ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Cảm xúc âm nhạc

Nhân sinh quan của nhạc sĩ Hoài Linh qua bài hát “Những Chuyến Xe Trong Cuộc Đời”

2019/07/20
in Cảm xúc âm nhạc
Nhân sinh quan của nhạc sĩ Hoài Linh qua bài hát “Những Chuyến Xe Trong Cuộc Đời”

Trong dòng nhạc vàng miền nam phát triển cực thịnh từ thập niên 1960 đã ghi nhận rất nhiều ca khúc nổi tiếng ở nhiều chủ đề khác nhau: nhạc tình yêu, nhạc quê hương, nhạc lính… Một trong số những chủ đề có nhiều ca khúc được yêu thích đó là chủ đề về tình người và tình đời, thể hiện những trăn trở về một kiếp nhân sinh.

Trong chủ đề bài hát này, có thể nhắc đến “Thói Đời” và “Chắp Tay Lạy Người” của nhạc sĩ Trúc Phương, “Vầng Trán Suy Tư” của nhạc sĩ Thanh Sơn và đặc biệt là ca khúc “Những Chuyến Xe Trong Cuộc Đời” của nhạc sĩ Hoài Linh.

Nhạc sĩ Hoài Linh đã nổi tiếng với tài đặt lời cho các ca khúc bất tử theo thời gian như Chuyến Tàu Hoàng Hôn, Nỗi Buồn Gác Trọ, Một Chuyến Bay Đêm hay là Quán Nửa Khuya. Những ca từ trong bài hát được nhạc sĩ Hoài Linh chọn lọc có thể xem là những từ rất đắt giá, và nội dung bài hát cũng thể hiện được “nhân sinh quan” của tác giả. Nhạc phẩm Những Chuyến Xe Trong Cuộc Đời được ông sáng tác vào khoảng cuối thập niên 1960 và đã được ca sĩ Giáng Thu trình bày trong dĩa Sóng Nhạc.


Click để nghe Giáng Thu hát

Lời bài hát có những ẩn dụ về “những chuyến xe” mà ai cũng phải đi qua trong cuộc đời. Ban đầu là chuyến xe từ lòng nôi, sau đó là xe hoa, rồi kết thúc đời người bằng chuyến xe tang. Thông qua bài hát, nhạc sĩ cũng thể hiện quan điểm rằng cuộc đời là vô chừng, không ai có thể biết được chuyện tương lai mai sau.

Xem bài khác

Ca khúc Kiếp Dã Tràng của nhạc sĩ Từ Công Phụng – Khi chuyện tình giống như loài dã tràng xe cát

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của bài hát “Nếu Một Mai Em Sẽ Qua Đời” (nhạc sĩ Phạm Duy)

Chuyến xe đầu đưa người từ lòng nôi
Vào dương thế chơi vơi
Tay không hành lý ngước nhìn về tương lai
Ngỡ ngàng lên tiếng khóc cười,
Thay cho lời đầu tiên người nói…

Tháng năm dài, vui buồn tuổi chồng thêm ngọt cay cũng mau quen,
Xe loan nhiều chuyến cát bụi mòn chân đen
Sang giàu may mắn phút đầu hay nghiêng đổ gẫy đôi ba cầu.

Khi được sinh ra, từ một đứa bé chỉ biết khóc với cười để bày tỏ, rồi trải qua những “tháng năm dài, vui buồn tuổi chồng thêm, ngọt cay cũng mau quen”, chuyến xe cuộc đời đã “lăn nhiều chuyến” làm cho đời người trở thành “cát bụi mòn chân đen” theo thời gian. Nhạc sĩ đã thấy được sự đứt gãy của dòng đời, những phù du của một số kiếp, và những hào quang danh lợi hay phú quý cũng chỉ là hư vô mà thôi: “sang giàu may mắn phút đầu hay nghiêng đổ gãy đôi ba cầu”.

Xe hoa đưa người êm ấm tình nồng
Em anh nên đôi vợ chồng
Se tơ hồng một duyên hai bóng

Duyên ưa có người chỉ một xe đầu
Có người vài lần thương đau
Có người chẳng bao giờ đâu.

Phần điệp khúc của bài hát là những suy tư về chuyện tình duyên ở trên đời. Chuyến xe tiếp theo chính là “xe hoa đưa người êm ấm tình nồng” và được “nên đôi vợ chồng”. Tuy nhiên, không phải ai cũng được may mắn như vậy, bởi vì “có người chỉ một xe đầu, có người vài lần thương đau, có người chẳng bao giờ đâu”. Người may mắn thì chỉ ngồi một chuyến xe hoa duy nhất trong đời, người trắc trở thì phải qua nhiều chuyến, hoặc cũng có thể là không bao giờ có được chuyến xe nào.

