ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc

Nghe lại 10 ca khúc làm nên tên tuổi ca sĩ Don Hồ

2021/02/22
in Bàn Tròn Âm Nhạc
Nghe lại 10 ca khúc làm nên tên tuổi ca sĩ Don Hồ

Trong làng nhạc hải ngoại nói riêng và âm nhạc Việt Nam nói chung, giọng hát của Don Hồ rất đặc biệt, khác biệt với tất cả các cả các thế hệ ca sĩ trước đó và cả sau này.

Suốt hơn 30 năm ca hát, Don Hồ đã tạo lập được một vị trí riêng của mình, được xem là một trong những nam ca sĩ thành công nhất của làng nhạc hải ngoại. Mời các bạn nghe lại những bài hát được yêu thích nhất qua giọng hát Don Hồ.

Trái Tim Mùa Đông

Một ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Trúc Hồ, ban đầu được mang tên là Trái Tim Khô. Don Hồ đã hát bài này trên Asia số 6 năm 1994, vào thời điểm anh là ca sĩ ăn khách bậc nhất ở hải ngoại.


Click để nghe Don Hồ hát Trái Tim Mùa Đông

Ta gặp nhau trong muộn màng
Ta gặp nhau trong lỡ làng
Cơn mưa đến sao vội vàng
Như đôi ta xa nhau…

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Trái Tim Ngục Tù

Nếu như Trái Tim Mùa Đông được Hon Hồ hát trên Asia, thì cũng trong cùng năm 1994, có một ca khúc tương tự được anh hát trên sân khấu Paris By Night, đó là Trái Tim Ngục Tù của nhạc sĩ Đức Huy. Vì tên bài hát, lời hát và giai điệu của 2 bài này khá tương đồng, nên đôi khi người ta nhầm lẫn với nhau.


Click để nghe Don Hồ hát Trái Tim Ngục Tù

Anh đã gọi em, lời buồn chân mây
Anh đã chờ em, đến khi lá bay
Anh đã nhiều lần, bắt gặp mình trong gương
Chẳng hiểu vì sao, đời mình mãi lao đao…

Cả 2 bài Trái Tim Mùa Đông và Trái Tim Ngục Tù qua giọng hát Don Hồ đều đã một thời làm mưa làm gió trong thị trường nhạc, không chỉ tại hải ngoại, mà từ giữa thập niên 1990, hầu như quán cafe nào ở trong nước từ thành thị đến vùng quê xa xôi cũng đều mở 2 bài hát này.

Em Hiền Như Masoeur

Bài hát của nhạc sĩ Phạm Duy phổ từ thơ Nguyễn Tất Nhiên đã nổi tiếng với giọng hát nhẹ nhàng tình cảm của Duy Quang từ trước năm 1975. Tuy nhiên khi Don Hồ hát lại bài hát này trên sân khấu Paris By Night năm 1993, giọng hát tự tin và phóng khoáng của anh đã thực sự thổi vào nét mới lạ cho Em Hiền Như Masoeur. Đây cũng là một trong những bài nhạc Việt Nam đầu tiên mà Don Hồ trình bày, trước đó anh chủ yếu hát nhạc nước ngoài.


Click để nghe Don Hồ hát Em Hiền Như Masoeur

Đưa em về dưới mưa, nói năng chi cũng thừa
Như mưa đời phất phơ, chắc ta gần nhau chưa?
Tay ta từng ngón tay, vuốt tóc em lưng dài
Đôi ta vào quán trưa, nhắc nhau tình phôi pha.

Tình Khúc Buồn

Sau khi hát những bài nhạc Việt Nam đầu tiên như Người Tình Trăm Năm, Thiên Đàng Ái Ân và Em Hiền Như Masoeur, ca sĩ Don Hồ thử sức với một ca khúc rất trữ tình của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên là Tình Khúc Buồn và rất được yêu thích. Từ thành công với ca khúc này, thời gian sau đó anh bắt đầu chuyển sang hát nhiều bài tình ca tương tự, bên cạnh dòng nhạc trẻ sở trường.


