ám ảnh nhất đối với những người di cư trong tâm trạng nhớ thương về cố xứ. Bản thân nhạc sĩ Phạm Đình Chương cũng là một người di cư, nên hơn ai hết, ông thấu hiểu điều đó đến tận cùng:

Đêm tha hương ai vọng trông.
Đêm cô liêu chinh phụ mong.


Click để nghe danh ca Anh Ngọc hát Xóm Đêm trước 1975

Cũng giống như ca khúc Kiếp Nghèo của nhạc sĩ Lam Phương có hình ảnh “Êm êm tiếng hát ngân nga ôi lời mẹ hiền ru thiết tha”, trong bài Xóm Đêm cũng có bóng dáng của mẹ hiền. Trong đêm tối tăm của xóm nhỏ nghèo, trong cái vàng hắt hiu của ánh điện kia lại thấy bừng sáng lên tiếng ru nghe thật trìu mến của người mẹ – vốn cũng là người cô phụ có chồng phải xa nhà. Họ chia tay nhau nơi đầu xóm vắng, trao đổi với nhau bằng đôi mắt muốn nói lên ngàn lời thương yêu, hứa hẹn đôi lòng vững niềm đợi mong nhau và hy vọng ngày mai sẽ có nắng ấm về làm đẹp mối duyên nghèo.

Đông Kha
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

Tags: phạm đình chương
ShareTweetPin

Xem bài khác

Nghe lại những bản thu âm hiếm trước 1975 của ca sĩ Hoài Bắc (tức nhạc sĩ Phạm Đình Chương)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nghe lại những bản thu âm hiếm trước 1975 của ca sĩ Hoài Bắc (tức nhạc sĩ Phạm Đình Chương)

Nhạc sĩ Phạm Đình Chương là một trong những tên tuổi lớn nhất của tân nhạc Việt Nam. Ông bắt...

by admin
August 22, 2021
Ca khúc Tiếng Dân Chài (Phạm Đình Chương) và bức tranh tuyệt đẹp của người cần lao miền biển
Cảm xúc âm nhạc

Ca khúc Tiếng Dân Chài (Phạm Đình Chương) và bức tranh tuyệt đẹp của người cần lao miền biển

Tiếng Dân Chài là một trong những ca khúc đầu tiên trong sự nghiệp của nhạc sĩ Phạm Đình Chương,...

by admin
August 22, 2021
“Đêm Cuối Cùng” – Ca khúc khởi đầu giai đoạn sáng tác “bi ca” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương
Cảm xúc âm nhạc

“Đêm Cuối Cùng” – Ca khúc khởi đầu giai đoạn sáng tác “bi ca” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương

Ca khúc Đêm Cuối Cùng được nhạc sĩ Phạm Đình Chương sáng tác vào đầu thập niên 1960, khởi đầu...

by admin
August 21, 2021
Ca khúc “Thuở Ban Đầu” và mối tình nhạc sĩ Phạm Đình Chương – Khánh Ngọc
Bàn Tròn Âm Nhạc

Ca khúc “Thuở Ban Đầu” và mối tình nhạc sĩ Phạm Đình Chương – Khánh Ngọc

Trong danh sách những tình khúc nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Phạm Đình Chương, người ta thường nhắc nhiều...

by admin
May 23, 2021
Nhạc sĩ Phạm Đình Chương và dòng thơ Thanh Tâm Tuyền
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nhạc sĩ Phạm Đình Chương và dòng thơ Thanh Tâm Tuyền

Nếu như ở ngày nay, thể thơ tự do không còn là điều lạ với những người yêu thơ, thì...

by admin
March 22, 2021
Bài “Đệ nhất Xuân ca” Ly Rượu Mừng (Phạm Đình Chương) và truyền thống đón Tết của người Việt
Cảm xúc âm nhạc

Bài “Đệ nhất Xuân ca” Ly Rượu Mừng (Phạm Đình Chương) và truyền thống đón Tết của người Việt

Trong dòng chảy tân nhạc Việt từ thuở được hình thành cho đến nay, những ca khúc viết về mùa...

by admin
February 13, 2021

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê minh bằng lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.