Sáng trưa chiều khi tuổi đời nặng gieo
Vòng tay cũng xuôi theo
Công danh ngày ấy giấc mộng tình hôm nay
Cũng về như chiếc lá gầy
Xe đơn lạnh tiễn ai trong này.

Đoạn cuối của bài hát là sự kết thúc một vòng đời với chuyến xe cuối cùng – xe tang: “Sáng trưa chiều, khi tuổi đời nặng gieo, vòng tay cũng xuôi theo”. Đến lúc nào đó rồi cuộc đời cũng khép lại và mọi thứ sẽ trở lại với hư vô, khi đó những công danh có được, những sự tranh đoạt miệt mài của cả một đời cũng sẽ thành không: “Công danh ngày ấy, giấc mộng tình hôm nay cũng về như chiếc lá vàng, xe đơn lạnh tiễn đưa hai hàng”.

Khi nghe lại bản thu âm của ca sĩ Giáng Thu hát trước năm 1975, ngay ở phần đầu, phần hòa âm là tiếng chuông gõ và những âm thanh như là một lời cầu kinh. Tiếng chuông não lòng như réo gọi hồn người, làm cho người nghe chợt rùng mình. Rồi Giáng Thu bắt đầu cất tiếng với giọng hát sắc lẹm trên nền nhạc u uẩn đó:

Chuyến xe đầu đưa người từ lòng nôi
Vào dương thế chơi vơi…

Khi nghe lại các phiên bản sau 75, nhiều ca sĩ lại hát thành: “vào hư thế chơi vơi…” làm người biết rất băn khoăn không biết “hư thế” là gì. Bài hát còn có rất nhiều chỗ bị các ca sĩ sau này hát sai, thí dụ như:

Tháng năm dài, vui buồn tuổi chồng thêm
Ngọt cay cũng mau quen…

Nhiều ca sĩ lại hát thành “mau quên”, làm mất đi cái ý nghĩa của bài hát là tác giả muốn nói về việc rồi con người sẽ nhanh chóng trưởng thành và quen với những vui buồn trong cuộc sống.

Sáng trưa chiều khi tuổi đời nặng gieo
Vòng tay cũng xuôi theo…

Ở đoạn này có ý nghĩa là khi ở tuổi về chiều, tuổi đời chồng chất cho đến ngày nhắm mắt xuôi tay. Nhưng có rất nhiều ca sĩ hát sai thành một câu rất khó hiểu và không ăn nhập gì với nghĩa của đoạn cuối: Sáng trưa chiều khi tuổi đời MĂNG NON…

Trong lời gốc in trong tờ nhạc được nhà xuất bản Minh Phát phát hành, đoạn cuối của bài hát được chép là:

Công danh ngày ấy
giấc mộng tình hôm nay
cũng về như chiếc lá vàng

xe đơn lạnh tiễn đưa hai hàng…

Đoạn nhạc mô tả cái lạnh lùng, ma mị của một chuyến xe tang hai hàng, đưa người rụng xuống như một chiếc lá vàng. Nào là công danh, tình ái, nào còn có nghĩa gì đâu.

Tuy nhiên trong tất cả các bản thu âm bài hát này, kể cả Giáng Thu hát trước 1975, lời mà ca sĩ hát đều có sự sai khác một chút so với lời được in trong tờ nhạc:

Công danh ngày ấy
giấc mộng tình hôm nay
cũng về như chiếc lá GẦY

xe đơn lạnh tiễn AI TRONG NÀY…

Có thể nói, ca từ nhạc sĩ Hoài Linh sử dụng đều có những tầng nghĩa rất đặc sắc và thú vị. Đó là tài năng đã làm nên dòng nhạc của nhạc sĩ Hoài Linh mà đến bây giờ các nhạc phẩm của ông vẫn mãi là vô giá.

Đây là một bài hát buồn, phần hòa âm của bản thu trước 75 càng làm cho bài hát buồn thêm. Tuy nhiên đằng sau cái buồn đó là lời nhắc nhở của tác giả đến mọi người, biết trân trọng cuộc sống hiện tại và cố gắng sống tốt hơn. Những Chuyến Xe Trong Cuộc Đời không chỉ đơn thuần là một bài nhạc nghe để giải trí, mà còn thể hiện nhân sinh quan của tác giả về cuộc sống, là những giá trị nhân văn mà tác giả để lại cho đời.