Click để nghe Don Hồ hát Tình Khúc Buồn

Em như một nụ hồng cầu mong chẳng lạnh lùng.
Em như một ngày mộng mà ta hằng ngại ngùng,
Sẽ ru ta nghìn nhớ, một ngày thoáng mây đưa.
Chuyện tình đã như mơ…

Vì Tôi Là Linh Mục

Bài hát này đã được Khánh Ly hát đầu tiên trước năm 1975, tuy nhiên phiên bản hay nhất của Vì Tôi Là Linh Mục có lẽ là qua giọng hát rất đặc biệt của Don Hồ.


Click để nghe Don Hồ hát Vì Tôi Là Linh Mục

Vì Tôi Là Linh Mục được nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang phổ từ thơ Nguyễn Tất Nhiên này nhắc tới một linh mục, không phải là vị linh mục của nhà thờ, một con chiên ngoan đạo của Thiên Chúa Giáo, mà đó là một con chiên cuồng tín của “Tình Yêu”, chọn hiến thân mình cho tình yêu, rao “giảng lời tình nhân gian”. Vậy nên, vị “linh mục” đó chẳng có một chút tín lý, đức tin, chuẩn mực nào của người tu đạo:

Vì tôi là linh mục
Không mặc chiếc áo dòng
Nên suốt đời hiu quạnh
Nên suốt đời lang thang.

Vì tôi là linh mục
Có được một tín đồ
Nhưng không là thánh thần
Nên tín đồ đi hoang…

Mùa Thu Đông Kinh

Đông Kinh là tên mà người Việt ngày xưa thường gọi thủ đô Tokyo của xứ Phù Tang (Nhật Bản). bài hát này được nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ sáng tác từ cảm xúc sau nhiều lần dẫn đoàn văn nghệ Việt Nam đến biểu diễn nghệ thuật tại đây. Bài hát có giai điệu và lời ca đậm chất ngũ cung của Nhật Bản, với hình ảnh đặc trưng của Nhật: Các loại đàn koto, shamisen của những cô Geisha trong bộ áo kimono.


Click để nghe Don Hồ hát Mùa Thu Đông Kinh

Lạc trong Đông Kinh
vừa khi mùa thu gieo thương nhớ
làm tôi ngẩn ngơ nhìn

Qua hồn thơ chiếc áo buồn kimono
Đôi thiên nga trong hồ cô Geisha trên bờ
thiết tha trong mong chờ…

Đàn Bà

Ca khúc Đàn Bà là một trong những bài hát nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Song Ngọc sáng tác năm 1975. Qua giọng hát của Don Hồ, bài hát trở thành tiếng thở dài than oán của biết bao nhiêu người đàn ông si tình và bị phụ tình:

Đã từ lâu tôi vẫn thường trong bóng đêm
Mang nỗi buồn không biết tên
Tôi đã thầm thề mây hẹn gió.

Tôi muốn lánh xa chuyện đời
Tôi muốn quên đi loài người
Tôi ước mơ trong cuộc đời không có đàn bà.


Click để nghe Don Hồ hát Đàn Bà

Người Về Từ Lòng Đất

Một bài hát đầy chất ma quái liêu trai của nhạc sĩ Quốc Dũng, là chuyện một người trai đã qua đời muốn trở về thăm người yêu trong một đêm mưa giông bão bùng:

Đêm nay nơi thâm sâu âm u
từng cơn gió lùa bên muôn cây reo vi vu
Tựa như tiếng than vãn bao đau thương miên man suốt trong đêm trường…


Click để nghe Don Hồ hát Người Về Từ Lòng Đất

Rồi Có Một Ngày

Bài hát ít người biết đến của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, một bài hát rất buồn nói về buổi tiễn đưa chính mình vào lòng đất:

Rồi có một ngày, một ngày tôi xuôi tay nhắm mắt
Theo chiếc xe tang hai hàng ngựa trắng đi đầu.
Rồi có một ngày, một ngày hồn tôi tiêu điều
Điệu đàn và lời ca sầu héo giữa nơi nghĩa trang đìu hiu…


Click để nghe Don Hồ hát Rồi Có Một Ngày

Dù Nắng Có Mong Manh

Một trong những sáng tác tiêu biểu của nhạc sĩ Anh Bằng thời kỳ sau năm 1975, nổi tiếng qua giọng hát Don Hồ:


Click để nghe Don Hồ hát Dù Nắng Có Mong Manh

Trên bước chân say
Ta nghe tiếng phôi phai
Những đêm dài nhớ em

Xưa đã xa rời
Ôm nhau bước trong mưa
Em lạnh áo gió lùa

Còn lời nào cay đắng
xin cho nhau một lần
Trời còn làm mưa nắng
Men sầu vẫn mênh mang

Tình mặn nồng xưa đó
Mang quá nhiều mưa gió
Trên phím đời băng giá

Bên cạnh 10 bài nhạc Việt tiêu biểu nhất ở bên trên, ca sĩ Don Hồ còn nổi tiếng khi hát những bài nhạc Hoa, nhạc Nhật lời Việt. Thập niên 1990 là thời kỳ vàng son của loại nhạc này, và cho đến nay vẫn còn nhiều người nhớ đến và yêu thích những bài hát như Tình Nhạt Phai, Xa Em Kỷ Niệm, Hãy Sống Cho Tuổi Trẻ.

Mời các bạn nghe lại Don Hồ hát những ca khúc này:


Click để nghe Don Hồ hát Tình Nhạt Phai


Click để nghe Don Hồ hát Xa Em Kỷ Niệm


Click để nghe Don Hồ hát Hãy Sống Cho Tuổi Trẻ

Thời kỳ gắn bó với trung tâm Asia, Don Hồ đã song ca với nhiều nữ ca sĩ, trong đó có Thanh Hà, Lâm Thúy Vân…

Sau đây mời các bạn nghe lại những bài hát song ca ấn tượng nhất của Don Hồ:


Click để nghe Don Hồ và Lâm Thúy Vân song ca Cỏ Úa của nhạc sĩ Lam Phương


Click để nghe Don Hồ và Y Phương song ca Lần Đầu Cũng Là Lần Cuối của Lê Minh Bằng

Sau đây là video tuyển chọn những bài hát nổi tiếng nhất của Don Hồ dài hơn 1 tiếng đồng hồ:


Click để nghe Don Hồ Collection

Đông Kha (nhacxua.vn) biên soạn

Tags: don hồ
ShareTweetPin

Xem bài khác

Tiểu sử ca sĩ Don Hồ – Từ cậu bé lạc lõng xứ người trở thành hiện tượng âm nhạc hải ngoại
Bàn Tròn Âm Nhạc

Tiểu sử ca sĩ Don Hồ – Từ cậu bé lạc lõng xứ người trở thành hiện tượng âm nhạc hải ngoại

Có thể nói Don Hồ là một trong những nam ca sĩ nổi tiếng nhất của làng nhạc hải ngoại...

by admin
March 20, 2019
Next Post
Cuộc đời và sự nghiệp của nữ ca sĩ Minh Hiếu

Cuộc đời và sự nghiệp của nữ ca sĩ Minh Hiếu

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Nghe lại những ca khúc được yêu thích nhất của Ngô Quốc Linh vào thập niên 2000

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Trần Trịnh – Từ “Lệ Đá” đến “huyền thoại Trịnh Lâm Ngân”

Đọc lại nhật ký của danh ca Thái Thanh hơn 60 năm trước

Nghe lại những ca khúc nổi tiếng nhất của nhóm Lê – Minh – Bằng

Thùy Dương – Giọng ca quyến rũ và những niềm tâm sự khép kín

Cuộc đời và sự nghiệp “Nữ hoàng sân khấu” Thanh Nga – Một đời tài hoa và bạc mệnh

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác “Đêm Lang Thang” – Chuyện tình buồn của nhạc sĩ Vinh Sử: “Bước lang thang qua từng vỉa hè”

Ca khúc “Cho Người Tình Lỡ” và chuyện tình buồn như tiểu thuyết của nhạc sĩ Hoàng Nguyên: “Khóc mà chi yêu thương qua rồi…”

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Tình Lỡ (Thanh Bình) – “Có còn lại chăng dư âm thôi…”

Hoàn cảnh sáng tác chùm ca khúc “Nhớ Người Yêu” của nhạc sĩ Giao Tiên

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc “Cho Lần Cuối” (Lê Uyên Phương) – Dự cảm chia xa của một mối tình cuồng mê

Hoàn cảnh sáng tác bài “Tiễn Đưa” (Nguyên Sa – Song Ngọc) – “Người về đêm nay hay đêm mai…”

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.