Bài: Trần Tuệ Minh Hiếu & Đông Kha
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

Tags: hoài linh
Share1383TweetPin

Xem bài khác

Ca khúc “Lá Thư Không Gửi” của nhạc sĩ Hoài Linh và lần hát song ca hiếm hoi của ca sĩ Thanh Thúy
Cảm xúc âm nhạc

Ca khúc “Lá Thư Không Gửi” của nhạc sĩ Hoài Linh và lần hát song ca hiếm hoi của ca sĩ Thanh Thúy

Trong sự nghiệp âm nhạc lừng lẫy kéo dài đã hơn 60 năm của ca sĩ Thanh Thúy, khán giả...

by admin
April 30, 2021
Ca khúc “Sầu Tím Thiệp Hồng” (nhạc sĩ Hoài Linh & Minh Kỳ) và dấu ấn của đôi song ca Giao Linh – Tuấn Vũ thập niên 1990
Cảm xúc âm nhạc

Ca khúc “Sầu Tím Thiệp Hồng” (nhạc sĩ Hoài Linh & Minh Kỳ) và dấu ấn của đôi song ca Giao Linh – Tuấn Vũ thập niên 1990

Trong làng nhạc Sài Gòn đầu thập niên 1960, nhạc sĩ Hoài Linh nổi tiếng với biệt tài viết lời...

by admin
April 30, 2021
Ca khúc “Về Đâu Mái Tóc Người Thương” – Tuyệt phẩm nhạc vàng đẹp như tranh vẽ của nhạc sĩ Hoài Linh
Cảm xúc âm nhạc

Ca khúc “Về Đâu Mái Tóc Người Thương” – Tuyệt phẩm nhạc vàng đẹp như tranh vẽ của nhạc sĩ Hoài Linh

Nhạc sĩ Hoài Linh nổi tiếng từ thập niên 1950-1960 với rất nhiều những ca khúc có ca từ mượt...

by admin
April 30, 2021
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Hoài Linh (1925-1995) – Tác giả của Về Đâu Mái Tóc Người Thương, Sầu Tím Thiệp Hồng, Căn Nhà Màu Tím…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Hoài Linh (1925-1995) – Tác giả của Về Đâu Mái Tóc Người Thương, Sầu Tím Thiệp Hồng, Căn Nhà Màu Tím…

Trong hàng trăm nhạc sĩ danh tiếng của thể loại nhạc vàng, nếu kể tên những tên tuổi lớn nhất...

by admin
April 29, 2021
Hoàn cảnh sáng tác bài “Chuyến Tàu Hoàng Hôn” (Minh Kỳ & Hoài Linh): “Tà dương khuất trong sương là mỗi lần ngóng chờ…”
Cảm xúc âm nhạc

Hoàn cảnh sáng tác bài “Chuyến Tàu Hoàng Hôn” (Minh Kỳ & Hoài Linh): “Tà dương khuất trong sương là mỗi lần ngóng chờ…”

Trong tâm thức của nhiều người, nếu có hình ảnh nào mà khi nhắc tới là đều gợi lên một...

by admin
February 17, 2021
Những mùa Xuân buồn trong ca khúc “Xuân Muộn” của nhạc sĩ Hoài Linh – “Lại thêm Xuân nữa gieo nhẹ vào mái đầu…”
Cảm xúc âm nhạc

Những mùa Xuân buồn trong ca khúc “Xuân Muộn” của nhạc sĩ Hoài Linh – “Lại thêm Xuân nữa gieo nhẹ vào mái đầu…”

Nhắc đến mùa Xuân trong âm nhạc, người ta dễ liên tưởng đến cảnh sắc xuân thì lộng lẫy, lóng...

by admin
February 4, 2021
Next Post

Tản mạn về nét đẹp thiếu nữ Sài Gòn xưa

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Nhạc Phạm Duy, tiếng hát Duy Quang và bộ “tam khúc” Nguyễn Tất Nhiên

Nghe lại 20 ca khúc hay và buồn nhất của Giao Linh (thu âm trước 1975)

Đôi nét về Cẩm Hường – Bóng hồng một thuở trong nhạc Lam Phương: Bài Tango Cho Em, Mùa Thu Yêu Đương…

Câu chuyện cảm động về ca sĩ Ngọc Lan qua ký ức của một người “em trai”

Bài báo về ca sĩ Thiên Trang hơn 50 năm trước (1970)

Bút ký Trúc Mai – Đời sống văn nghệ ở Saigon thập niên 1950 – 1960

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác của “Ai Về Sông Tương” (Thông Đạt) – Sông Tương là con sông nào?

Gửi gió cho mây ngàn bay…

Hoàn cảnh sáng tác 2 ca khúc Đường Tình Đôi Ngả và Tình Nào Trong Mắt Em (nhạc sĩ Ngân Giang)

Thúy Đã đi rồi…

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Nỗi Buồn Hoa Phượng” (Thanh Sơn) – “Mỗi lần hè thêm kỷ niệm, người xưa biết đâu mà tìm…”

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Thu, Hát Cho Người” (Vũ Đức Sao Biển) – Mùa thu nào cho người về thăm bến xưa? –

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.